Đất trồng bị chua là một trong những nguyên nhân làm cây trồng chậm phát triển, cho năng suất, chất lượng thấp. Có thể bạn chưa biết, rất nhiều nguyên nhân đến từ cả tự nhiên và con người làm cho đất bị chua, khó khắc phục. Vì vậy, bà con cần biết cách nhận biết đất chua và áp dụng biện pháp khử chua đất trồng mang đến hiệu quả cao. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn bỏ túi những thông tin hữu ích nhất về khử chua đất trồng.
-
Làm thế nào để nhận biết đất trồng bị chua hay không?
Một trong số những cách hiệu quả nhất giúp bà con nhận diện được đất chua chính là đo độ pH của đất. Đất có tính axit trung bình, độ pH sẽ dao động ở khoảng 6,1 – 7, nếu độ pH đo được thấp hơn khoảng này tức là đất trồng bạn muốn canh tác là đất chua.
Nhược điểm lớn nhất của đất chua là không phân giải được 2 khoáng chất quan trọng mà cây trồng cần là magie và canxi. Bên cạnh đó, cây trồng trên đất chua cũng không thể hấp thụ được các nguyên tố N, P, K và Lưu huỳnh dẫn đến còi cọc, giảm năng suất, chất lượng.
-
Một số nguyên nhân làm cho đất chua
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm cho đất trồng bị chua, độ pH giảm:
SẢN PHẨM NỔI BẬT
- Do ô nhiễm môi trường kéo dài dẫn đến mưa axit làm rửa trôi dinh dưỡng của đất và các chất kiềm có trong kết cấu đất
- Bà con lạm dụng phân vô cơ, phân hóa học quá nhiều cũng như các chế phẩm thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ làm độ pH của đất giảm đi nhanh chóng
- Do thói quen bón phân chuồng chưa qua xử lý hay chưa hoai mục hoàn toàn cho đất trồng cũng làm đất bị chua
- Do bà con sử dụng các loại phân khoáng gốc axit, cây trồng các cation như Ca2+ K+ trả lại H+ cho đất để cân bằng điện tích. Từ đó, H+kết hợp với các gốc sunfat, clorua tạo axit làm chua đất
- Do nhiều loại vi sinh vật trong đất giải phóng ra CO2 hòa tan vào nước tạo thành axit trong đất trồng, quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ cũng sản sinh ra axit
Như vậy, các yếu tố làm cho đất bị chua bao gồm cả tự nhiên và con người gây ra nên rất khó để phòng tránh. Đó là lý do bà con cần biết cách áp dụng biện pháp khử chua cho đất trước khi tiến hành trồng trọt.
-
Hướng dẫn chi tiết biện pháp khử chua đất trồng hiệu quả cao
Bón vôi
- Chuẩn bị nguyên liệu: một số loại vôi thường dùng khử chua đất trồng là bột đá vôi CaCO3, vôi cung CaO, vôi tôi Ca(OH)2, hay Dolomite Lime CaMg(CO3)2. Tùy vào độ chua của đất mà bà con chọn loại vôi phù hợp
- Cách tiến hành: Rải đều trên mặt đất với lượng thích hợp tùy theo diện tích đất cần canh tác, sau đó phơi ải trước khi tiến hành gieo trồng tối thiểu 10 – 12 ngày để vôi kịp phản ứng với đất làm giảm tính axit
- Ưu điểm: bổ sung Ca2+ cho đất đồng thời có các phản ứng với các cation khác trong đất giúp giảm độ axit, tăng kiềm, cải thiện độ pH
- Nhược điểm: quá lạm dụng có thể gây chai cứng đất, nhất là với các vùng đất nghèo dinh dưỡng
Bổ sung phân hữu cơ cho đất trồng
- Chuẩn bị nguyên liệu: Các loại phân bón hữu cơ, thường là phân chuồng hoai mục như phân bò, phân gà,…
- Cách tiến hành: cày bừa đất kỹ, dùng lượng phân hữu cơ thích hợp trộn cùng với đất rồi tiến hành ủ tối thiểu 15 ngày trước khi gieo trồng
- Ưu điểm: Không chỉ làm tăng độ pH của đất mà còn bổ sung thêm dinh dưỡng giúp đất tốt hơn, cây trồng sinh trưởng nhanh hơn
- Nhược điểm: Nên dùng phân hữu cơ đã được xử lý, phân chuồng hoai mục để ủ đất tránh gây ra tình trạng đất thêm chua
Bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất
- Chuẩn bị nguyên liệu: các chế phẩm sinh học có công dụng sản sinh các vi sinh vật có lợi trong đất chuyên dùng xử lý, cải tạo đất chua
- Cách tiến hành: tùy vào từng loại chế phẩm sinh học mà dùng ủ đất hay phun trực tiếp
- Ưu điểm: sản sinh nhiều vi sinh vật có lợi làm ức chế các vi sinh vật có hại đồng thời phân giải chất hữu cơ, các chất khó tan trong đất và nâng cao độ pH, khử chua hiệu quả
- Nhược điểm: Nên chọn các chế phẩm sinh học có uy tín và chất lượng sử dụng để đạt hiệu quả khử chua đất tốt nhất, tốn chi phí hơn các biện pháp khử chua đất trông khác
Nói tóm lại, khử chua đất trồng là biện pháp cần áp dụng đúng thời điểm, đúng nguyên tắc mới đảm bảo cho hiệu quả lâu dài. Đừng quên chia sẻ bài viết để cùng nhau hiểu rõ hơn về kỹ thuật cải tạo đất trồng xung quanh bạn nhé. Chúc bạn thành công với biện pháp mình chọn!