Hoa sứ – Loài hoa kiểng đẹp xinh gắn bó gần gũi, thân thiết và không còn quá xa lạ đối với mỗi người dân Việt. Và nếu bạn để ý, quan sát kỹ thì sẽ nhận thấy loài hoa này cực kỳ được ưa chuộng. Đặc biệt những thế hệ đi trước cũng đều mê mẩn vẻ đẹp của hoa sứ. Có nét gì đó mộc mạc, giản đơn, bình dị mà cũng rất cổ điển nữa. Đó là lý do mà nhiều gia đình Việt lựa chọn hoa sứ để chơi cây kiểng. Như vậy còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian sân vườn, không gian sống. Hơn hết, hoa kiểng mang nhiều ý nghĩa tốt lành cho gia chủ. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc hoa sứ tại nhà, tại chùa chiền, đình, miếu là gì? Theo dõi bài viết này của giathe.vn để rõ hơn nhé.
Tìm hiểu nguồn gốc của cây hoa sứ
Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc hoa sứ, cùng tìm hiểu về nguồn gốc của hoa kiểng này. Hoa sứ hay còn được gọi với một cái tên đáng yêu, dễ mến là bông sứ. Tên khoa học của hoa là Plumeria. Cây có nguồn gốc từ đất nước Mexico, Venezuela và cả khu vực vùng Trung Mỹ.
Hoa kiểng vì được yêu thích nên đã nhanh chóng du nhập đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt tập trung nhiều ở những khu vực có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới. Tất nhiên, trong đó có cả Việt Nam chúng ta.
Ý nghĩa của hoa sứ theo từng nền văn hóa
Và bạn biết đấy, một loài hoa kiểng không đơn thuần chỉ được yêu thích nhờ vào vẻ đẹp bắt mắt. Đối với hoa sứ, loài hoa này còn thu hút tín đồ bởi những ý nghĩa mà nó mang lại. Đó là những ý nghĩa sâu sắc, tốt lành cho bản thân gia chủ và gia đình của họ.
Với sự phân bố rộng rãi, ở mỗi nơi khác nhau, mỗi nền văn hóa thì hoa sứ sẽ mang những ý nghĩa độc đáo riêng biệt. Vậy, ý nghĩa của hoa sứ theo từng nền văn hóa là gì?
Ý nghĩa của hoa sứ theo văn hóa Phật giáo
Văn hóa Phật giáo khá phổ biến tại Việt Nam, được nhiều người dân sùng bái. Hoa sứ chính là tượng trưng cho một cuộc đời với thật nhiều niềm vui, tràn ngập sức sống.
Bạn thường thấy hoa được trồng rất nhiều tại các chùa, chiền, đền, miếu mà không hiểu lý do tại sao? Đó là bởi dân gian quan niệm, hoa sứ gắn với cửa Phật. Hoa sứ mang những ý nghĩa triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc và cao quý.
Ý nghĩa của hoa sứ theo văn hóa Hawaii
Vậy, với văn hóa Hawaii thì ý nghĩa của hoa sứ này là gì? Hoa sứ chính là biểu tượng của tinh thần lạc quan, của sự tích cực trong cuộc sống. Vào những dịp lễ hội hàng năm, người theo văn hóa Hawaii sẽ kết hoa sứ để làm vòng đội đầu, vòng đeo cổ. Khi ấy, hoa sứ tựa như một món đồ trang sức tuy giản đơn, không cầu kỳ nhưng lại đầy ý nghĩa tốt đẹp.
Ý nghĩa của hoa sứ theo văn hóa Mexico
Mexico là quê hương của loài hoa sứ. Thế nên, theo văn hóa này thì hoa sứ mang khá nhiều ý nghĩa tâm linh. Họ tâm niệm rằng chính hoa sứ đã khai sinh ra những vị thần linh.
Ngoài ra, hoa kiểng còn là biểu tượng, tương trưng cho nét đẹp quyến rũ, trẻ trung của những người phụ nữ quốc gia này.
Ý nghĩa của hoa sứ theo văn hóa Hindu
Cuối cùng, ý nghĩa của hoa sứ theo văn hóa Hindu chính là để tưởng niệm cho sự cống hiến của những nghệ sĩ thời đại. Đó còn là sự tôn kính, tưởng nhớ, biết ơn về những tác phẩm nghệ thuật thế kỉ.
Những người mang đạo Hindu sẽ kết hoa sứ làm vòng đội đầu trong các dịp đám cưới. Đây là một trong những phong tục, tập quán đặc biệt của họ.
Chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc hoa sứ mà ai cũng phải biết
Để chăm hóa sứ tốt cần đảm bảo rất nhiều yếu tố. Nhà vườn hay gia chủ cần thường xuyên theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe của cây trồng. Như vậy thì cây mới sinh trưởng, phát triển xanh tốt, khỏe mạnh và mang đến nhiều điều tốt lành. Vậy thì một số lưu ý khi chăm sóc hoa sứ mà ai cũng phải biết là gì? Cùng theo dõi ngay sau đây.
Nước tưới
Trước tiên, một yếu tố quan trọng mà chắc chắn không thể thiếu đó là nước tưới. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Tầm quan trọng của nước tưới từ xa xưa đã được ông cha ta chứng minh như thế.
