Lan là loài hoa đẹp, không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà cả giá trị kinh tế cũng không nhỏ. Tuy nhiên, so với những loài hoa khác, phong lan lại kén môi trường sống hơn nhiều, chỉ phát triển tốt trên giá thể phù hợp. Nguyên liệu làm đất trồng lan không dễ tìm, cũng không dễ phối trộn. Đó là lý do bài viết dưới đây, chúng tôi muốn hướng dẫn kỹ năng chọn và phối trộn nguyên liệu làm đất trồng lan.

Hướng dẫn chi tiết cách chọn và phối trộn nguyên liệu làm đất trồng lan

Hướng dẫn chi tiết cách chọn và phối trộn nguyên liệu làm đất trồng lan

  1. Những điều kiện cơ bản của đất trồng lan

Đất hay còn gọi là giá thể trồng hoa lan cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Có độ thoáng khí tốt, tơi xốp
  • Giữ và duy trì được độ ẩm thích hợp nhưng phải thấm hút và thoát nước nhanh nhằm tránh được tình trạng ngập úng
  • Giá thể phải sạch sâu bệnh và không có nguồn nấm bệnh lây nhiễm cho cây lan
  • Độ pH phải ổn định
  • Giá thể phải có khả năng tái sử dụng
  • Thân thiện môi trường

Bên cạnh đó, đất trồng lan còn được phân chia thành 3 phần:

  • Phần lót: là phần nằm ở đáy của chậu trồng lan thường có khả năng thấm hút và thoát nước cao nên người ta thường dùng một số nguyên liệu như xỉ than, xốp,… cho phần lót
  • Phần dinh dưỡng nằm ở giữa đóng vai trò cung cấp dưỡng chất cho cây trồng nên thường phải lựa chọn kỹ các nguyên liệu phối trộn thành hỗn hợp giàu giá trị dinh dưỡng
  • Phần che phủ là phần nằm ở trên cùng có tác dụng giữ ẩm và giữ dinh dưỡng cho phần chất nằm ở giữa có thể dùng các nguyên liệu như rêu hay xỉ than,…
  1. Một số giá thể phổ biến dùng làm đất trồng lan

Để giúp bạn dễ dàng tìm kiếm các nguyên liệu dùng để phối trộn đất trồng lan thích hợp, hãy tham khảo một số cái tên giá thể thông dụng dưới đây:

Đất sét nung, sỏi, đá núi lửa

  • Là dạng đất hay đá được nung lên ở nhiệt độ cao trên 1000 độ C nên sạch khuẩn, không có nguồn lây nhiễm bệnh, cấu trúc bề mặt hở nên xốp và nhẹ
  • Có bán sẵn trên thị trường và sử dụng ngay không qua xử lý
  • Ưu điểm là khả năng thấm hút nước cao, thích hợp lót dưới đáy chậu, chủ yếu dùng cho loại phong lan có rễ nhỏ
  • Nhược điểm là chứa muối nên sau 2 tháng nên rửa sạch bằng nước vôi 1 lần
Trồng phong lan bằng giá thể đất sét nung

Trồng phong lan bằng giá thể đất sét nung

Than củi

  • Là giá thể thích hợp với hầu hết mọi loại lan có thể mua ở cửa hàng, chợ hay tự làm bằng củi đốt ở nhà
  • Cách xử lý: đập nhỏ than củi, ngâm với nước sạch rồi để ráo nước, phơi khô
  • Ưu điểm là khả năng kháng khuẩn cao, giữ ẩm tốt, độ bền cao, ngăn nhiều loại côn trùng gây hại rễ cây hoa lan
  • Nhược điểm là than củi giữ muối nên có thể gây hại đến lá của cây phong lan

Xơ dừa

  • Là giá thể dễ mua được trên thị trường với giá thành mềm hoặc có thể tự làm bằng cách mua dừa trái về tách phần vỏ đập nát rồi phơi khô
  • Cách xử lý xơ dừa: rửa sạch rồi ngâm nước vài ngày cho ra hết muối và chất chát bên trong
  • Ưu điểm là khả năng giữ ẩm cao, thường dùng lót đáy chậu
  • Nhược điểm là dùng nhiều có thể gây bí, úng nước, thối rễ lan, chỉ nên dùng lượng vừa phải
Xơ dừa đã qua xử lý dùng để trồng lan

Xơ dừa đã qua xử lý dùng để trồng lan

Dớn

  • Là giá thể phổ biến được nhiều người trồng lan tin dùng, thích hợp với mọi chủng loại lan
  • Bản chất dớn là sợi của cây dương xỉ hoặc rêu phơi khô hoặc ép
  • Cách xử lý: rửa sạch dớn để loại bỏ sạch bụi bẩn, tạp chất, ngâm nước vôi khoảng 2 ngày nhằm trung hòa axit, xử lý sạch mầm bệnh, nấm khuẩn. Tiếp tục vớt dớn ngâm Physan 20 pha loãng với nước 24 tiếng và Benkona pha loãng 24 tiếng rồi vớt ra rửa sạch với nước
  • Ưu điểm là khả năng hút ẩm cao, thoáng khí
  • Nhược điểm là nếu dùng sợi dớn vị vụn nát làm giá thể trồng lan sẽ gây bí hơi, úng nước

Rêu

  • Nên dùng loại rêu màu vàng rơm được nhập từ Newzealand hay Brazil, không dùng rêu màu nâu đen hay nâu xanh
  • Cách xử lý: rửa sạch rêu loại bỏ tạo chất, bụi bẩn, ngâm rửa nước nhiều lần rồi để ráo, không nén quá chặt khi dùng
  • Ưu điểm là khả năng chống nấm mốc cao, giữ ẩm tốt, dinh dưỡng
  • Nhược điểm là rêu chứa muối nên cần làm sạch để không làm hư rễ và lá lan

Vỏ thông

  • Cách xử lý: ngâm vỏ thông vào nước 5 – 10 ngày, rồi tiếp tục ngâm nước vôi khoảng 30 phút, rửa sạch lại bằng nước để ráo
  • Ưu điểm là vỏ thông chứa Resin có tính sát khuẩn cao, ít mầm bệnh, nấm hại, không đóng rêu, độ bền cao
  • Nhược điểm là vỏ thông có chứa muối nên hàng tháng cần xối nước rửa sạch giá thể để loại bỏ

Một số nguyên liệu trộn đất trồng lan khác là:

  • Bùn ao
  • Đất mùn
  • Mùn cưa
Một số các nguyên liệu phổ biến khác dùng phối trộn đất trồng lan

Một số các nguyên liệu phổ biến khác dùng phối trộn đất trồng lan

Với các nguyên liệu trên, người ta sẽ áp dụng nhiều công thức khác nhau để phối trộn giá thể trồng lan dinh dưỡng và phù hợp nhất. Chúc bạn sớm thành công với những giỏ lan đẹp và giá trị!