Dâu tây là một loại quả thơm ngon, giàu các chất dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Song, đây là thực phẩm được các chị em phụ nữ cực kỳ ưa chuộng bởi lợi ích làm đẹp của nó. Dâu tây có vị dễ ăn, thanh ngọt nên rất dễ để lại dấu ấn khó phai ngay từ lần đầu thưởng thức. Trên thế giới, dâu tây được trồng và sử dụng rất phổ biến. Thức quả trở thành món điểm tâm, tráng miệng sau mỗi bữa ăn gia đình. Còn ở Việt Nam, giá thành của dâu tây khá mắc. Hơn nữa cũng chỉ tập trung trồng, canh tác ở một vài vùng có khí hậu thích hợp. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc dâu tây cho quả to tròn, căng mọng là gì? Theo dõi giathe.vn để rõ hơn nhé.

Tìm hiểu đôi nét về cây dâu tây

Một số lưu ý khi chăm sóc dâu tây cho quả to tròn, đỏ mọng 1

Tìm hiểu đôi nét về cây dâu tây

Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc dâu tây, ta cùng tìm hiểu đôi nét về loài thực vật này. Dâu tây trong thực tế không còn là loại quả quá xa lạ với mọi người nữa. Cây thuộc nhóm cây lâu năm, thân thảo với rất nhiều những chiếc lá mọc gần nhau.

Chồi nách sẽ được mọc ra từ vị trí nách lá. Song, nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố, điều kiện nhất định như môi trường, đặc điểm của từng giống. Chồi nách có thể sinh trưởng, phát triển thành thân bò, thân nhánh hay cũng có thể là phát hoa. Tại thân bò chủ yếu sẽ được phân thành 2 đốt và đây cũng là nơi hình thành lên cây con mới.

Thực tế, hình dạng lá, độ dầy, cấu trúc hay lượng lông đều sẽ thay đổi dựa trên giống dâu tây mà nhà vườn chọn trồng. Tuy nhiên, phần lớn chúng sẽ có cuống dài. Cuống lá khi còn non có màu trắng và chuyển sang màu đỏ đất khi chúng già đi. Tuổi thọ của chúng kéo dài trong 1 – 3 tháng và có phụ thuộc vào điều kiện môi trường, khí hậu từng vùng.

Rễ cây là rễ chùm, có công dụng hỗ trợ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Đồng thời giúp cố định cây vững chắc. Hoa dâu tây là những bông màu trắng bé bé, xinh xinh, có hơi tròn. Do là hoa lưỡng tính nên cây dâu tây tự thụ. Thường sẽ có khoảng 25 – 30 nhị vàng, 50 – 500 nhụy. Và sau khi hoa dâu tây nở, những quả dâu tây sẽ bắt đầu lớn. Quả ban đầu là màu xanh lục, khi chín chuyển sang màu đỏ mọng.

Bật mí những lợi ích của dâu tây cho sức khỏe con người

Thành phần của dâu tây có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt đây được xem như là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể. Có thể bạn chưa biết nhưng một cốc dâu tây chứa lên đến 100% mục tiêu tối thiểu mỗi ngày về vitamin C có chức năng hỗ trợ miễn dịch. Song, thức quả còn chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin phong phú. Vậy thì lợi ích của dâu tây là gì?

  • Đầu tiên, ăn dâu tây có công dụng giúp cải thiện chức năng của hệ tim mạch.
  • Làm giảm, hạn chế các nguy cơ mắc phải bệnh ung thư.
  • Góp phần quản lý bệnh đái tháo đường một cách có hiệu quả.
  • Gia tăng, đẩy mạnh chức năng của não bộ.
  • Duy trì sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Là bí quyết làm đẹp da, chăm sóc da của rất nhiều chị em phụ nữ.

Một số lưu ý khi chăm sóc dâu tây cho quả to tròn, đỏ mọng

Một số lưu ý khi chăm sóc dâu tây cho quả to tròn, đỏ mọng 2Để cây dâu tây phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, nhà vườn cần duy trì một chế độ chăm sóc khoa học, hiệu quả. Với những người mới bắt đầu, nhất định còn gặp nhiều khó khăn. Sẽ phải đối mặt với tình trạng sâu bệnh hay sức khỏe cây trồng thường xuyên bị ảnh hưởng. Giải pháp đó là phải thật sự hiểu đặc điểm sinh học và sinh trưởng của dâu tây. Và đừng quên bỏ túi ngay một số lưu ý khi chăm sóc dâu tây mà giathe.vn chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế sau đây.

Ánh sáng

Trước tiên, một số lưu ý khi chăm sóc dâu tây nhất định không thể thiếu yếu tố ánh sáng. Thực chất, dâu tây vốn là một loại cây trồng ưa sống trong môi trường ẩm. Vậy nên nhà vườn chỉ cần đảm bảo cho cây hấp thụ ánh nắng mỗi ngày một buổi là đủ.

Cây phát triển tốt nhất, thuận lợi nhất ở những nơi mà có ánh nắng mặt trời trực tiếp vào nửa ngày. Đó là lý do mà cây trồng cực kỳ được chuộng và thường được chọn trồng trong chậu treo trên ban công, sân thượng.

Nước tưới

Ông cha ta đã có câu: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Vậy nước tưới đóng một vai trò hết sức quan trọng, cần thiết với mọi cây trồng. Đối với dâu tây, mọi người hãy tiến hành tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần. Thời điểm tưới là sáng sớm và khi chiều tối, lúc trời đã hết nắng.

Lưu ý, ta phải tưới sao cho đất trồng được ẩm. Và trong quá trình tưới, hãy dùng nguồn nước sạch, tránh sử dụng nước dưới mương, ao, hồ, sông, suối. Những nguồn nước không rõ về nguồn gốc rất dễ tiềm ràng tác nhân sâu bệnh gây hại cho cây. Song, ta cũng không nên lạm dụng tưới quá nhiều dễ gây úng và chết cây.

Ngoài ra, một số trường hợp khi nhà vườn chuyển từ khay ươm sang luống hay chậu trồng thì sâu tây sẽ có hiện tượng bị héo rũ. Nguyên nhân là do hệ thống rễ cây đã bị đứt bởi sự không tinh tế hoặc không khéo léo của gia chủ. Vậy nên, để khắc phục tình trạng này thì thực hiện che chắn cho cây trong 2 – 3 ngày đầu. Đồng thời kết hợp công tác tưới tiêu đều đặn thì nhất định cây sẽ xanh tốt trở lại.

Xới đất

Hãy thường xuyên xới xáo đất trồng dâu tây để đảm bảo sự tơi xốp và thông thoáng khí. Nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ, ổn định thì hãy ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên. Điều này sẽ thúc đẩy tăng cường quá trình sinh trưởng, đồng thời ức chế sự phát dục một cách hiệu quả.

Sâu bệnh

Rõ ràng, tác nhân sâu bệnh gây hại là không thể tránh khỏi. Ở giai đoạn thu hoạch, dâu tây lớn đều nên sẽ giúp cân đối giữa số lượng hoa trái và khả năng phát triển khung tán. Thế nên, ở thời kỳ này, nếu như nụ, hoa và quả trên cây ra quá nhiều thì hãy mạnh dạn tỉa bớt. Đặc biệt loại bỏ các quả bị dị dạng, lá già và sâu bệnh làm hại.

Ngoài ra, trong suốt thời gian mà dâu tây phát triển thì cần thường xuyên cung cấp, bổ sung phân bón cho cây. Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, phân kali, phân lân,.. Đảm bảo sản phẩm chăm sóc có nguồn gốc an toàn, lành tính, thân thiện với môi trường. Theo dõi tình trạng sức khỏe nếu như có kiến thì hãy diệt chúng ngay lập tức. Đối tượng này tấn công cực kỳ nhanh, có xu hướng ăn hết quả thậm chí khi quả còn rất xanh.

Còn nếu ta trồng trong chậu dài thì hãy hướng quả ra ở phía thành chậu. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển tròn đều. Đặc biệt là dễ dàng quan sát, dễ dàng theo dõi và cập nhật tình trạng sâu bệnh trên cây.

Phần kết

Như vậy, Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc dâu tây tại vườn hiệu quả. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa. Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết.

Xem thêm:

Kinh nghiệm về một số lưu ý khi chăm sóc rau chân vịt tại nhà

Trồng rau thông minh, hướng đi mới cho nông nghiệp Nhật Bản