Chơi đào từ lâu như đã trở thành một nét văn hóa, truyền thống đẹp của người dân Việt Nam mỗi dịp lễ Tết. Càng đặc biệt và thêm phần ý nghĩa đối với con người miền Bắc. Đi làm xa quê, chỉ cần thấy những nụ hoa đào hồng bé xinh, nở rộ là nhớ quê hương, nhớ Tết nhà mình. Phần lớn thì mọi người thường chơi đào chỉ vài ngày Tết rồi bỏ đi vì sợ không biết cách chăm sóc đào khi chúng đã tàn hoa. Thế nhưng sự thật thì việc phục hồi đào không khó. Gía Thể sẽ giới thiệu đến bạn quy trình thay đất trồng cây đào sau Tết Nguyên Đán nhé.

Hướng dẫn quy trình thay đất trồng cây đào sau Tết Nguyên Đán

Quy trình thay đất trồng cây đào sau Tết Nguyên Đán 1

Hướng dẫn quy trình thay đất trồng cây đào sau Tết Nguyên Đán

Với kinh nghiệm trồng và chơi đào lâu năm, chúng tôi nhận thấy việc thay đất trồng cây đào sau Tết là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, nhà vườn cần sử dụng một vài sản phẩm với công dụng kích thích, thúc đẩy đào ra rễ hiệu quả. Tiêu biểu như là chất tăng trưởng vườn sinh thái hay là Orgamin. Bạn chỉ cần hòa vào nước theo các hướng dẫn được in trên bao bì rồi tưới cho cây đào là được. Khoảng từ 10 – 15 ngày sau, khi đào đã được khoác một bộ rễ mới thì mới đem chúng ra đất trồng.

Vậy quy trình thay đất trồng cây đào sau Tết diễn ra với các bước nào? Không để mọi người phải đợi lâu, chúng tôi sẽ hướng dẫn ngay đây.

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng để thay mới

Một nguồn đất tốt quyết định trực tiếp đến sự phát triển của cây cối. Đặc biệt là hoa kiểng như hoa đào. Cây đào có đặc điểm là sẽ không sống được trong môi trường ngập úng. Do đó nhà vườn cần tinh tế trong việc lựa chọn nơi trồng. Nên trồng ở nơi cao ráo, thoáng mát và có khả năng thoát nước tốt.

Trộn đất trồng cây đào sau Tết nên chọn đất thịt pha sét là tốt nhất, pH tối ưu từ 7 – 8. Đất trồng cần kết hợp thêm các loại phân bón hữu cơ, tự nhiêu giàu dinh dưỡng với tỷ lệ định trước. Thường 3 – 4 phần đất sẽ trộn cùng với 1 phần phân bón để thúc đẩy cây tăng trưởng. Lưu ý phải lấp đất ngang bằng cổ rễ. Sau đó thì nén nhẹ đất xuống ở xung quanh, thêm đất vào bầu thật chắc chắn rồi mới tưới nước đẫm.

Bước 2: Cắt tỉa cành

Quy trình thay đất trồng cây đào sau Tết Nguyên Đán 2

Cắt tỉa cành

Tiếp đến, tiến hành cắt tỉa cành đào ngay khi trồng xong bạn nhé. Bạn hãy cắt mạnh bởi như vậy sẽ giúp cho cành mới nảy mầm nhiều hơn đó. Đặc biệt trong năm tới thì cây đào cũng cho ra nhiều nụ hoa hơn. Còn riêng những lần sau đó thì ta phải thao tác nhẹ nhàng. Cứ mỗi tháng thì bạn tỉa một lần. Và đến tháng 6 âm lịch, quy trình này chính thức dừng lại.

Bước 3: Cung cấp phân bón

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Phân bón là thức ăn thiết yếu, quan trọng của mọi cây trồng. Vậy, sau mỗi một lần cắt cành thì nhà vườn cần tiến hành tưới phân hữu cơ cho cây đào. Vào giai đoạn tháng 8, tháng 9 thì cần phải đẩy mạnh, tưới và bón nhiều hơn. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy cây đào nảy hoa nhiều và cánh hoa thì to đẹp hơn.

Lưu ý: Ở trong thời kì bón phân, nhà vườn phải đảm bảo rằng cây được cung cấp đủ ẩm. Có như vậy thì đào mới sinh trưởng tốt.

Bí quyết giúp cây đào của bạn nở đúng dịp Tết Nguyên Đán năm sau

Chơi đào quan trọng nhất là giúp đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán. Quả thực điều này không có gì quá khó khăn đâu. Bạn chỉ cần nhớ là cây đào phải được tuốt hết lá. Thời gian tuốt phụ thuộc vào từng loại đào mà bạn chọn mua. Nhưng đa số thì nhà vườn sẽ tuốt khoảng từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch. Với những cây cao lớn, khỏe mạnh thì việc tuốt lá dễ và nhanh hơn nhiều những cây đã già yếu.

Kỹ thuật tuốt lá đào cũng cần có sự tinh tế. Khi tuốt, bạn cần chú ý tuốt từng lá mục đích là để bảo vệ mắt hoa ở cuối nách. Một phần quan trọng để đào nở đúng dịp Tết là thời tiết. Nếu trong trường hợp cần thiết, bạn có thể áp dụng kỹ thuật thúc và hãm nếu nụ quá bé hoặc là quá to.

Kết luận

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về việc thay đất trồng cây đào sau Tết Nguyên Đán. Hi vọng bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Và chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

 

Trả lời