Chọn giá thể trồng lan đa thân (lan rừng) như thế nào là tốt? Đây là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những tín đồ yêu mê phong lan. Và trên thực tế, phong lan có nhiều loài đa dạng, phong phú khác nhau. Có loài sở hữu nét đẹp sang chảnh, quý phái và cũng có loài độc đáo, thu hút như là lan rừng. Trồng và chăm sóc phong lan xanh tốt, khỏe mạnh, ra nhiều hoa không khó. Quan trọng là nhà vườn cần phối trộn hay lựa chọn giá thể trồng lan cho thật phù hợp. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý giá cho tín đồ. Đặc biệt là người mới bắt đầu. Đừng bỏ qua nhé!
Kinh nghiệm chọn giá thể trồng lan đa thân tốt nhất cho mọi tín đồ
Phong lan đa thân phần lớn thuộc chi Hoàng Thảo. Trên thực tế, đây là nhóm lan có nhiều phân khúc mà tín đồ yêu mê cần phải đặc biệt chú ý. Tuy nhiên khác với lan đơn thân, chọn giá thể trồng lan đa thân dễ dàng hơn nhiều. Đơn giản vì nó không kén môi trường sống và hầu như mọi giá thể đều có thể dùng rất tốt. Vậy, chúng ta sẽ cùng chỉ ra các loại lý tưởng nhất nhé. Để tiện hơn cho quá trình tìm hiểu, giathe.vn sẽ chia phong lan đa thân thành các loại chính sau:
- Lan thân cứng.
- Lan thân ngắn và nhỏ.
- Lan thân thòng mềm.
- Lan thân cỏ.
- Các loài Kiều hay chính là Thủy Tiên.
Giá thể trồng lan đa thân (lan thân cứng)
Với dòng này, thường thì dùng kỹ thuật ghép gỗ là đẹp nhất! Nhà vườn hãy thao tác ghép sao cho thật thoáng bởi nếu trơ là khi tưới sẽ bị trôi ngay, không đọng được lâu. Hạn chế sử dụng xơ dừa và dớn mềm ở xung quanh. Chúng tôi ít khi thấy chuyên gia ghép những chất trồng này lên dớn bảng, nhưng theo thực tế thì có thể trồng được. Tuy nhiên rõ ràng hiệu quả không cao. Trường hợp lựa chọn trồng chậu đất nung, ta chọn giá thể một lượng ít, vừa phải và khô. Ví dụ điển hình là than. Lưu ý: Trong quá trình trồng lan thân cứng trong chậu, ta hãy tập trung cố định cây đứng vững. Điều này sẽ giúp tránh được việc gió lay mạnh làm động cây, ngã cây đó nhé.
Giá thể trồng lan đa thân (lan thân thòng)
Với lan thân thòng, mềm thì việc lựa chọn giá thể lại càng đơn giản hơn. Rất nhiều loại có thể dùng được, hiệu quả tốt như là ghép thớt gỗ, ghép gỗ khác, ghép gỗ lũa, trồng chậu đất nung và thậm chí là dớn bảng. Riêng những cây lan bé hơn, lan keiki trồng chậu thì có xu hướng phát triển nhanh, mạnh mẽ. Vì thế lượng phân bón chậm tan dễ dàng, đỡ thất thoát. Nếu trồng ở môi trường vườn khô, tín đồ nên ưu tiên dùng chậu. Nhưng tốt nhất, theo kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi nhận thấy treo chậu nghiêng là lựa chọn đúng đắn hơn cả bởi nó giúp lan thòng xuống cho thuận.
Với vườn tược có độ ẩm cao, đây là điều kiện hoàn hảo để ghép gỗ khúc và gỗ lũa. Trông sẽ rất tự nhiên và không kém phần nghệ thuật, sang trọng. Ngược lại, trong môi trường độ ẩm thấp, kỹ thuật này sẽ khiến cho lan hơi còi đó nhé.
Theo nghiên cứu và quan sát, chúng tôi nhận thấy ghép dớn bảng sẽ rất tốt. Vừa giúp cho phong lan đâm vào, cố định chắc chắn và vừa có khả năng giữ ẩm lâu bền hơn gỗ khúc. So với chậu thì thông thoáng hơn, khối lượng bảng dớn cũng nhẹ và tuổi thọ cao.
Giá thể trồng lan đa thân (lan thân cỏ)
Lan thân cỏ trúc mành thì thân rũ xuống, ngọc trúc thì thân đứng thẳng. Tuy nhiên điểm chung là độ ẩm của chúng giống nhau, đều rất cao. Khoảng chừng lớn hơn 80%. Mật độ ánh sáng yếu. Thời gian chiếu sáng lý tưởng là từ 8 – 10 giờ sáng và 4 – 6 giờ chiều bạn nhé.
Về lan trúc mành, tín đồ hãy tham khảo kỹ thuật ghép vào thân cây, cuối thêm dớn mềm và rêu rừng để tạo được độ ẩm nhất định. Với trúc mành không còn nguyên bụi, ta chọn cây có vỏ sần sùi, giữ nguyên vỏ là tốt nhất.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Với lan ngọc trúc là khác, tín đồ nên sử dụng chậu. Bí quyết là lót bên dưới 1 lớp sợi dừa, đến dớn mềm và cuối cùng là cho phong lan lên trên. Sau khi lan đã được cố định vững vàng, ta tiến hành rải thêm 1 lớp đất trồng cây bonsai, kiểng lá thật mỏng lên rễ.
Giá thể trồng lan thân ngắn và nhỏ
Riêng giá thể trồng lan thân ngắn, nhỏ, chúng tôi có một công thức cực hiệu quả muốn chia sẻ đến các tín đồ. Bao gồm than và dớn mềm. Trước hết, ta sẽ chia thành 3 lớp theo thứ tự từ dưới lên. Than lớn sẽ bằng khoảng 1/2 nắm đấm, than nhỏ chỉ dừa đầu ngón cái và thêm dớn mềm. Lưu ý chỉ sử dụng một lượng dớn mềm mỏng, dừa đủ để đảm bảo rễ con có độ ẩm. Đồng thời bám được vào than một cách nhanh chóng.
Giá thể trồng lan đơn thân (lan Kiều)
Loại phong lan cuối cùng trong nhóm lan đơn thân chính là lan Kiều, hay còn được gọi là Thủy Tiên. Nhà vườn chủ yếu trồng lan ở trong chậu hoặc là ghép gỗ. Nhưng nếu có chậu dớn để trồng thì quá tốt. Trường hợp vườn tược ẩm ướt, ta ghép gỗ nhãn. Tiêu biểu như là gỗ cây vải, cây vú sữa, cây nhãn. Nhưng ngược lại, vườn trồng hơi khô thì hãy chọn chậu dớn. Ngoài ra ta không cần phải thêm bất kỳ một giá thể nào khác mà chỉ cần tập trung cố định cây cho thật chắc chẵn, vững vàng trong lòng chậu là được.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về giá thể trồng lan đơn thân. Bài viết là toàn bộ kinh nghiệm quý giá muốn chia sẻ đến những ai có chung niềm đam mê, tình yêu với loài hoa, loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công nhé!
Xem thêm: