Gừng là một loại củ gia vị phổ biến, được yêu thích nhờ vào hương vị thơm ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, mọi người có thể chế biến nhiều món ăn với loại củ thông dụng này. Đó cũng là lý do mà trong xu thế thời đại mới, nhiều người yêu thích và ưa chuộng mô hình trồng gừng hữu cơ tại nhà. Bằng cách này, mọi người sẽ tận dụng được diện tích khu vườn còn trống. Đặc biệt hơn, ta sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu mỗi khi vào vườn chăm bón cho cây xanh tốt, khỏe mạnh. Song, nó cũng là một cách hiệu quả để ta chăm sóc cho sức khỏe bản thân, gia đình thân yêu của mình. Vậy thì một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà là gì? Nếu bạn quan tâm về vấn đề này, theo dõi bài viết của giathe.vn để rõ hơn nhé.

Giới thiệu tổng quan về cây gừng – Một vị thuốc Đông Y nổi tiếng

Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà tốt nhất 1

Giới thiệu tổng quan về cây gừng – Một vị thuốc Đông Y nổi tiếng

Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà, cùng tìm hiểu tổng quan về cây gừng nhé. Trong thực tế, gừng không chỉ được biết đến với vai trò là một loại củ gia vị mà nó còn là một vị thuốc Đông Y nổi tiếng. Vậy, cụ thể những đặc điểm của cây là gì?

Gừng vốn thuộc nhóm cây thân thảo, nhỏ và tuổi thọ lâu năm. Chiều cao trung bình mà cây có thể đạt được là từ 0.6 – 1m. Thân rễ khá nạc, có xu hướng phân thành nhiều nhánh, bò ngang. Lá cây hình mác, mọc đối xứng nhau, không có cuống mà chỉ có bẹ. Kích thước lá dao động trong khoảng từ 15 – 20cm và rộng chừng 2cm mà thôi. Đặc biệt có thêm họa tiết ắt mắt là phần gân trắng ở giữa, mùi rất thơm.

Ngoài ra, cây gừng còn có hoa. Trục hoa sẽ bắt đầu xuất phát từ gốc, có độ dài khoảng 20cm, rộng từ 2 -3cm. Mép lưng nổi bật với màu vàng, đài hoa đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn đang hay đã có kinh nghiệm trồng gừng tại nhà thì cũng rõ hơn ai hết loài cây này rất hiếm khi ra hoa.

Toàn bộ thân cây, nhất là ở phần thân rễ sẽ có một mùi thơm đặc trưng và hương vị cay nồng. Thời điểm mà cây sinh trưởng, phát triển, cho củ thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Bỏ túi ngay một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà hiệu quả

Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà tốt nhất 2

Bỏ túi ngay một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà hiệu quả

Cũng như hầu hết các loại thực vật khác, cây gừng cũng cần có một chế độ trồng và chăm sóc sao cho thật phù hợp. Đồng thời đảm bảo đúng kỹ thuật. Cần đáp ứng tốt nhất các nhu cầu thiết yếu của cây trong quá trình mà cây trưởng thành và phát triển. Qua đó mới trở nên xanh tốt, khỏe mạnh và cho năng suất thu hoạch củ cao.

Nước tưới

Trước tiên, điều quan trọng nhất là bạn cần nắm đúng thời gian cây nảy mầm. Thường thì khoảng sau 20 ngày, tính từ ngày trồng thì cây sẽ bắt đầu nảy mầm. Bạn hãy thường xuyên theo dõi, quan sát đợi khi cây đã mọc nhiều lá thì ta sẽ tiến hành tưới nước mỗi ngày 1 lần.

Đồng thời, hãy duy trì chế độ tưới này trong vòng từ 7 – 8 tháng đầu tiên. Bạn cần chắc chắn rằng đất trồng gừng có một mức độ ẩm vừa đủ. Như thế thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng.

Trong quá trình chăm sóc, hãy luôn ghi nhớ: Gừng là cây ưa ẩm. Thế nhưng lại không thể chịu được sự úng nước. Nếu như cây đang trong quá trình điều trị thì ở một vài thời điểm, ta cần chủ động cắt giảm lượng nước tưới. Đây chính là cách để ta phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế dịch hại lây lan.

Ánh sáng

Mọi người có thể trưng chậu gừng ở ngay chính khu vực hiên nhà hoặc là trong phòng của mình đều rất tốt. Tuy nhiên nếu ta trồng ngoài vườn thì sẽ canh tác được nhiều cây hơn, thu hái được nhiều hơn.

Song, trường hợp ta trồng cây trong phòng thì chú ý như sau. Tranh thủ thời gian, thỉnh thoảng mang cây ra ngoài trời phơi cho được nắng. Gừng cần được thực hiện quá trình quang hợp từ 5 – 6 tiếng mỗi ngày. Như vậy thì mới cho được nhiều củ nhất.

Đất trồng và phân bón

Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà tốt nhất 3Đồng thời, chủ động bón khoảng  3 – 4 cm đất trồng giàu dưỡng chất. Đảm bảo tự nhiên, lành tính cho cây khi thấy củ bắt đầu nhú lên. Đất trồng ở đây bạn có thể tiến hành phối trộn với nhiều giá thể hữu cơ chất lượng. Sử dụng phân bón để gia tăng dinh dưỡng như phân giun quế, phân bò hay đơn giản là những phân hữu cơ an toàn nhé.

Làm cỏ và vun gốc

Vào giai đoạn từ 25 – 30 ngày sau khi trồng gừng, ta sẽ thực hiện phun trừ, làm cỏ, vun gốc đợt đầu tiên. Cùng với đó là công tác xới xáo, làm màu mỡ, thông thoáng khí cho đất trồng. Vài tháng sau, cỏ dại sẽ bắt đầu mọc lên rất nhiều. Khi ấy, chúng lấn át, chiếm trọn dinh dưỡng nuôi cây. Thế nên hãy làm cho thật sạch rồi ủ lại ở xung quanh gốc nhé.

Bên cạnh đó, hãy bảo vệ thật tốt diện tích canh tác của bạn. Tuyệt đối không cho các côn trùng, con vật hay tác nhân gây hại cắn phá hoặc dẫm đạp. Song, cũng không nên để cho củ gừng mọc cao ra khỏi mặt đất. Điều này nhằm đảm bảo phẩm chất, giá trị của gừng.

Sâu bệnh

Trên cây gừng tất nhiên không thể không bị sâu bệnh tấn công. Mà một trong số đó, nguy hiểm nhất phải kể đến âu hại. Sâu đục sẽ xuất hiện nhiều nhất khi mùa mưa đến. Bọn chúng đục bào sâu tận bên trong, ăn toàn bộ phần non. Nếu chúng bộc phá quá mạnh mẽ sẽ khiến năng suất củ của cây bị giảm sút.

Phần kết

Như vậy trên đây là toàn bộ chia sẻ của giathe.vn về một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà. Mong rằng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với bạn. Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết!

Xem thêm:

Chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc rau lang xanh mướt, tươi tốt tại nhà

Trồng gừng trên sân thượng sao cho củ mập mạp, thu hoạch mỏi tay