Nhãn là một loại trái cực kỳ ngon ngọt, thanh mát và có giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong những năm gần đây thì thức trái trở nên được ưa chuộng, quan tâm nhiều hơn. Do bà con nông dân, những nhà vườn đã áp dụng các kỹ thuật trồng khác nhau giúp nhãn có thể ra trái mùa. Thế nhưng, một sự thực có thể thấy rõ đó là nhiều hộ gia đình kinh doanh, trồng cây nhưng lại không đạt được năng suất, chất lượng như ý. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có thể bắt nguồn từ chế độ chăm sóc chưa đúng chuẩn, chưa thực sự tốt. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây nhãn cho cây sai trĩu quả là gì? Cùng theo dõi bài viết này của Giathe.vn để hiểu hơn nhé.
Bón phân cho cây nhãn
Trước hết, một số lưu ý khi chăm sóc cây nhãn cần được kể đến và tập trung hàng đầu là bón phân. Nhà vườn cần phải thực hiện một cách đúng chuẩn để tạo được điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn trái. Song, cây khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Vậy, tiêu chuẩn bón phân cho cây nhãn cẩn đảm bảo 2 công tác chính sau đây.
Bón lót cho cây nhãn
Đầu tiên là bón lót. Bón lót cho cây nhãn thực hiện vào thời điểm mà bà con làm đất trồng, trước khi thực hiện trồng cây con. Sử dụng phân bón hữu cơ Organic với nguồn gốc tự nhiên, an toàn, hành tính. Liều lượng bón là 1 – 3kg cho mỗi cây trên 1 lần bón.
Bón thúc cho cây nhãn
Bên cạnh việc bón lót thì chắc chắn không thể thiếu bón thúc. Công tác bón thúc nhìn chung sẽ được tiến hành nhiều lần và có sự thay đổi về thời gian, giai đoạn một cách rõ rệt. Nhà vườn tốt hơn nên tập trung bón đúng vào từng giai đoạn, mùa vụ của cây. Như vậy sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi, lý tưởng để cây ra trái và có năng suất thu hoạch cao nhất.
Cụ thể ở đây, ta sẽ thực hiện 4 lần bón thúc cho cây nhãn chính.
Bón thúc lần đầu
Lần đầu sẽ được áp dụng bón thúc ngay giai đoạn sau khi thu hoạch trái được từ 8 – 9 tháng. Như vậy nguồn dinh dưỡng sẽ hỗ trợ giúp cây phục hồi một cách hiệu quả. Về cơ bản, đợt bón này sẽ chỉ cần sử dụng phân bón NPK với tỷ lệ 20:20:15. Liều lượng bón là 0,5 – 1kg cho mỗi lần bón với mỗi cây.
Bón thúc lần thứ hai
Lần bón thúc thứ hai áp dụng khoảng đầu tháng 2. Đây là giai đoạn mà cây nhãn bắt đầu có sự phân hóa mầm hoa. Công tác cung cấp, bón phân vào giai đoạn này sẽ thúc đẩy, kích thích cây ăn trái ra hoa, nuôi lộc. Liều lượng bón tương tự, sử dụng 0,5 – 1kg phân bón cho mỗi lần áp dụng với mỗi cây.
Bón thúc lần thứ ba
Lần thứ ba bón thúc sẽ có sự thay đổi về tỷ lệ phân bón NPK, cụ thể là 17:7:17. Liều lượng bón giữ nguyên là 0,5 – 1kg phân cho mỗi lần mỗi cây. Thời điểm bón từ cuối tháng 3 cho đến đầu tháng 4. Mục đích chính là để góp phẫn hỗ trợ cho chùm hoa nhãn phát triển tốt nhất. Từ đó giúp cải thiện, nâng cao khả năng mà cây đậu quả. Đồng thời cũng kích thích cành hè phát triển mạnh mẽ hơn.
Bón thúc lần thứ tư
Lần cuối bón thúc này sẽ được tiến hành khoảng cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Nhà vườn sẽ bổ sung thêm dưỡng chất để trái cây được phát triển to tròn. Phân bón sử dụng là phân bón NPK với tỷ lệ 16:9:21 hoặc là NPK 12:12:18 đều được. Liều lượng bón giữ nguyên từ 0,5 – 1kg cho mỗi lần với mỗi cây.
Thực tế rằng, công tác bón thúc cho cây nhãn phải đảm bảo thực hiện đúng cách thì mới mang đến giá tri, hiệu quả cao. Từ đó giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng một cách toàn bộ và triệt để.
Trong điều kiện đất trồng ẩm, nhà vườn chỉ cần rải đều phân bón NPK trên mặt đất. Chú ý rải theo hình chiếu tán cây. Sau đó ta mới tiếp đến với công đoạn tưới nước để phân bón được hòa tan.
Tưới nước cho cây nhãn
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Tầm quan trọng của nước tưới đối với cây trồng chắc chắn nhà vườn nào cũng hiểu rõ. Vậy phải tưới bao giờ là đúng và tưới bao nhiêu là đủ?
