Phân tan chậm là một trong những loại phân được đông đảo nhà vườn quan tâm gần đây. Vậy phân tan chậm có những ưu điểm hay công dụng gì mà lại được chú ý đến vậy. Nếu bạn đang băn khoăn về loại phân này thì đừng bỏ qua bài viết bên dưới của giathe.vn

Phân tan chậm là gì?

Phân bón tan chậm là loại phân bón giải phóng một lượng nhỏ, ổn định các chất dinh dưỡng vào môi trường trong một thời gian lâu hơn các loại phân bón thông thường. Đây có thể là phân bón hữu cơ, tự nhiên giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho đất bằng cách phân hủy các chất một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, khi một sản phẩm được gọi là phân bón tan chậm thì nó là loại phân bón được phủ bằng nhựa dẻo hoặc polymer gốc lưu huỳnh. Những chất này phân giải từ từ nước, nhiệt, ánh sáng mặt trời hoặc vi sinh vật trong đất. Từ đó giúp kiểm soát được thời gian tan trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Các loại phân tan chậm phổ biến

Dựa vào tốc thẩm thấu của phân bón vào đất thì phân bón có thể được chia thành 3 loại. Đó là phân tan nhanh, phân tan chậm và phân không tan. Những khái niệm này chỉ mang ý nghĩa phân biệt tương đối.

Cấu tạo của phân tan chậm

Phân tan chậm

Cấu tạo phân tan chậm

Mỗi hạt phân tan chậm có cấu tạo gồm 2 phần, đó là phần vỏ bọcphần nhân bên trong:

Phần vỏ bọc: Lớp vỏ bọc bên ngoài của phân tan chậm là một lớp chất dẻo (polymer). Lớp chất dẻo này càng dày thì thời gian phân giải và tan trong môi trường của hạt phân càng lâu. Vì vậy người ta sẽ sản xuất lớp vỏ với độ dày mỏng tùy thuộc vào nhu cầu về thời gian phân được phân hủy.

Phần nhân: Phân nhân của hạt phân chứa các loại dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng gồm các hạt khoáng chất đa lượng, trung lượng và vi lượng như Nitơ (N), Lân (P), Kali (K), Mangan (Mn), Canxi (Ca), Kẽm (Zn),…

Quá trình hoạt động của phân tan chậm

Sau khi được bón vào đất trồng, lớp vỏ bọc của phân tan chậm bảo vệ các chất dinh dưỡng không phân giải ngay lập tức. Theo thời gian, độ ẩm của đất sẽ ngấm vào bên trong lớp vỏ và hòa tan dần dần các chất dinh dưỡng. Các hạt dưỡng chất tan ra thành những hạt nhỏ hơn rồi thấm qua lớp vỏ và khuyết tán ra ngoài môi trường. Quá trình này sẽ diễn ra với tốc độ chậm và kéo dài đến hết chu kỳ sống của cây trồng.

Dần dần khi các dưỡng chất đã được hòa tan hết thì quá trình phân giải này sẽ chậm lại đến khi các hạt khoáng chất tan hết. Sau đó lớp vỏ polymer bên ngoài sẽ vỡ ra và tan vào đất, không để lại phần tồn dư nào.

Ưu điểm nổi bật của phân tan chậm

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời cho cây trồng

Trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, từ khi là hạt giống đến khi có thể thu hoạch, phân tan chậm có thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng một cách đầy đủ, đều đặn và hợp lý.

Ngoài ra, lượng phân được cung cấp không quá nhiều và ồ ạt ngay trong một lần giúp cây trồng tránh được tình trạng bị thương tổn rễ hay bị ngộ độc phân bón.

 Tiết kiệm chi phí

Phân tan chậm không được phân hủy trong cùng một lúc nên thời gian nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng được kéo dài. Vì vậy khi dùng phân bón tan chậm, bạn chỉ cần bón 1-2 đợt cho cây, tùy theo từng chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.

Từ đó, giúp bạn tiết kiệm chi phí vì tiết kiệm được lượng phân lượng phân bón cũng như chi phí nhân công để bón phân. Mặc dù giá thành phân tan chậm cao hơn các loại phân khác nhưng suy cho cùng nó có nhiều ưu điểm và ít tốn chi phí hơn so với các loại phân bón khác.

An toàn và thân thiện với môi trường

Phân bón tan chậm có cấu tạo lớp vỏ có thể kết dính chặt vào đất nên có thể hạn chế được việc bị nước rửa trôi. Càng ít phân bị rửa trôi thì nguồn nước càng được đảm bảo không bị ô nhiễm.

Đặc biệt, khi sử dụng phân tan chậm hữu cơ, lượng phân cần bón cũng giảm đi nhiều, ít xảy ra tại tình trạng tồn dư phân bón.

Một số cây trồng thường sử dụng phân tan chậm

Hoa lan

Phân tan chậm 2 Phân bón tan chậm sẽ không bị khô do ánh nắng mặt trời chiếu vào, dinh dưỡng trong phân cũng được hòa tan dễ hơn do tiếp xúc đủ ẩm. 

Khi bón phân tan chậm cho lan, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Chỉ sử dụng phân tan chậm cho lan khi lan đang có nhiều rễ. Khi lan còn là cây con, ít rễ thì nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vô cơ khác. Để kích thích rễ ra nhiều nhanh chóng, có lợi hơn cho sự phát triển của lan.
  • Nên trộn phân tan chậm cùng giá thể trồng lan như xơ dừa, than vụn,…Đặc biệt giá thể nên là giá thể ẩm thì hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn.
  • Mỗi lần tưới nước cho hoa lan nên tưới cho giá thể ẩm nhiều hơn. Nhằm giúp phân tan dễ hơn, rễ lan hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Nên bổ sung phân vào mùa mưa vì đây là mùa lan phát triển mạnh nhất.

Hoa mai

  • Một sản phẩm phân tan chậm được nhiều nhà vườn chọn để bón mai vàng đó là phân hữu cơ Bounce Back. Phân bón này nổi bật với hàm lượng chất hữu cơ lên đến 44%.
  • Sản phẩm này có nguồn gốc uy tín, chất lượng và được ủ bằng công nghệ Úc. Phân bón tan chậm, nhả dinh dưỡng từ từ. Như thế có thể hạn chế tối đa tình trạng dinh dưỡng bị thất thoát, mất hụt.
  • Bounce Back giúp cho mai vàng nở hoa, ra hoa bền màu mà không bị tình trạng mất sức. Ngoài ra, phân tan chậm Bounce Back còn có công dụng giúp cho đất thông thoáng khí. Nhờ vậy mà hệ thống vi sinh vật được kích thích sinh sản, trùn đất phát triển nhiều hơn.

Các loại kiểng lá

Phân hữu cơ tan chậm tổng hợp hộp 1kg với thành phần gồm: hữu cơ vi sinh tổng hợp tự nhiên 100%, mùn hữu cơ 22%, chứa nhiều Axit amin, Axit Humic. Và vi sinh vật có lợi cho cây trồng như: vi khuẩn cố định đạm tự do ( Azotobacter) vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose.

Công dụng nổi bật của loại phân này là cung cấp hữu cơ đa vi lượng dễ hấp thụ cho kiểng lá. Phân giải chậm các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thu dài lâu. Và đặc biệt là cân bằng pH, giữ ẩm cho giá thể trồng và kích thích bộ rễ phát triển khoẻ.