Dưa hấu là trái cây được mọi người yêu thích nhờ vào hương vị thơm ngon cùng nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Và đặc biệt, đây còn là thức quả đặc trưng thường có trong mâm ngủ quả ngày Tất của nhiều gia đình Việt. Đặt dưa hấu với hi vọng về một năm mới thật bình an, có được nhiều điều may mắn và thu hút tài lộc. Ở nước ta, điều kiện tự nhiên, khí hậu là vô cùng phù hợp để bà con tiến hành canh tác dưa hấu. Tuy nhiên, cây có thể sinh trưởng, phát triển thuận lợi, cho một mùa bội thu hay không còn phụ thuộc vào kỹ thuật của nhà vườn. Vậy bài viết này, Giathe.vn sẽ chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc cây dưa hấu cho năng suất, chất lượng cao. Theo dõi nhé!
Tưới nước cho cây
Trước hết, một số lưu ý khi chăm sóc cây dưa hấu cần bàn đến yếu tố nước tưới. Bởi nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Câu nói này như đã trở thành một kim chỉ nam dẫn lối cho bà con trong công tác làm vườn từ xưa đến nay. Trồng dưa hấu thì phải lựa chọn thật linh hoạt những phương pháp tưới nước khác nhau. Có thể là tưới phun hoặc là tưới thấm. Chọn thế nào là tùy thuộc vào cơ sở vật chất, điều kiện của từng gia đình.
Nếu như ta dùng bạt, áp dụng phương pháp tưới thấp thì sẽ là tốt nhất. Bởi ta có thể bơm hay tháo nước vào mương và tiến hành rút cạn trong vòng một ngày. Với phương pháp này, lượng nước cung cấp cho dưa hấu luôn đảm bảo đầy đủ. Song, ta không phải điều chỉnh những vị trí mà bạt đã căng sẵn trước đó, rất tiện.
Bên cạnh đó, công tác nước tưới cho dưa hấu nên được chia thành từng giai đoạn. Cụ thể như sau.
Giai đoạn 1: 20 ngày sau khi trồng
Giai đoạn này, bộ rễ của cây dưa hấu còn khá nhỏ. Thế nên lưu ý tưới nước cho cây con phải thật nhẹ nhàng. Mọi người có thể lựa chọn vòi sen hay là hệ thống tưới nhỏ giọt. Tần suất tưới là 2 lần mỗi ngày.
Giai đoạn 2: 25 ngày sau khi trồng đến lúc ra quả nhỏ
Giai đoạn này được xem là khá quan trọng trong quá trình chăm sóc cây dưa hấu. Ta cần tưới nước thường xuyên, đều đặn cho cây mỗi ngày 2 lần. Một lần vào sáng sớm và một lần vào chiều tối mát mẻ. Nên tưới cách xa gốc cây để nhử rễ có điều kiện lan rộng. Tuyệt đối không được tưới lên lá cây.
Lượng nước tưới cân nhắc vừa đủ. Tránh tình trạng tưới quá ít khiến đất trồng khô hạn, hay nhiều quá làm tồn động khiến quả bị nứt. Như vậy là ta đang gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng, nấm bệnh gây hại trên cây.
Giai đoạn 3: 10 ngày trước thu hoạch
Trước thời điểm thu hoạch khoảng 10 ngày thì nhà vườn cần chủ động giảm lượng nước tưới. Đến 5 ngày trước lúc thu hoạch thì ngừng hẳn công tác này. Đây là cách để tránh làm giảm đi độ ngọt của quả, giữ chất lượng quả tốt nhất.
Bón phân cho cây
Công tác bón phân cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây là một điều quan trọng và cần thiết. Sau khi trồng cây được từ 5 – 7 ngày thì nhà vườn hãy bón thúc cho cây dưa hấu lần đầu tiên. Thời điểm này, cây rất cần có dưỡng chất để thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển. Thế nhưng khả năng hấp thụ hiện tại vẫn chưa thực sự tốt. Do đó, nhà vườn phải hòa loãng phân bón cùng nước để tưới. Lưu ý, tưới cách ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Thời điểm khi dưa bắt đầu ngả ngọn bò thì hãy bón thúc cho cây. Sử dụng phân bón NPK với tỷ lệ 16 – 16 – 8, liều lượng là 20 – 30kg mỗi lần cho 1000m2 (áp dụng cho đến khi cây dưa hấu ra hoa).
