Nông nghiệp là một ngành quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay. Trong nông nghiệp, đất đai quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm nông sản. Chỉ khi đất trồng của bạn màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng thì cây mới có thể phát triển tốt. Còn không, nếu như đất gặp phải những vấn đề như nghèo kiệt, bạc màu, đất mặn, đất chua,.. thì sẽ rất khó khăn trong việc làm vườn. Và một trong số những tình trạng mà nhiều bà con gặp phải hiện nay đó chính là đất mặn. Muối cực kỳ gây hại cho cây trồng, nhưng làm sao để ta loại bỏ được muốn trong đất? Để giải quyết vấn đề này, Giá Thể xin gửi đến bà con nông dân 3 cách cải tạo đất mặn hiệu quả nhé!

Đất mặn là đất như thế nào?

3 cách cải tạo đất mặn hiệu quả mà bà con nông dân cần biết

Đất mặn là đất như thế nào?

Đất mặn có nghĩa là đất bị nhiễm mặn. Hay cụ thể hơn đó là loại đất có sự tồn tại của những loại muối ở dạng hòa tan với nồng độ cao hơn bình thường. Bởi lâu ngày không bị rửa trôi do vậy mà càng ngày đất càng tích tụ nhiều. Từ đó đất mặn được hình thành. Loại đất này cực kỳ gây hại và ảnh hưởng xấu đến chất lượng, sự phát triển của cây trồng.

Điều gì hình thành nên đất mặn?

Trong nông nghiệp, thường thì sẽ có 2 nguyên nhân chủ yếu làm đất nhiễm mặn sau đây:

  • Thứ nhất là nguyên nhân khách quan

Đó là bởi quá trình tự nhiên tự gây ra mà không có sự tác động của con người. Ví dụ như trong phong hóa vật lý và trầm tích địa lý nước ngầm cũng sẽ tạo ra sự tích tụ muối trong đất. Ngoài ra, nếu đất nhiễm mặn từ biển thì là do nước biển dâng lên cao, đồng thời nước biển chảy theo các đường sông, nước ngầm vào sâu trong nội địa. Ở những vùng mà đất khô cằn, nước sẽ không thoát hơi được và cũng không có mưa để rửa trôi đất. Do vậy mà đất sẽ bị nhiễm mặn bởi những điều như trên.

  • Thứ hai là nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân này là chính do con người tạo nên trong quá trình họ sống và canh tác. Chính những hoạt động của họ đã tác động xấu vào đất do vậy mà đất bị nhiễm mặn. Cụ thể khi sản xuất, bà con thường tưới tiêu nhưng lại không đúng cách. Bởi ta thường lấy nước trực tiếp từ những con sông, mà nước này thì lại chứa muối. Cây trồng sẽ không thể nào xử lý hết được một lượng muối lớn như vậy. Cho nên, chính lượng muối thừa còn lại làm cho đất của bạn bị nhiễm mặn đấy!

Đứng trước tình hình khó khăn trên, bà con không còn cách nào khác và buộc phải tiến hành cải tạo đất mặn. Nhưng ta nên cải tạo bằng cách nào mới hiệu quả nhất? Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Và không để bà con phải đợi lâu, Giá Thể sẽ bật mí ngay đây!

3 cách cải tạo đất mặn hiệu quả mà bà con nông dân cần biết

Cải tạo đất mặn bằng vôi

3 cách cải tạo đất mặn hiệu quả mà bà con nông dân cần biết

Cải tạo đất mặn bằng vôi

Theo mình nghĩ, trong cả 3 cách cải tạo đất mặn thì phương pháp này hẳn là tiết kiệm chi phí cho bà con nhất. Vôi là một nguyên liệu cực kỳ quen thuộc trong nông nghiệp. Khi bạn sử dụng vôi, cây trồng sẽ được giải độc. Đồng thời còn giúp giảm độ mặn và tăng độ độ pH trong đất nữa đấy. Ngoài ra, còn phải tùy vào mức độ đất bị nhiễm mặn mà bạn nên cân nhắc về liều lượng vôi mình sử dụng cho thật hợp lí. Trong trường hợp đất bạn độ chua cao thì nên bón nhiều vôi, còn không thì bón ít vôi lại.

Có thể nói như thế này, nhiều bà con sẽ cảm thấy trừu tượng. Vậy nên Giá Thể sẽ cho bạn một ví dụ để hiểu rõ hơn nhé.

  • pH từ 4,5 đến 5,5: 0,5-1 tấn/1 ha.
  • pH từ 3,5 đến 4,5: 1-2 tấn/1ha.
  • pH dưới 3,5: 2-5 tấn/1ha.

Cải tạo đất mặn bằng canh tác

Phương pháp này là như sau: Bạn hãy tiến hành thay đổi cây trồng sao cho phù hợp với độ nhiễm mặn của đất. Hoặc bạn cũng có thể luận phiên cây trồng, ví dụ như lúa – tôm, lúa – cá,.. đều rất hợp lí. Ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long của nước ta, bà con đã áp dụng mô hình luân canh rất hiệu quả. Tiêu biểu nhất đó là mô hình tôm – sú – lúa. Đây là một giải pháp canh tác mới mẻ, sáng tạo mà chất lượng lại nằm ngoài sức mong đợi.

Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại thì mô hình tôm – lúa ơ một số tỉnh không còn duy trì được nữa. Bởi lẽ, những tỉnh như Kiên Giang bây giờ độ nhiễm mặn của đất đã rất cao rồi. Thế nên. họ đã chuyển sang trồng cỏ cho chăn nuôi. Và mức độ chịu mặn của mô hình này là cao hơn so với trồng lúa nước ban đầu.

Ngoài ra, muốn áp dụng phương pháp canh tác có hiệu quả thì bạn cần phải chú ý đến điều sau đây. Đó là trong quá trình làm đất, bạn phải cày sâu, xới đất thật nhiều lần. Điều này sẽ giúp cho lượng muối tan giảm đi phần mặn đáng kể trong đất trồng! Đây là kinh nghiệm của rất nhiều bà con nông dân để lại đấy nhé.

Cải tạo đất mặn bằng hệ thống tưới nhỏ giọt

3 cách cải tạo đất mặn hiệu quả mà bà con nông dân cần biết

Cải tạo đất mặn bằng hệ thống tưới nhỏ giọt

Phương pháp cải tạo trên sẽ tiến hành bằng một hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, nhằm khắc phục tình trạng nhiễm mặn của đất. Một vài công dụng mà phương pháp này đem lại như sau:

  • Giúp cải thiện quá trình trao đổi nước. Đồng thời còn giúp hút khoáng, thông mạch dẫn, do đó cây sẽ sinh trưởng rất tốt.
  • Nồng độ lân (P) được duy trì liên tục trong đất. Điều này sẽ giúp cho quá trình phosphoryl tạo được năng lượng cho cây trồng và chống lại các tác động nguy hiểm từ mặn.
  • Ngoài ra, phương pháp này còn giúp xử lý đất mặn, cải tạo và phục hồi đất nữa đấy.

Khác với 2 cách cải tạo đất mặn còn lại, phương pháp sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ giúp bà con tiết kiệm nước và phân bón. Nó còn cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng đầy đủ và thiết yếu cho cây trồng. Hơn thế nữa, bạn sẽ không phải lo lắng với cỏ dại hay sâu bệnh bởi chúng sẽ không có điều kiện để sinh sôi, phát triển.

Một điều quan trọng hơn đó là giữa các cây sẽ không có tình trạng bị xói mòn. Khi ta dùng hệ thống tưới tay hay phun sương, có những lúc lượng nước tưới nhiều khiến xói mòn đất. Nhưng với hệ thống nhỏ giọt này thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé.

Và trên đây là 3 cách cải tạo đất mặn hiệu quả mà bà con nông dân cần biết. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ bổ ích đối với bạn. Chúc bạn cải tạo đất thành công và thu về chất lượng nông sản tuyệt vời nhất!

Xem thêm: Công dụng phân bò đối với hoa lan