Vậy, chăm sóc cây hoa sứ thì nhà vườn không cần phải tưới quá nhiều nước đâu. Thế nhưng phải đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây mỗi khi tình trạng đất trồng là quá khô hạn. Song, tuyệt đối tránh tưới nước cho cây vào thời điểm giữa trưa nắng nóng. Hoặc là những tình trạng như không thoát được nước cũng sẽ gây ra hiện tượng úng rễ, chết cây đó nhé.
Ánh sáng
Hoa sứ là loài hoa kiểng đặc biệt có nhu cầu cao về ánh sáng. Môi trường sống của cây cần đảm bảo có nhiều ánh sáng tự nhiên trực tiếp chiếu vào. Song, cây kiểng này không sợ ánh nắng gắt, ánh nắng chói chang. Mà ngược lại, nắng càng to thì hoa sứ nở càng xinh đẹp, càng khoe sắc rực rỡ.
Nhiệt độ
Một số lưu ý khi chăm sóc hoa sứ tất nhiên không thể thiếu là yếu tố nhiệt độ. Trong điều kiện thời tiết bất bình thường thì hoa kiểng của bạn có thể duy trì sự sống. Thế nhưng, cũng có một số loài hoa sứ nhất định không có khả năng này. Ví dụ như là Adenium Crispum hay là Adenium Somalense. Những hoa sứ trên không quá phổ biến tại thị trường Việt. Song, chúng có khả năng chịu lạnh vô cùng kém.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Vậy nên nếu bạn có trồng và chăm sóc các loại hoa sứ đặc biệt trên thì phải đảm bảo giữ ấm cho cây vào mùa đông. Ta có thể thực hiện phủ rơm cho hoa kiểng.
Tỉa cành
Trồng và chăm sóc hoa kiểng thì công tác tỉa cành là rất quan trọng đó nhé. Không những chăm sóc sức khỏe cây trồng mà còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ một cách hiệu quả. Việc tỉa cành khéo léo, sáng tạo giúp hoa sứ có dáng đẹp hơn. Thời điểm tốt nhất để nhà vườn thực hiện cắt tỉa là tháng 10 – 11 (Lịch Âm).
Ngoài ra, bạn cần tránh tỉa cành cho hoa sứ vào mùa mưa. Nếu không thì cây kiểng của bạn sẽ bị úng rễ, chết đó nhé.
Thay chậu
Một số lưu ý khi chăm sóc hoa sứ còn phải kể đến công tác thay chậu. Công tác này là rất quan trọng nhưng một số người lại vô tình bỏ qua. Ta nên chọn một thời điểm hợp lý để thay chậu cho hoa sứ trong năm. Và bạn biết không, đây là cách để giúp chậu hoa sứ của bạn gia tăng tuổi thọ, sống được nhiều năm hơn đó.
Trong quá trình thay chậu, cần đảm bảo đất trồng là khô ráo. Song, rất khuyến khích nhà vườn thay chậu hoa kiểng vào mùa nắng.
Quản lý sâu bệnh hại
Một số sâu bệnh hại thường gặp trên hoa sứ:
- Bệnh hại: Bệnh thối nhũn, bệnh đốm vàng trên lá.
- Sâu và côn trùng gây hại: Sâu xanh, rầy bông và bọ sứ, rệp, nhện đỏ,…
Dù cho là sâu hay bệnh hại thì cũng nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Ưu tiên các biện pháp thủ công, cơ giới vật lý,… Biện pháp hóa học luôn là biện pháp sử dụng cuối cùng.
Quản lý bệnh thối nhũn
Bệnh thường gây hại chủ yếu ở cây sứ Thái. Bệnh thường gây hại ở thân, rễ và dẫn đến thối mềm rễ, triệu chứng ban đầu thường là vết thối mọng nước có màu đen. Nếu không phát hiện bệnh sớm để có biện pháp kịp thời thì dễ làm chết cây.
Nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma tưới vào đất trước mỗi mùa mưa để phòng bệnh. Tránh tưới quá nhiều nước, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu phát hiện bệnh nên nhổ cây sứ lên, cắt bỏ phần rễ hoặc thân, cành bị thối.
Trường hợp bệnh nặng thì có thể phun thuốc hóa học như: Ridomil 70WP; Mataxyl 500WP,…
Quản lý sâu xanh
Sâu xanh thường gây hại vào giai đoạn cây đang ra đọt non hoặc mới nhú hoa. Cần thường xuyên thăm vườn, chú ý quan sát vào buổi chiều mát mới dễ phát hiện sâu xanh
Biện pháp thường dùng để quản lý sâu xanh hại hoa sứ là bắt bằng tay và giết sâu. Tuy nhiên, nếu sâu hại trên diện tích rộng với mật độ cao thì nên phun một số loại thuốc trừ sâu vào buổi chiều mát như: ViBT, chế phẩm nấm xanh, Brightin 1.8EC,…
Phần kết
Vậy, trên đây là toàn bộ chia sẻ của giathe.vn về một số lưu ý khi chăm sóc hoa sứ mà ai cũng phải biết. Loài hoa với nhiều ý nghĩa tốt lành, đặc biệt xoay quanh ý nghĩa tâm linh. Thế nên, hãy chăm sóc cây thật xanh tốt và khỏe mạnh bạn nhé. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết này.
Xem thêm:
Béc tưới cảnh quan Teco Maxima
Phân bò Tropical Premium
Phân trùn quế Tropical Premium
- Thành phần: 100% nguyên chất từ phân trùn không pha tạp chất
- Thể tích: 5 lít
- Trọng lượng: 3kg
- Kích thước bao bì: DxRxC 37x29x3 cm