Khi cây đã ra quả được chừng 2 tuần thì bón thêm phân NPK cuối vụ, liều lượng như cũ không đổi. Ngoài ra, nhà vườn cần phải dựa vào điều kiện thời tiết và môi trường đất để cân nhắc điều chỉnh sản phẩm phân bón cho thật phù hợp. Nếu như đất là đất cát, đất bạc màu thì cần ưu tiên bón nhiều phân hơn so với đất sét và đất mùn.
Bên cạnh những nguồn dưỡng chất đa lượng thì cần chủ động bón thêm phân chuồng, phân hữu cơ cho cây. Ví dụ như là phân trùn quế, phân bò ủ hoai để giúp gia tăng độ tơi xốp, màu mỡ. Đặc biệt là gia tăng sức đề kháng cho cây trồng.
Làm cỏ và tỉa nhánh cho cây
Giai đoạn mà cây dưa hấu có khoảng từ 4 – 5 lá và bắt đầu bước vào thời kỳ đẻ nhánh, nhà vườn cần nhanh chóng sửa dây. Sửa dây nhằm mục đích chọn nhánh. Mỗi cây như vậy chỉ nên có một thân chính, hai cành cấp 1. Vị trí hai cành cấp 1 ở sát gốc. Và những nhánh phụ còn lại mọc ở sau thân thì hãy cắt bỏ.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Thụ phấn cho cây
Công tác thụ phấn cho cây dưa hấu nên được thực hiện vào thời điểm từ 6 – 9 giờ sáng trong ngày. Ưu tiên chọn những bông hoa mọc gần vị trí nách lá thứ 9, thứ 10. Hay là lá thứ 5 đến thứ 6 cũng được. Đây là kinh nghiệm hữu ích để giúp quả to tròn, đều và đẹp.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Thực sự vấn đề sâu bệnh luôn là một nỗi quan tâm, lo lắng hàng đầu của bất kỳ nhà vườn nào. Càng đặc biệt hơn với những ai hiện đang canh tác dưa hấu. Trồng dưa hấu tại nhà thì ít khi bị sâu bệnh hại do diện tích trồng nhỏ. Vì thế ít nguồn lây lan. Ngược lại, nếu trồng quy mô lớn nhằm mục đích kinh doanh thì đây lại là cả một vấn đề.
Nhà vườn nên có những biện pháp phòng ngừa côn trùng như rầy mềm hoặc bọ cánh cứng. Cụ thể như sau.
Phòng sâu bệnh
Sử dụng dung dịch tỏi ớt gừng kết hợp với bò hòn phun cho cây mỗi tuần 1 lần để ngừa sâu bệnh hại.
Ngừa héo xanh
Pha chế phẩm Trichoderma tưới 2 lần cho cây dưa hấu. Một lần vào lúc cây mọc từ 6 – 7 lá và một lần lúc quả bắt đầu tạo lưới. Ngoài ra, tùy vào điều kiện canh tác mà có thể cân nhắc tưới thêm khoảng 1 – 2 lần nữa.
Phòng nấm
Phun tưới tinh vôi 98 để phòng nấm cho cây dưa hấu. Cụ thể công thức phối trộn là 100g tinh vôi và 10 lít nước sạch. Tiến hành phun mỗi tuần 1 lần.
Phòng và trị rệp, nhện đỏ, bọ trĩ
Đặc biệt, phòng rệp, nhện đỏ và bọ trĩ bằng dung dịch thuốc lào. Công thức pha là 200gr thuốc lào + 5 lít nước sôi. Nhà vườn phải ngâm từ 3 – 5 ngày và sau đó lọc bỏ các chất bã. Cuối cùng đóng chai lại và dùng dần.
Mỗi buổi sáng sớm hay chiều mát, pha 100ml dung dịch + 5 giọt dầu ăn + 1 lít nước để phun đẫm 2 mặt lá lẫn bề mặt đất trồng. Cứ cách 7 – 10 ngày thì phun phòng 1 lần. Còn nếu phun nhằm mục đích trị bệnh thì phun 2 ngày liên tục. Cứ cách 3 – 5 ngày thì thực hiện lại.
Như vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc cây dưa hấu tại vườn. Thực sự thì những kỹ thuật trên đây cũng khá đơn giản và tin chắc ai cũng sẽ áp dụng thành công. Hi vọng mọi người sẽ canh tác khu vườn của mình thật xanh tốt, khỏe mạnh. Từ đó có một mùa bội thu với những quả dưa to tròn, thơm ngon, đỏ mọng.
Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết.
Xem thêm: