Bòn bon vốn là một loài cây ăn quả được nhiều người biết đến và cực kỳ ưa thích. Song, do nguồn gốc xuất thân của cây là từ những khu rừng nhiệt đới ẩm, ưa sự mát mẻ và không chịu ánh nắng gay gắt, chói chang. Thế nên khi trồng và canh tác cây ở Việt Nam, nhà vườn cũng gặp phải một vài những khó khăn nhất định. Vậy thì một số lưu ý khi chăm sóc cây bòn bon để cây luôn xanh tốt, sai quả là gì? Hãy theo dõi ngay bài viết này của Giathe.vn để rõ hơn mọi người nhé.
Nước tưới
Một số lưu ý khi chăm sóc cây bòn bon mà nhà vườn phải nắm đó là vấn đề về nước tưới. Như đã nói, cây bòn bon ưa ẩm ướt. Thế nên nếu như tình trạng hạn hán, khô nóng kéo dài mà không tưới nước cây sẽ chết. Do đó, ta cần kết hợp với công tác tưới nước thường xuyên, đều đặn. Đặc biệt nhất là vào mùa khô.
Ngoài ra, cây bòn bon cũng rất dễ bị chết vì bị úng nước ở phần gốc. Nhà vườn phải dành thời gian theo dõi cẩn thận. Từ đó kịp thời cho cây được thoát nước, nhất là vào những mùa mưa kéo dài.
Phân bón
Tiếp theo, đến với phân bón thì đây thực sự là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi phân bón chính là nguồn cung cấp, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu nuôi cây. Vậy nên nhà vườn phải có công tác bón phân cho cây bòn bon hiệu quả, hợp lý.
Cụ thể có thể tham khảo kinh nghiệm của Giathe.vn dưới đây:
Liều lượng phân và tần suất bón
Trong 5 năm đầu tiên, đây là thời kỳ cây vẫn chưa ra quả. Thế nên chăm sóc cây bòn bon chỉ cần bón cho mỗi cây từ 100 – 200g phân bón NPK có tỷ lệ 16 – 12 – 8 – 11 + TE. Và mỗi năm sẽ bón tổng là 3 lần. Cứ cách một năm thì lượng phân bón được thăng lên 50g.
Thời điểm cây đã bắt đầu ra hoa, tạo quả thì chuyển sang sử dụng phân bón NPK với tỷ lệ 12 – 12 – 17 – 9 + te. Mỗi lần bón một lượng 200g. Cũng tương tự, cứ cách mỗi năm sẽ chủ động thăng thêm 50g nữa.
Cuối cùng, nhà vườn sẽ ổn định phân bón ở mức 1000g hay 1kg. Bao gồm 0,5kg NPK 16 – 12 – 8 – 11 + TE và 0,5kg NPK 12 – 12 – 17 – 9 + TE. Mỗi năm chia 2 lần bón. Một lần bón trước khi cây ra hoa và một lần sau khi cây đã đậu quả.
Cách bón đúng chuẩn
Có thể một số người mới bắt đầu với cây bòn bon thì sẽ còn gặp khó khăn ở kỹ thuật bón phân. Làm thế nào để bón phân cho cây bòn bon đúng chuẩn? Nhà vườn hãy sử dụng một chiếc que để rạch xung quanh gốc cây một vòng hình tròn. Lưu ý, vòng này phải cách xa gốc cây một khoảng tầm 20 – 30cm. Sau đó, ta sẽ tiến hành rải phân bón vào và đồng thời phủ cùng một lớp đất thật mỏng nhẹ ở phía trên.
Trong suốt quãng thời gian kiến thiết cơ bản thì nhà vườn kết bón thêm khoảng 3 đợt phân bón hữu cơ. Hoặc có thể sử dụng phân chuồng hữu cơ đã qua xử lý. Mỗi lần bón một lượng từ 20 – 30kg cho đảm bảo.