Với đặc tính sinh trưởng của cây nhãn thì cây cần phải được bổ sung một lượng nước tưới thường xuyên, đều đặn theo đúng định kỳ. Cứ cách 3 ngày thì nhà vườn phải tưới nước cho cây nhãn một lần. Nhưng nếu như thời tiết mưa, ẩm thì nhà vườn hạn chế nước tưới hoặc thậm chí không cần phải tưới thêm.
Nếu như cây nhãn đang bị rơi vào tình trạng ngập nước do lượng mưa quá lớn và kéo dài thì cần phải đẩy nhanh công tác tháo nước. Trong trường hợp cây được bổ sung đủ lượng nước thì sẽ được thúc đẩy phát triển một cách xanh tốt, khỏe mạnh. Đồng thời nhanh ra hoa và kết nhiều trái. Tuy nhiên nếu như cây bị ngập úng thì cây sẽ rất dễ bị thối rễ, đặc biệt là nhanh chết.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Làm cỏ cho cây
Công tác làm cỏ này là không thể thiếu trong một số lưu ý khi chăm sóc cây nhãn. Thế nhưng một số nhà vườn vẫn chủ quan, lơ là và bỏ qua. Việc diệt trừ cỏ dại là một yêu cầu bắt buộc. Điều này sẽ giúp ngăn chặn, tính tình trạng nguồn dinh dưỡng bón cho cây bị phân tán. Song cũng tránh được sâu bệnh, côn trùng gây hại. Bởi đây thường là nơi mà tác nhân gây bệnh thường xuyên trú ngụ, phát triển.
Ngoài ra, làm cỏ và làm tơi xốp đất còn hỗ trợ giúp cho hệ thống rễ gia tăng hiệu quả trong quá trình trao đổi chất. Hệ thống rễ cây sẽ trở nên chắc khỏe, cứng cáp. Đặc biệt là phát triển thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều.
Khuyến khích bà con làm cỏ thường xuyên, đều đặn theo đúng định kỳ. Đây sẽ là cách để bạn duy trì được một vườn canh tác cây ăn trái đạt tiêu chuẩn. Cây nhãn sẽ phát triển toàn diện, khỏe mạnh, năng suất cao.
Sâu bệnh gây hại trên cây nhãn
Một số lưu ý khi chăm sóc cây nhãn sẽ thật thiếu sót nếu như không kể đến yếu tố sâu bệnh hại. Đây là một trong những yếu tố đáng lo ngại hàng đầu của bà con nông dân. Một số tình trạng bệnh hại thường xuyên xảy ra phổ biến như là bệnh thối hoa, bệnh phấn trắng, bệnh đốm mốc hay bệnh chùn ngọn.
Vậy dấu hiệu và biện pháp xử lý hiệu quả là gì?
Bệnh thối hoa
Với bệnh hại thối hoa thì khi hoa nhãn nở sẽ có những vết nâu bằng đầu kim. Đồng thời, hoa nhãn có hiện tượng khô héo, rơi rụng rất nhiều. Đối mặt với tình trạng này, ta sẽ tiến hành tỉa bớt lá và cành không thật sự cần thiết trên cây. Điều này sẽ giúp cho cây nhận được nhiều ánh sáng, độ ẩm giảm thì tình trạng bệnh cũng cải thiện.
Bệnh phấn trắng
Đối với bệnh phấn trắng, dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là những đốm trắng giống như phấn. Tình trạng này lâu dài sẽ gây ra hiện tượng thối trái và làm giảm năng suất thu hoạch. Hãy tiến hành vệ sinh thật kỹ cho khu vườn được sạch sẽ. Sau đó thì phun thuốc Topsin M cho vườn cây. Chú ý cần phun thuốc thời điểm trước khi cây nhãn ra hoa để đảm bảo an toàn nhé.
Bệnh cháy lá
Một căn bệnh do nấm gây ra. Dấu hiệu là xuất hiện những mảng cháy màu nâu, những đường vân nhạt trên lá. Lâu dần sẽ khiến lá cháy, khô héo, rơi rụng. Vậy, sau mỗi lần thu hoạch xong nhà vườn cần phải cắt tỉa bớt cành và đốt cây.
Bệnh chùn ngọn
Một căn bệnh khiến cho chồi non, lá và hoa nhãn không thể nào lớn được. Đồng thời khả năng mà cây đậu quả sẽ giảm sút. Nhà vườn nên thực hiện vệ sinh vườn nhãn sạch sẽ, kỹ càng thường xuyên. Cắt bỏ đi những lá và chồi đang bị sâu bệnh hại.
Như vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc cây nhãn tốt nhất. Với những kinh nghiệm, kiến thức của mình, hi vọng sẽ giúp bạn canh tác vườn nhãn một cách hiệu quả. Từ đó đạt năng suất, chất lượng thu hoạch cao.
Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết này!
Xem thêm:
Một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm
Trồng cây ăn quả trên ban công sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe