Chùm ngây là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt tập trung chủ yếu ở những vùng đất khô hạn và khắc nghiệt. Cụ thể là những quốc gia trong khu vực khí hậu nhiệt đới hay bán nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây chùm ngây thấy nhiều ở những tình miền Trung và miền Nam. Hai vùng này đặc trưng bởi khí hậu nắng nóng quanh năm. Song, không chỉ là một thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chùm ngây còn mang nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Giới Đông Y đánh giá cao chùm ngây bởi khả năng chữa bệnh của nó. Đó cũng là lý do mà trong xu thế hiện đại, chùm ngây được giới nhà vườn ưa chuộng, trồng rất nhiều. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây chùm ngây là gì? Theo chân giathe.vn để tìm hiểu ngay nhé.
Tìm hiểu đôi nét về cây chùm ngây
Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây chùm ngây, cùng tìm hiểu sơ lược, tổng quan về loài cây này. Trong thực tế, cây chùm ngây là cây thân gỗ, mềm. Cây thuộc vào nhóm cây lâu năm. Nếu như suốt cả quá trình trưởng thành, phát triển mà không có sự tác động của con người như cắt tỉa thì có thể đạt đến độ cao hàng chục mét là bình thường.
Đặc tính sinh trưởng nổi bật của chùm ngây chính là khả năng sống ở những cùng đất khắc nghiệt. Cây không ưa môi trường đất trồng ẩm ướt, song lại ưa nhiều cát. Dù là đất trồng sống thì cây vẫn phát triển mạnh mẽ. Cây chùm ngây là đối tượng dễ trồng, dễ chăm, dễ mộc. Độ pH của đất trồng chỉ cần dao động trong khoảng 4.5 – 8.
Ngoài ra, một đặc điểm ở chùm ngây nữa là gỗ cây khá mềm và giòn. Đó cũng là lý do mà cây thường xuyên bị gãy rụng vào mùa mưa bão, gió lớn.
Công dụng và giá trị dinh dưỡng của chùm ngây
Chùm ngây vốn dĩ được yêu thích, ưa chuộng, trở nên phổ biến là nhờ vào những công dụng, giá trị dinh dưỡng của nó. Vốn dĩ, chùm ngây là cây trồng đặc biệt. Bởi lẽ trong thế giới thực vật hiếm có một cây trồng nào lại có nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe với một hàm lượng cực kỳ cao như vậy.
Trên mọi bộ phận của chùm ngây đều chứa Canxi, Magiê, Sắt, Kali, Phốt pho, Mangan, Natri và Kẽm,.. Bên cạnh đó, cây lại còn giàu các vitamin, giàu đạm, giàu acid amin cùng nhiều hợp chất phenol khác nữa.
Cây được xem là thực vật hàng đầu với nhiều công dụng nhất trên thế giới. Tất cả thành phần của chùm ngây đều có thể sử dụng cho đời sống con người mà không bỏ sót bất kỳ bộ phận nào cả. Từ thân, lá, cành, hoa, quả cho đến rễ. Tất tần tật nhà vườn đều có thể dùng làm dược phẩm chữa bệnh, thực phẩm nấu ăn,..
Công dụng làm thực phẩm của cây chùm ngây
Để làm thực phẩm nấu ăn, bạn có thể dùng chùm ngây trộn salad, nấu canh, xào thịt bò và thậm chí là ăn sống. Với chị em phụ nữ, sinh tố chùm ngây có hiệu quả rất tốt với làn da. Từ đó giúp chị em chăm sóc và làm đẹp bản thân hơn mỗi ngày.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây chùm ngây tốt nhất
Bón phân
Tất nhiên rồi, một số lưu ý khi chăm sóc cây chùm ngây không thể thiếu công tác bón phân. Nhà vườn cần chủ động bón thúc cho cây chùm ngây đều đặn mỗi năm. Tùy vào đặc tính, tính chất của đất trồng, tuổi và sản lượng để nhà vườn cân nhắc lượng phân bón phù hợp nhất. Mà muốn làm tốt điều này, nhà vườn phải trang bị đầy đủ kiến thức về đặc điểm sinh trưởng của cây. Qua đó biết được ở từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể thì nhu cầu của cây là gì.
Thường thì với công tác bón phân, Giathe.vn sẽ khuyến khích nhà vườn bón theo từng đợt. Mỗi năm bón định kỳ 3 lần. Riêng việc bón phân hữu cơ như phân trùn quế hay phân chuồng ủ hoai thì ta giảm về 6 tháng bón 1 lần là đã đủ.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Năm đầu chăm sóc chùm ngây, giai đoạn quan trọng này nhà vườn tốt nhất nên bón phân bón hóa học. Ta tiến hành hòa phân với nước để tưới đều thân với gốc. Những năm sau, mọi người chỉ rải phân bón ở xung quanh gốc. Sau đó nhẹ nhàng tưới nước để phân bón ngấm vào đất trồng.
Tưới nước
Nếu như công tác chăm cây thuận lợi, đạt hiệu quả cao cho cây phát triển tốt thì chỉ từ năm thứ 2 trở đi nhà vườn đã có thể thu hoạch được rồi. Đặc tính của chùm ngây là khả năng chịu hạn, khắc nghiệt tốt. Thế nhưng, nếu như tình trạng nắng nóng kéo dài thì chùm ngây sẽ dần trở nên kiệt sức. Như vậy sẽ khiến sức khỏe cây bị giảm sút, năng suất thu hoạch đi xuống.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu trên một cây chùm ngây thiếu nước. Cụ thể đó là khi cây kém phát triển, cành mới ít hình thành hơn, cành cây teo lại. Đồng thời, lá cây chuyển sang thành màu vàng, héo úa, teo tóp và rơi rụng nhiều.
Do đó Giathe.vn mới nhấn mạnh về một số lưu ý khi chăm sóc cây chùm ngây nhất định có yếu tố nước tưới. Công tác này nên tiến hành từ tháng 11 cho đến tháng 5 năm sau. Nhịp độ tưới nước thay đổi linh hoạt từ 5 – 7 ngày 1 lần tùy vào tình trạng đất trồng nữa. Thời điểm tưới nên là sáng sớm mát mẻ.
Cỏ và sâu bệnh
Trước mỗi đợt cung cấp, bổ sung phân bón thì nhà vườn hãy chủ động làm sạch cỏ trong vườn trước khi bón. Còn về vấn đề sâu bệnh, thực vật này được xem là có khả năng miễn dịch với sâu bệnh. Tỷ lệ mà cây bị tác nhân gây hại tấn công chỉ chưa vượt quá 2% mà thôi. Do vậy bạn không cần quá lo lắng về điều này đâu nhé.
Phần kết
Chùm ngây thực sự là cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Thế nên hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài thực vật đặc biệt cùng kỹ thuật chăm bón cây hiệu quả. Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết này.
Xem thêm:
Một số lưu ý khi chăm sóc măng tây tại vườn xanh tốt
Trồng rau trên ban công – Tự tay trồng thực phẩm cho chính gia đình của bạn