Làm cỏ và đốn tỉa
Hãy thực hiện làm cỏ xung quanh gốc cây, cách một khoảng chừng 1m. Mỗi năm làm cỏ hai lần. Lần đầu tiên là khi cây còn bé, sử dụng rơm, cỏ khô để ủ. Tuyệt đối không được dùng đến thuốc phun hóa chất độc hại.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Về việc đốn tỉa thì tốt nhất ta nên tiến hành vào năm đầu tiên. Hớt ngọn cây chỉ vài lần thôi cũng giúp cành khung khỏe lên nhiều lần. Sau đó ta mới cắt đi cành đã chiết rồi và cả những cành đang bị sâu bệnh hại nguy hiểm.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu đục vỏ cây
Biểu hiện gây hại
Đối tượng gây hại sẽ không đục thẳng trực tiếp vào bên trong mà chỉ nằm ở bên dưới lớp vỏ. Chính vì điều này mà sẽ khiến cho cây bòn bon trở nên chậm phát triển. Sự ra hoa và đậu quả cũng giảm đi. Có thể xem sâu đục vỏ cây là loài gây hại có hậu quả nghiêm trọng nhất.
Biện pháp phòng trị
Nhà vườn cần tiến hành dọn dẹp cỏ dại thường xuyên, đặc biệt là với những chùm dây leo um tùm ở xung quanh khu vườn của mình. Từ đó tạo nên một độ thông thoáng nhất định.
Ngoài ra, cần phải sử dụng biện pháp mạnh đó là lấy dao lột bỏ đi lớp vỏ bên bị sâu đục gây hại. Kết hợp với phun thuốc trừ sâu như là Regent 5SC, Padan 95SP hay Marshal 200SC,… Lưu ý cần phải tập trung và phun thật kỹ vào phần bị hại trên thân cây thì mới có hiệu quả.
Rệp sáp
Biểu hiện gây hại
Rệp sáp gây hại trên cây bòn bon bằng cách chích hút những bộ phận khi còn non. Phải kể đến như là hoa, đọt non, lá non hay là quả non. Song, thỉnh thoảng thì những quả lớn cũng là đối tượng bị rệp sáp tấn công nữa. Chúng sống tập trung, mật độ cao trong suốt thời kỳ của quả.
Rệp chích làm cho những đọt non thui chột, hoa và quả rơi rụng, kém phát triển. Và đặc biệt hơn là phẩm chất của quả bị giảm sút mạnh mẽ. Mật ngọt của rệp tiết ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng sinh trưởng, phát triển trên các bộ phận cây. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp.
Mùa nắng là mùa mà rệp sáp thường gây hại nặng nề nhất. Hơn nữa, đây lại là côn trùng đa thực. Không chỉ có bòn bon mà rất nhiều cây trồng khác cũng bị chúng tấn công như là chôm chôm hay mãng cầu,… Do đó, nguồn thức ăn của rệp sáp thường có sẵn liên tục ở trong vườn. Vì vậy nên công tác phòng bệnh cũng gặp phải một vài khó khăn nhất định.
Biện pháp phòng trị
Nhà vườn nên tiến hành áp dụng phối hợp nhiều biện pháp và thực hiện một cách đồng thời:
- Sử dụng máy bơm với áp suất cao để những tia nước xoát mạnh đến những nơi rệp bám. Như vậy sẽ phần nào giúp rửa trôi bớt.
- Làm công tác vệ sinh vườn thường xuyên. Tuyệt đối không trồng với mất độ dày quá trong khu vườn.
- Ngay khi phát hiện có nhiều kiến hôi xuất hiện thì phải có biện pháp tiêu diệt triệt để do đây là côn trùng cộng sinh với rệp.
- Giai đoạn cây ra hoa, ra quả non thì phải thường xuyên kiểm ra kỹ càng. Điều này sẽ giúp kịp thời phát hiện và phòng trị rệp sáp với mật số thấp.
- Tham khảo một vài sản phẩm thuốc như là Pyrinex 20 EC, Mapy 48EC, Supracide 40 EC,…. Đặc biệt lưu ý, do rệp sáp thường có một lớp sáp bọc ở bên ngoài. Thế nên trong khi phun phải phun thật kỹ. Hoặc có thể pha cùng chất bám dính vào trong dung dịch sản phẩm thuốc hóa học.
- Đảm bảo thời gian cách ly để tránh tình trạng thuốc còn tồn dư gây hại đến sức khỏe mọi người sử dụng.
Như vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn về một số lưu ý khi chăm sóc cây bòn bòn cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. Hi vọng mọi người sẽ tham khảo và áp dụng hiệu quả những kỹ thuật này. Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết.
Xem thêm: