Trong thực tế, quýt đường vốn là một thức quả thơm ngon, thanh ngọt, nhiều dưỡng chất và vitamin được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, quả quýt đường còn có công dụng chữa một số căn bệnh rất hiệu quả. Trong Đông Y đánh giá rất cao vai trò, chức năng của loại quả ngọt này. Ngày nay, quýt đường được trồng rộng rãi, phổ biến ở nhiều vùng miền, tỉnh thành Việt Nam. Do cây có khả năng mang đến năng suất cao cùng nguồn thu nhập lý tưởng cho bà con nhà vườn. Và hơn nữa, kỹ thuật trồng và chăm cây cũng không mấy phức tạp. Vậy thì một số lưu ý khi chăm sóc cây quýt đường cho năng suất cao là gì? Hãy theo dõi bài viết này qua chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của chuyên gia nhé.
Tưới nước cho cây quýt đường
Một số lưu ý khi chăm sóc cây quýt đường đạt năng suất cao trước tiên cần kể đến nước tưới. Sau khi trồng cây hoàn tất, nhà vườn cần chú trọng công tác giữ ẩm thường xuyên, đều đặn 2 tháng đầu. Điều này nhằm để đảm bảo cây ăn quả được thích nghi tốt với môi trường sống mới. Từ đó nhanh chóng bén rễ.
Cây có đặc điểm sinh trưởng không chịu được môi trường ngập úng. Thế nên lượng nước tưới không cần phải quá nhiều. Song cũng tránh tình trạng cây thiếu nước. Thường thì nhà vườn nên tưới nước cho cây quýt đường 3 – 4 ngày/lần. Còn vào mùa khô thì tần suất tưới tăng lên, cỡ 1 – 2 ngày/lần. Thời điểm tưới phù hợp là sáng sớm hoặc chiều mát.
Kỹ thuật tưới nước phải rộng theo độ phủ tán cây. Bởi lẽ quýt đường có bộ rễ tương đối gần với mặt đất. Cần gia tăng lượng nước tưới vào thời điểm khi cây bắt đầu thời kì ra hoa, đậu quả.
Bón phân cho cây quýt đường
Tùy vào từng độ tuổi, từng mức độ sinh trưởng khác nhau mà công tác bón phân cũng thay đổi. Thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng và tần suất bón. Cụ thể như sau:
Cây quýt đường 1 – 2 năm tuổi
Trong vòng khoảng 1 – 2 năm đầu thì việc bổ sung dinh dưỡng cho cây rất quan trọng. Nhà vườn cần tiến hành bón đủ 4 lần trong một năm. 3 lần bón phân bón NPK phức hợp và 1 lần bón phân bón NPK với hàm lượng các chất Kali cao. Tập trung lượng Kali để thúc đẩy quả quýt đường to, vỏ mỏng, bóng. Đặc biệt là tạo được độ ngon, ngọt cho những múi quýt.
Bón phân bón NPK phức hợp thì nên bón định kỳ 2 – 3 tháng 1 lần. Nhà vườn sẽ pha phân bón vào nước thu được hỗn hợp tưới. Còn phân bón NPK với hàm lượng các chất Kali cao thì chỉ bón một lần đoạn quả bắt đầu lớn.
Cây quýt đường giai đoạn trưởng thành
Theo kinh nghiệm của chuyên gia thì khi cây quýt đường bước vào giai đoạn trưởng thành, nhà vườn cần bón phân mỗi năm 4 lần:
- Lần đầu tiên là thời điểm trước khi cây quýt đường ra hoa. Ta bón 1/3 lượng phân bón Urê.
- Lần thứ hai là thời điểm sau khi cây đậu quả được từ 6 – 8 tuần. Ta bón 1/3 lượng phân bón Urê kết hợp với 1/2 lượng phân bón Kali.
- Lần thứ ba là thời điểm trước khi thu hoạch từ 1 – 2 tháng. Ta sẽ bón lượng 1/2 phân bón Kali còn lại.
- Lần cuối cùng là sau khi thu hoạch. Ta bón toàn bộ lượng phân lân và 1/3 lượng phân bón Urê.
Kỹ thuật bón phân cho cây quýt đường đúng chuẩn
Như đã nói, ta cần xem xét và chú trọng đến độ phủ của tán cây. Sau đó mới tiến hành bón phân đúng cách, đúng kỹ thuật. Cuốc một rãnh vòng ở cách gốc cây khoảng 0,5 – 1m và có độ sâu tầm 5 – 10cm, độ rộng tầm 10 – 20cm. Ta sẽ tiến hành bón phân, lấp đất lại và thực hiện tưới nước.
Khi cây quýt đường bước vào giai đoạn giao tán thì nên xới lớp đất ở xung quanh gốc cây thật nhẹ nhàng. Lưu ý phải xới dựa trên hình chiếu của tán cây và cách 50cm so với gốc.
