Phân bón lá vi lượng chứa các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, bo, đồng,… Các nguyên tố này rất cần thiết cho các loại cây trồng và kích thích cây ra lá, tạo rễ.
Như chúng ta đã biết, cây trồng muốn sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và có năng suất cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi – trung – đa lượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về từng nguyên tố dinh dưỡng và cách bổ sung phân bón lá vi – trung – đa lượng cho thích hợp. Vì vậy, chúng tôi sẽ giành riêng bài viết này để giới thiệu đến bạn những thông tin cần thiết về phân bón lá vi lượng.
-
Phân bón lá vi lượng là gì?
Đúng theo tên gọi, phân bón lá vi lượng chính là loại phân có thành phần là các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chủ yếu là sắt, kẽm, đồng, bo. Đây đều là các nguyên tố không thể thiếu của mỗi cây trồng nếu muốn sinh trưởng và phát triển tốt.
Hiện nay trên thị trường, phân bón lá vi lượng có rất nhiều loại, phổ biến nhất phải kể đến như:
- Phân bón lá vi lượng Borozin chứa hàm lượng kẽm và bo cao thích hợp dùng cho cả rau, cây lương thực và cây ăn trái,…
- Phân bón lá vi lượng Nutrimix chứa hàm lượng kẽm, đồng và mangan lớn, thích hợp dùng cho mọi loại cây bao gồm rau, hoa, cây công nghiệp,…
- Phân bón lá vi lượng Fetrilon-combi chứa nhiều nguyên tố vi lượng bao gồm magie, sắt, kẽm, đồng, mangan, bo, thích hợp dùng cho rau
- …
-
Tác dụng của phân bón lá vi lượng đối với cây trồng
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của phân bón lá vi lượng đối với cây trồng, bạn cần phải hiểu được tác dụng của từng nguyên tố vi lượng có mặt trong mỗi loại phân. Cụ thể:
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Sắt (Fe)
- Tham gia vào quá trình hình thành chất diệp lục và cung cấp oxy cho cây trồng
- Hoạt hóa các enzyme, thúc đẩy quá trình sinh hóa của cây
- Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp
Kẽm (Zn)
- Thúc đẩy quá trình tổng hợp dinh dưỡng, giúp cây hấp thụ các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết dễ dàng hơn, đặc biệt là khả năng hấp thụ hàm lượng đạm và lân có trong đất và trong phân bón
- Tăng sức đề kháng giúp cây chống lại sâu bệnh và chống chịu dưới các tác động của thời tiết
Mangan (Mn)
- Kích thích hạt giống nhanh nảy mầm, cây nhanh đâm chồi ra lá
- Tăng khả năng ra hoa, đậu trái, nâng cao năng suất cây trồng
- Giúp hệ rễ phát triển khỏe mạnh, cứng cáp
Bo (B)
- Giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cây trồng, giúp cây chắc khỏe, chống lại sâu bệnh
- Ngăn ngừa tình trạng rụng lá, rụng chồi và rụng trái non, tăng khả năng đậu trái, nâng cao cả năng suất và chất lượng cây trồng
- Đối với cây ăn trái giúp ngăn ngừa tình trạng quả bị sượng hay khô múi, nứt trái
- Tăng tỷ lệ thụ phấn giúp hoa ra sớm, nở đồng loạt
Đồng (Cu)
- Tham gia quá trình hình thành chất diệp lục
- Đóng vai trò chủ chốt trong nhiều quá trình như quang hợp, hô hấp, trao đổi đạm, protein, hormone hay thụ phấn, thụ tinh của cây trồng giúp cây sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh, chống sâu bệnh và cho năng suất cao
Clo (Cl)
- Tham gia các phản ứng năng lượng của cây
- Tham gia các quá trình vận chuyển, trao đổi các chất như canxi, magie, kali, … điều hòa hoạt động của các tế bào thực vật
- Kiểm soát sự bốc hơi nước
Molypden (Mo)
- Tham gia tổng hợp, khử nitrat thành Ammonium cho cây trồng
- Cần cho nhiều vi sinh vật có lợi trong đất trồng, điển hình là vi sinh vật cố định Nito tự do và cộng sinh
-
Khi nào cây trồng cần được bổ sung phân bón lá vi lượng?
Phân bón lá vi lượng mang đến nhiều lợi ích cho cây trồng, nhưng khi nào mới thực sự cần bổ sung các loại phân bón này cho cây trồng?
Thực tế, việc thiếu hay dư nguyên tố vi lượng thì cây trồng đều gặp vấn đề. Do đó, người trồng cần theo dõi sự phát triển của cây trồng để biết thời điểm thích hợp bổ sung phân:
- Thiếu Fe: Lá sẽ chuyển sang màu xanh nhợt nhạt, giữa các gân lá sẽ xuất hiện các khoảng trống màu vàng, trước hết biểu hiện ở lá non rồi mới đến lá già
- Thiếu Zn: Lá cây bị biến dạng, xoăn, ngắn hay nhỏ so với lá thông thường
- Thiếu Cu: Cây bị rũ cuống, lá dễ rụng, cây không ra hoa được
- Thiếu B: Cây còi cọc, chồi ngọn cây bị chết, lá non ở ngọn thường bị mất màu và yếu
- Thiếu Mn: Xuất hiện các vùng hơi xám gần gốc các lá non, lá dần mất đi màu xanh
- Thiếu Mo: Mặt dưới lá có nhiều đốm úa vàng, xuất hiện tình trạng hoại tử mép lá, lá gập nếp
- Thiếu Cl: Cây thường bị héo rũ do mất nước
Lưu ý:
Nếu cây trồng xuất hiện các tình trạng này, bạn hãy bổ sung phân bón lá vi lượng bằng cách hòa tan phân với nước rồi phun trực tiếp lên cây. Lưu ý là mỗi loại phân bón sẽ có tỷ lệ hòa tan cùng nước khác nhau mới đảm bảo được công dụng tối ưu nhất.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin bạn cần biết về phân bón lá vi lượng. Đừng quên chia sẻ cách phát hiện cây thiếu nguyên tố vi lượng và bổ sung đúng cách.