Ở nước ta, lúa được biết đến là cây lương thực chính được trồng rất nhiều ở các vùng miền khắp cả nước, nhất là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Sau mỗi mùa vụ để đất có thêm dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa phát triển tốt, năng suất cao nông dân cần phải cải tạo. Tuy nhiên, không phải cải tạo theo cách nào cũng mang đến hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn một số biện pháp cải tạo đất trồng lúa phổ biến.

Bạn đã biết những biện pháp cải tạo đất trồng lúa nào?

Bạn đã biết những biện pháp cải tạo đất trồng lúa nào?

  1. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây lúa

Lúa là cây lương thực chính ở nước ta không kén khí hậu, thời tiết và dễ thích nghi với điều kiện nhiều vùng miền khác nhau.

Dưới đây là một số điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây lúa:

  • Điều kiện nhiệt độ: Lúa có thể sống được trong ngưỡng nhiệt độ 10 – 40 độ c, nhưng thích hợp nhất vẫn ở khoảng 20 – 32 độ C
  • Điều kiện đất trồng: Lúa phát triển tốt nhất ở đất phù sa, cũng có thể sinh trưởng ở đất phèn, miễn là có nguồn nước đầy đủ
  • Lúa là loại cây rễ chùm ăn sâu xuống đất, ở mặt ruộng rễ phát triển ở độ sâu khoảng 20cm nên bà con cần canh tác tầng đất ở độ sâu này để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa phát triển rễ tốt nhất
  • Mùa vụ lúa ở nước ta khác nhau giữa các vùng miền do sự phân hóa về khí hậu:
  • Các tỉnh phía Bắc và đồng bằng sông Hồng: có 2 mùa vụ là vụ Chiêm Xuân từ tháng 10 đến cuối tháng 5 và vụ Mùa từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 11
  • Các tỉnh duyên hải miền Trung: có 3 mùa vụ là Đông Xuân cuối tháng 10 đến đầu tháng 4, vụ Hè Thu từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 9 và vụ Mùa cuối tháng 5 đến cuối tháng 11
  • Các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long: có 3 vụ là vụ Mùa từ tháng 5, 6 đến tháng 11, vụ Đông Xuân từ tháng 11, 12 đến tháng 4, vụ Hè Thu từ tháng 4 đến tháng 8
Đất trồng lúa cần đáp ứng đủ các điều kiện phát triển của cây lúa

Đất trồng lúa cần đáp ứng đủ các điều kiện phát triển của cây lúa

  1. Biện pháp cải tạo đất trồng lúa sau mỗi vụ mùa

Quy trình cải tạo đất trồng lúa sau mỗi vụ mùa được tiến hành theo quy trình sau:

  • Làm sạch cỏ dại và rễ của cây lúa cũ còn sót lại trên ruộng
  • Cày bừa sâu kỹ bằng máy hay phương pháp thủ công ở độ sâu đất 20 – 25cm
  • Tiến hành rắc vôi bột phơi ải đất từ 10 – 12 ngày để xử lý mầm bệnh và khử chua cho đất, ổn định độ pH
  • Bón lót đất bằng phân bón hữu cơ có thể dùng phân chuồng hoai mục, phân trùn quế hay phân bón hữu cơ giành riêng cho lúa
  • Ủ đất tối thiểu 15 ngày với phân hữu cơ trước khi tiến hành gieo trồng mùa vụ mới
  • Trước khi gieo trồng có thể phun thêm một lớp chế phẩm sinh học lên bề mặt đất để xử lý sạch hoàn toàn mầm bệnh có thể gây hại cho cây lúa
Cần cải tạo đất đúng biện pháp sau mỗi mùa vụ

Cần cải tạo đất đúng biện pháp sau mỗi mùa vụ

  1. Cách bón phân và duy trì lượng nước thích hợp cho đất trồng lúa

Ngoài việc cải tạo đất sau mỗi mùa vụ, bà con cũng nên tham khảo thêm các đợt bón phân dưới đây để duy trì dinh dưỡng đất trồng trong suốt mùa vụ mới:

  • Bón thúc đợt 1: Thực hiện sau khi cấy lúa được 7 – 10 ngày, nên dùng phân bón hữu cơ với lượng thích hợp là từ 300 – 350kg trên mỗi ha. Lưu ý khi bón phân không để nước ngập mầm lúa làm mầm lúa chậm phát triển hoặc có thể chết do sót phân
  • Bón thúc đợt 2: Sau khi cấy lúa 18 – 22 ngày, nên tiếp tục dùng phân bón hữu cơ với lượng tăng lên 350 – 400kg trên mỗi ha. Lưu ý sau khi bón đợt 2 khoảng 30 – 35 ngày thì tháo khô nước trên ruộng để khô 7 – 10 ngày thì tiếp tục cho nước vào ruộng chuẩn bị bón thúc đợt 3
  • Bón thúc đợt 3: thực hiện vào giai đoạn cây lúa đang nuôi chồi, vẫn khuyến khích dùng phân bón hữu cơ với lượng 350 – 400kg trên mỗi ha
  • Bón thúc đợt 4: thực hiện sau khi cấy lúa được khoảng 2 tháng là giai đoạn cây nuôi hạt, dùng phân bón hữu cơ với lượng giảm đi chỉ còn 100 – 150kg trên mỗi ha

Mặt khác, điều kiện quan trọng cần có của đất trồng lúa chính là việc duy trì lượng nước thường xuyên:

  • Giai đoạn cây con: nên để mặt ruộng khô nước giai đoạn gieo sạ rồi thêm nước từ từ ở mức 1 – 3cm giai đoạn lúa mọc mầm đến khi bắt đầu đẻ nhánh
  • Giai đoạn lúa đẻ nhánh: áp dụng biện pháp tưới nước vào ruộng ở mức 5cm rồi để nước tự rút cạn đến khi mặt ruộng nứt nhẹ lại tiếp tục cho nước trong suốt quá trình lúa đẻ nhánh
  • Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, trổ bông chín sữa: duy trì mực nước 5cm
  • Giai đoạn lúa chín, thu hoạch: tháo cạn nước
Luôn duy trì lượng nước đủ cho từng giai đoạn cây lúa phát triển

Luôn duy trì lượng nước đủ cho từng giai đoạn cây lúa phát triển

Nói tóm lại, để cải tạo và chăm sóc đất trồng lúa giàu dinh dưỡng, đủ lượng nước nuôi cây lúa trong suốt các giai đoạn không khó nhưng cần phải đúng kỹ thuật. Đừng quên chia sẻ bài viết với bà con nông dân nhé.