Cắt tỉa cho cây quýt đường
Cắt tỉa là một công tác thực sự cần thiết. Bởi nó sẽ giúp giữ tán cây, thúc đẩy cây ra nhiều quả và đảm bảo tập trung nguồn dưỡng chất. Khoảng 1 – 2 tháng sau khi trồng là cây quýt đường đã bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục, ra đọt non. Vậy nên, nhà vườn cần thực hiện hãm ngọn, chỉ giữ lại tầm 7 – 10 chồi có sức khỏe tốt và phân đều ra mọi hướng.
Kết thúc mỗi đợt thu hoạch ta cần cắt tỉa những cành kém chất lượng. Đó là những cành sâu bệnh cành già, cành không có khả năng mang trái. Như vậy sẽ giúp tránh phân tán và hao phí dinh dưỡng. Đồng thời, kết hợp với làm vỏ, vệ sinh vườn tược thường xuyên, đều đặn. Điều này để tránh cỏ mọc tràn lan, gây cạnh tranh nguồn dưỡng chất.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Sâu bệnh hại trên cây quýt đường
Thực sự chỉ những ai trồng cây quýt đường, canh tác một khu vườn lớn thì mới hiểu được vấn đề sâu bệnh hại trên cây nguy hiểm như thế nào. Đây là vấn đề chung mà nhiều nhà vườn đang phải đối mặt. Vậy thì có những loại sâu bệnh hại phổ biến nào? Dấu hiệu và giải pháp ra sao?
Rầy mềm
Trước tiên cần kể đến rầy mềm. Đối tượng này sẽ hút nhựa của chồi ngọn. Thế nên cây quýt đường có xu hướng bị vàng lá và rơi vào thế kém phát triển. Hãy tiến hành ngắt bỏ những cành có rầy mềm. Đồng thời vệ sinh khu vườn sạch sẽ, bỏ đi những cành già. Nếu như tình trạng bệnh nghiêm trọng thì cân nhắc phun BI 58, Wofatox,… theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.
Bệnh loét
Bệnh loét trên cây quýt có dấu hiệu là những vết loét ở lá, quả hay là cành non. Những vết mới thì có hình tròn, màu vàng. Và chúng có thể sẽ chảy gôm rồi chuyển thành màu đậm hơn, trở nên loét ướt.
Để phòng bệnh này, hãy trồng cây quýt đường với một mật độ vừa phủ và thích hợp. Vệ sinh khu vườn canh tác, cắt tỉa những cành kém chất lượng, sâu bệnh hại để khu vườn có không gian thoáng đãng. Kết hợp bón thêm một lượng canxi nitrat cho cây tăng khả năng chống chịu. Hơn nữa là tránh tình trạng quả bị xốp hoặc nứt.
Bệnh vàng lá gân xanh
Bệnh hại này diễn ra trên cây quýt đường với những triệu chứng ban đầu là lá vàng lấm chấm, gân canh, lồi, quả nhỏ. Khi bạn chẻ dọc thì nhận thấy tâm quả có xu hướng bị lệch, hạt lép, thối và màu đen.
Để phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh, tiến hành lựa chọn giống cây chất lượng từ ban đầu. Kết hợp trồng một số loại cây có công dụng che chắn gió như là dâm bụt, xoài để tránh bị rầy chổng cánh. Hay nhà vườn cũng có thể kết hợp trồng cây ổi, tránh xảy ra hiện tượng giao tán bằng cách tỉa cành và tạo tán thường xuyên.
Bên cạnh đó, ta không nên bón quá nhiều phân đạm. Tham khảo một số thuốc như là Trebon hay Sherpa và bón theo đúng liều lượng được chỉ định.
Nhện đỏ
Tình trạng nhện đỏ xuất hiện, gây hại thường sẽ tập trung vào mùa Đông và mùa Xuân. Chúng chích hút những quả quýt non khiến cho lớp vỏ ngoài trở nên phồng rộp. Do vậy mà làm giảm chất lượng quả.
Nhà vườn hãy tiến hành phun Kentan 0,1% hoặc Comite theo đúng liều lượng chỉ định khi trên bao bì sản phẩm. Hoặc không có thể tham khảo sử dụng thiên địch, ví dụ như bọ rùa.
Như vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn thông tin về một số lưu ý khi chăm sóc cây quýt đường. Đây là một cây ăn quả thơm ngon với nhiều công dụng, lợi ích tốt cho sức khỏe. Hơn nữa lại mang đến hiệu quả kinh tế cao. Vậy nên mong rằng nhà vườn sẽ áp dụng hiệu quả những kinh nghiệm, kiến thức bổ ích từ bài viết này. Xin cám ơn.
Xem thêm: