Một loại trái thơm ngon, ngọt lành được yêu thích mỗi khi mùa hạ sang đó chính là vải thiều. Vải thiều được biết đến là thức trái với giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt ở một số vùng miền Việt Nam thì trồng và kinh doanh vải thiều chính là ngành nghề mang đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Cụ thể sẽ tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Bắc, điển hình là Hải Dương và Bắc Giang. Tiến hành canh tác, áp dụng kỹ thuật trồng và chăm vải thiều đúng cách thì nhất định sẽ có được một vườn cây xanh tốt, khỏe mạnh. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây vải thiều cho trái ngon ngọt, năng suất cao thu hái không xuể là gì? Theo dõi bài viết này của Giathe.vn để biết thêm nhé.
Bón phân cho cây vải thiều
Trước tiên, một số lưu ý khi chăm sóc cây vải thiều cần phải kể đến phân bón. Phân bón là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng và thiết yếu cho cây trồng. Nhất là những cây áp dụng mô hình canh tác rộng như là vải thiều nữa. Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng hữu cơ phong phú, đa dạng cho cây là cần thiết.
Vậy ở đây, bạn có thể tham khảo cách thức bón phân tường tận, đúng chuẩn cho cây vải thiều của Giathe.vn chia sẻ.
Nguyên tắc bón phân cho cây vải thiều
- Bón phân cho cây vải thiều phải bón vừa đủ, không gây dư thừa dễ khiến tác động, ảnh hưởng đến môi trường của đất trồng.
- Sử dụng phân bón phải đạt được hiệu quả cao.
- Bón phân đúng cách giúp tránh được tình trạng lãng phí trong đầu tư cho bà con.
- Tuyệt đối không được dùng những sản phẩm thúc đẩy, kích thích sinh trưởng. Điều này rất độc hại, làm giảm sút chất lượng của thức trái.
- Tuyệt đối không sử dụng phân bón có nguồn gốc không rõ ràng.
Xác định đúng liều lượng cà loại phân bón cho vải thiều
Trên thực tế, việc xác định liều lượng chính xác và phân bón phù hợp cho cây ăn trái là điều không phải dễ. Rất ít người làm tốt điều này, đa số chỉ những ai đã có nhiều năm canh tác. Và với kinh nghiệm của Giathe.vn thì ta có rất nhiều cách để áp dụng.
Dựa trên giai đoạn phát triển
Đầu tiên, ta nên căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển để xác định nhu cầu dinh dưỡng của vải thiều.
Về cơ bản, đời sống cây vải thiều sẽ được chia thành 2 giai đoạn chính. Đó là giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn cây cho thu trái. Trong đó, giai đoạn đầu sẽ kéo dài trung bình 3 năm. Do lúc này, cây trồng còn nhỏ thế nên nhu cầu dưỡng chất không cao. Muốn thúc đẩy cây nhanh lớn, có được bộ khung tán xanh tốt, khỏe mạnh thì chọn phân có đạm cao. Cụ thể, bón phân N:P:K với tỷ lệ 1:0.5:1.
Giai đoạn 2 là giai đoạn cây được từ 4 năm tuổi trở lên. Lúc này vườn vải thiều đã bước vào giai đoạn thu hoạch, cũng có nghĩa là kinh doanh. Vậy, nhà vườn nên tập trung ưu tiên phân bón có lượng kali cao. Tỷ lệ phân bón N:P:K phù hợp là 1:1:2.
Dựa trên tuổi của cây
Cách thứ 2 mà bạn có thể tham khảo, áp dụng là dựa trên số tuổi của cây ăn trái. Thường thì nhu cầu về dinh dưỡng của cây vải thiều sẽ tăng lên, tỷ lệ thuận với độ tuổi của nó. Bộ khung tán lá có xu hướng lớn dần theo tuổi. Thế nên đồng nghĩa với việc nguồn phân bón được cung cấp cũng phải tăng theo.
Dựa trên kiểu đất trồng
Kiểu đất trồng vải thiều khác nhau cũng quyết định đến liều lượng phân, sản phẩm phân thích hợp. Rõ ràng, đất ở ngoài bãi thì độ phì cao. Do vậy mà lượng phân cần bón cơ bản sẽ ít hơn. Đất trong đồng thì phải bón nhiều hơn so với đất ngoài bãi. Còn riêng vườn thổ cơ thì cần phải bón với một lượng cao nhất.
Cắt tỉa cành cho cây vải thiều
Một số lưu ý khi chăm sóc cây vải thiều tiếp theo không thể không nhắc đến chính là việc cắt tỉa và tạo hình. Có 3 cấp độ tạo hình chính cho cây ăn trái này. Cụ thể như sau:
Tạo cành cấp độ 1
Công tác cắt tỉa diễn ra khi cây vải thiều đạt độ cao từ 45 – 50cm. Nhà vườn sẽ phải tiến hành bấm ngọn và tạo cành cấp độ 1. Giữ lại từ 3 – 4 cành cây để đảm bảo sự phân bố đồng đều các hướng.
Những cành cấp 1 phải là những cành chắc khỏe, không cong vẹo. Đặc biệt khoảng cách mỗi cành trên thân chính từ 7 – 10cM, tạo gốc 450 – 600 với thân để cho khung tán thoáng.
Tạo cành cấp độ 2
Diễn ra khi cành cấp 1 đạt được độ dài từ 25 – 30cm. Lúc này, nhà vườn sẽ chủ động giữ lại khoảng t3 cành cấp 2. Sau đó tiến hành phân bón đều, hợp lý về những hướng và góc độ khác nhau trên cây.
Tạo cành cấp độ 3
Tạo cành cấp độ cuối chính là dành cho những cành tạo quả, mang quả. Nhà vườn phải bố trí làm thế nào để chúng không giao nhau. Đồng thời phân bổ, xếp thành nhiều hướng tạo điều kiện cho cây thực hiện quang hợp tốt nhất.
Nước tưới cho cây vải thiều
Yếu tố tiếp theo trong một số lưu ý khi chăm sóc cây vải thiều là nước tưới. Trong trường hợp cây bị thiếu nước thì rất dễ gây rối loạn cho quá trình thụ phấn. Điều này cũng khiến cho cây đậu quả ít hơn, năng suất thấp hơn so với bình thường.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Giai đoạn khi mới trồng thì nhà vườn phải tập trung giữ ẩm cho đất trồng xung quanh rễ. Đặc biệt chú ý tiêu úng đúng lúc, kịp thời mỗi khi phát hiện nước dư thừa.
Thực tế, cây trưởng thành có khả năng chịu hạn khá hơn so với cây con. Thế nhưng cũng phải cung cấp đủ nước ở những giai đoạn chủ chốt như ra hoa và kết trái. Chú ý ngưng toàn bộ công tác tưới nước trong khi xử lý ra hoa cho cây vải thiều. Như vậy thì mới tạo được điều kiện để thúc đẩy, kích thích phân hóa mầm hoa.
Vào mùa nắng hạn, khô nắng, tưới nước cho cây 1 ngày 1 lần. Mỗi lần tưới 4 – 5 lít cho 1 cây. Áp dụng lượng trên cho đến khi cây phục hồi sinh trưởng tốt nhất.
Sâu bệnh
Tất nhiên rồi, sâu bệnh là một yếu tố cực kỳ đáng lo ngại đối với cây vải thiều. Đây cũng là nỗi lo lắng và ám ảnh của rất nhiều bà con nhà vườn nói chung. Thường sẽ xuất hiện một số loài phổ biến như là sâu đục cành, bọ xít hoặc nhện 4 chân.
Bọ xít
Bọ xít tập trung phát triển mạnh từ tháng 3 đến tháng 4. Chúng làm rụng trái rất nghiêm trọng. Cho nên, bạn có thể sử dụng các sản phẩm Drotox, Bi 58 với nồng độ 0,1 – 0,7% cùng với Dipterex 1% để phun lên cây. Hoặc không, tiến hành diệt thủ công bằng cách chọn một ngày tối trời, rung cây để bọ xít rơi xuống rồi diệt toàn bộ.
Sâu đục cành
Với sâu đục cành, đây là loại sâu đã trưởng thành thường đẻ trứng lên cành cây. Chúng đục thân cành khiến cành cây khô và gãy rụng. Biện pháp là sử dụng dây thép chọc trực tiếp vào lỗ để diệt trừ sâu. Hoặc là tham khảo sản phẩm padan 12 Sp với liều lượng 30 – 40gr cho 10 lít nước để nhỏ ngay vào chính lỗ mà sâu đục tạo ra.
Nhện 4 chân
Riêng với nhện 4 chân, chúng gây hại bằng cách chích hút bên dưới lá. Dấu hiệu là những lông nhung có màu đỏ. Vậy, giải pháp mà Giathe.vn chia sẻ đến bạn là hãy ngắt toàn bộ lá bị hạt và mang đốt đi. Hoặc là sử dụng thuốc ortors 0,05 – 0,1%, Bi 58 0,1% để phun cho cây vải thiều nhé.
Khuyến khích áp dụng các biện pháp thủ công hơn là sử dụng thuốc. Trong trường hợp sâu bệnh nặng quá thì phải sử dụng thuốc hóa học với liều lượng vừa phải, không lạm dụng.
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của Giathe.vn về một số lưu ý khi chăm sóc cây vải thiều. Đây là một cây trồng hứa hẹn sẽ mang đến thu nhập kinh tế tốt nếu bạn canh tác đúng chuẩn. Đảm bảo cung cấp, đáp ứng tốt những nhu cầu của cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển.
Hi vọng bạn sẽ áp dụng kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ một cách hiệu quả, thành công.
Xin cám ơn!
Xem thêm:
Một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm
Trồng cây ăn quả trên ban công sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe