Hoa Lồng đèn – một chiếc tên thoạt nghe thôi cũng đã thấy phần nào sự ngộ nghĩnh và đáng yêu rồi. Và thật vậy, hoa Lồng đèn là cây kiểng được nhiều người yêu thích tại Việt Nam nhờ vào nét tinh nghịch, bắt mắt. Điểm đặc biệt của những bông hoa chính là sự rực rỡ, với nét rũ xuống tự nhiên tạo vẻ đẹp mê hồn. Vạn ánh mắt say mê ngay từ lần đầu tiên nhìn ngắm bông hoa ấy. Đó cũng chính là lý do mà hoa kiểng được trồng phổ biến để gia tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan, cho không gian vườn nhà. Vậy, để cây kiểng phát triển thuận lợi, nở nhiều hoa lộng lẫy, bền màu, nhà vườn cần nắm một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn. Cùng theo dõi ngay bài viết của giathe.vn nhé.

Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm cơ bản của hoa Lồng đèn

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn xinh lung linh 1Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn, cùng tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của hoa kiểng này. Hoa Lồng đèn hay còn có tên gọi khoa học là Fuchsia. Cây có nguồn gốc xuất xứ bắt nguồn từ những khu rừng rậm, vùng núi thuộc khu vực Trung – Nam Mỹ. Người dân bản địa cực kỳ ưa thích loài hoa này. Họ thường trồng nhằm mục đích làm đẹp cảnh quan, gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.

Về Việt Nam chưa lâu, hoa kiểng cũng đã bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm, thu hút các tín đồ. Bởi là cây kiểng ưa môi trường mát mẻ, khí hậu dễ chịu. Vậy nên Lồng đèn sẽ được trồng nhiều nhất ở các khu vực như là Sapa, Mộc Châu hay là Đà Lạt,…

Lồng đèn là những bông hoa xinh yêu, lộng lẫy với nhiều sắc màu đa dạng, phong phú. Đó có thể là sắc hồng đáng yêu, sắc đỏ rực rỡ, sắc vàng tươi mới, sắc trắng tinh khôi hay là xanh tím đậm tình son sắc. Mỗi gam màu đều có những ý nghĩa riêng, phù hợp với từng sở thích, cá tính của mỗi người. Mép hoa nguyên và mọc đối xứng vào nhau. Vậy nên nhìn chẳng khác gì những chiếc lồng đèn bé bé, xinh xinh được tín đồ khéo léo treo vào những mùa Lễ hội.

Bật mí ý nghĩa của hoa Lồng đèn trong đời sống

Không chỉ sở hữu nét đẹp vạn người mê thôi đâu, hoa kiểng còn mang nhiều ý nghĩa tốt lành trong đời sống. Vào mỗi dịp lễ Tết, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hoa Lồng đèn ở khắp mọi nơi.

Những chậu Lồng đèn rực rỡ được treo trong nhà cực nhiều. Sắc hoa rực rỡ, cánh hoa bung nở, tỏa hương thơm ngát mỗi buổi sáng sớm. Đó như chính là sự đâm chồi, nảy lộc đón một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Qua đó cũng sẽ giúp thu hút mọi sự tài lộc, may mắn, bình an và thịnh vượng đến bên gia đình thân yêu. Thế mới nói, tuyệt làm sao khi ta có bên mình một chậu hoa Lồng đèn mang đi chúc Tết mọi nhà.

Lồng đèn – ánh sáng của niềm tin và hy vọng trong cuộc sống. Và bạn biết không, con người ta luôn tin rằng tri thức như là một chiếc đèn. Tri thức sẽ soi sáng cho tư duy, mở lối, khai thông những con đường còn tăm tối. Đặc biệt sẽ dẫn hướng giúp bạn luôn dồi dào năng lượng tích cực, tiến về phía trước.

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn xinh lung linh

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn xinh lung linh

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn xinh lung linh

Đất trồng

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn quan trọng, không thể thiếu chính là yếu tố đất trồng. Thực tế, sự phát triển, sinh trưởng của bất kỳ một loài cây nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào đất trồng của nó. Chọn đất trồng cho hoa Lồng đèn cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất hữu cơ, thông thoáng khí. Đặc biệt màu mỡ, tơi xốp với độ pH trung bình là 6. Khả năng giữ ẩm của đất trồng hiệu quả.

Đa số, những người có kinh nghiệm làm vườn lâu năm họ đều chọn sản phẩm đất sạch hữu cơ chuyên dụng. Bạn có thể tham khảo mua đất trồng, giá thể trồng cây tại shop Giathe.vn. Sản phẩm được phối trộn từ 100% nguyên liệu sạch tự nhiên, đã qua xử lý an toàn. Đồng thời có sự phối trộn các giá thể, chất trồng với tỷ lệ phù hợp.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể tự trộn đất trồng hoa Lồng đèn tại nhà đơn giản. Công thức có thể tham khảo là 3 giá thể + 5 đất + 2 phân bón hữu cơ. Giá thể có thể chọn trấu hun, xơ dừa hay là viên đất nung,… Phân bón là phân chuồng hay phân trùn quế để giúp cây kiểng dễ dàng hấp thụ.

Nước tưới

Tiếp theo, một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn không thể thiếu nước tưới. Thực tế, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, hoa Lồng đèn không yêu cầu quá cao về nước. Thế nhưng nhà vườn phải đảm bảo duy trì độ ẩm trong khoảng từ 60 – 70%. Khuyến khích sử dụng vòi hoa sen để tưới nhẹ nhàng quanh gốc. Tần suất tưới hiệu quả là từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Thời điểm tưới tốt nhất là sáng sớm và khi chiều tối mát mẻ.

Công tác tưới nước cần chú ý, tránh tuyệt đối việc tưới nước thời điểm giữa trưa. Bởi điều này rất dễ gây ra tình trạng hỏng rễ, cây chết. Đồng thời, không tưới trực tiếp lên hoa hay là tưới nước một lượng quá đẫm. Như vậy bạn sẽ vô tình khiến cho gốc cây bị thối, lá thối. Hậu quả nghiêm trọng có thể phải đối mặt là chết cây.

Phân bón

Xuất phát từ đặc điểm sinh trưởng của hoa kiểng, nhà vườn có thể cân nhắc bón phân phù hợp. Song, cần hiểu rõ tầm quan trọng của phân bón. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho sự phát triển, lớn mạnh của cây trồng. Rõ ràng, hoa Lồng đèn có khả năng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời còn cho ra những đợt nở hoa liên tục, kéo dài. Vậy nên nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt cao.

Song, một sự thật là hoa kiểng không mấy ưa thích việc bón phân quá nặng. Điều này rất dễ gây ra tình trạng chết cây. Mà thay vào đó, kinh nghiệm cho nhà vườn là chỉ nên pha phân loãng. Sau đó bón nhẹ nhàng cho hoa kiểng. Bón thường xuyên, đều đặn, hợp lý cho sự phát triển tốt nhất.

Chỉ sau khoảng 15 – 20 ngày trồng là tình hình sức khỏe của hoa kiểng dần ổn định trở lại. Lúc này, cây có đà phát triển thân lá, cho thêm nhiều nhánh mới. Đó là thời điểm phù hợp để bón phân chuyên dụng cho hoa.

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, nhất là phân bón dạng lỏng an toàn, lành tính. Tuy nhiên, lưu ý, bạn nên giảm bớt liều lượng bón về chỉ còn 1 nửa so với yêu cầu nhà sản xuất. Cứ 2 tuần bón phân 1 lần là được.

Khi Lồng đèn bắt đầu nở hoa thì 7 – 10 ngày tưới phân 1 lần. Chú ý, sau khi bón phân dạng lỏng xong ta nên dùng nước sạch tưới nhẹ. Một phần là để giúp giữ ẩm, một phần là tạo điều kiện cho hoa kiểng dễ dàng hấp thụ dưỡng chất một cách tối ưu hơn.

Sâu bệnh

Chắc chắn rồi, trồng cây thì sâu bệnh là yếu tố tác nhân không thể tránh khỏi. Thật may mắn khi hoa Lồng đèn ít gặp phải sâu bệnh tấn công. Nếu có thì nhà vườn cũng chỉ nên áp dụng các biện pháp phòng trừ thủ công là chính.

Còn nếu sâu bệnh gây ra các tình trạng như hư rễ, nhũn gốc, thối thân thì nên điều chỉnh lại chế độ chăm sóc. Lúc này, nên đặt cây ở nơi thông thoáng gió. Thay mới đất trồng có khả năng thoát nước tối. Ánh sáng tự nhiên nhưng tránh và hạn chế ánh nắng trực tiếp. Đồng thời, không cho cây dầm mưa quá lâu dễ khiến cây bị dập nát, thối rễ.

Phần kết

Như vậy, giathe.vn đã chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc hoa Lồng đèn xinh lung linh. Hi vọng bạn sẽ chăm cây thật tốt nhé!

Xem thêm:

Cách chăm sóc cây Huỳnh liên ra hoa vàng rực rỡ

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim Đồng

Trả lời