Rất rất nhiều chị em phụ nữ nội trợ hiện đại quan tâm và chuộng việc trồng, chăm rau ngót trên ban công, sân thượng. Một phần mong muốn sở hữu được vườn rau hữu cơ tốt tươi, xanh mát, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho gia đình. Một phần là vì lợi ích của rau ngót cho sức khỏe con người từ lâu đã được chứng minh và đánh giá cao. Vitamin C trong rau ngót là chất cần thiết, quan trọng cho sự phát triển toàn diện của mỗi người. Từ một thức rau gần gũi, dễ trồng, dễ chăm, ta có thể chế biến canh rau ngót nấu xương hay rau ngót luộc,… Vậy thì kỹ thuật trồng rau ngót đúng chuẩn như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Giathe.vn.
Thời điểm trồng rau ngót tốt nhất
Một điều mà chắc hẳn ai cũng quan tâm trước khi áp dụng kỹ thuật trồng rau ngót đó là thời điểm trồng phù hợp. Thực ra rau ngót rất dễ sống. Bốn mùa trong năm, mùa nào cây cũng có thể sống tốt. Nhưng để nói tốt nhất thì phải là mùa mưa.
Ở Việt Nam, mùa trồng rau ngót được yêu thích là tháng 2 đến tháng 4. Đây được gọi là vụ xuân. Và ngoài ra còn có vụ tháng 8 đến tháng 9, là vụ thu.
Đất trồng rau ngót trên sân thượng
Thật may mắn, kỹ thuật trồng rau ngót trên sân thượng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ vào đặc tính sinh trưởng của loài rau này. Rau ngót vốn không hề kén đất, thậm chí còn có khả năng sinh trưởng, phát triển rất nhanh nữa. Thế nhưng, đất trồng rau cũng cần được đảm bảo là sạch bệnh và được cung cấp đầu đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, do việc di chuyển lên sân thượng cũng khá tốn thời gian nên nhà vườn cần sử dụng các loại đất bền và có thể tái sử dụng được.
Đất sạch trồng rau Tropical là sự lựa chọn tối ưu cho người dân đô thị làm vườn. Được sản xuất với chất nền đất đỏ bazan và mùn hữu cơ nên rất bền, đảm bảo sạch bệnh. Do đó, đất sạch trồng rau Tropical đã dần chiếm vị thế trên thị trường.
Đất trồng rau ngót cần đầy chất dinh dưỡng nuôi cây xanh tốt, khỏe mạnh. Có thể là hỗn hợp đất phù sa kết hợp cùng phân trùn quế,… Đổ hỗn hợp đất trồng trộn được vào trong chậu trồng. Lưu ý phải cách miệng chậu một khoảng tầm 2cm. Đặc biệt, luôn luôn ưu tiên giá thể, chất trồng hữu cơ tự nhiên, lành tính.
Lựa chọn giống rau ngót
Thị trường hiện nay phổ biến hai giống rau ngót chính. Song củng hết sức phổ biến rộng rãi, được mọi người quan tâm. Đó là rau ngót la to và rau ngót lá nhỏ.
Rau ngót lá to sở hữu ưu điểm là khả năng sinh trưởng tốt, nhiều dinh dưỡng cho con người. Rau ngót lá nhỏ sức sống dẻo dai, bền bỉ và rất hiếm khi bị sâu bệnh phá hoại. Thế nên năng suất thu hoạch của rau ngót lá nhỏ là vượt trội hơn. Tùy vào mong muốn, sở thích của nhà vườn để đưa ra lựa chọn.
Ngoài ra, hạt giống cần phải được mua ở địa chỉ uy tín, chất lượng. Tìm hiểu một số cửa hàng vật tư nông nghiệp tại địa phương hay trong thành phố của bạn.
Phương pháp nhân giống rau ngót
Kỹ thuật trồng rau ngót cần bàn đến nhân giống. Có hai phương pháp nhân giống hiệu quả cao, đó là nhân giống bằng hạt và bằng giâm cành. Cụ thể như sau.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
- Nhân giống rau ngót bằng hạt thì tương đối khó thực hiện. Do tiến hành phải mất rất nhiều thời gian. Song, tỷ lệ hạt giống rau ngót nảy mầm cũng không cao.
- Nhân giống rau ngót bằng giâm cành thì dễ dàng thực hiện hơn rất nhiều. Đặc biệt, tỷ lệ cây rau ngót sống là rất cao. Muốn áp dụng cách này, nhà vườn phải chọn lọc những cành cây đã trưởng thành, khỏe mạnh. Lưu ý, nên chọn cành khỏe, không bị dập nát, không sâu bệnh.
Lưu ý, trong lúc cắt cành giâm thì khuyến khích nhà vườn cắt chéo. Điều này tuy nhỏ nhưng lại giúp gia tăng độ tiếp xúc giữa cành giâm và đất. Mỗi cành như vậy có chiều dài trung bình từ 20 – 25cm. Hãy đặt nghiêng một góc so với đất trồng 45 độ. Khi đã cắm cành giâm xuống, vùi đất sâu 2/3 so với cành giâm. Hãy nén lại thật chặt để chắc chắn rằng cành giâm không bị đổ.
Việc trồng rau ngót bằng phương pháp giâm cành mục đích là thúc đẩy cây chóng lớn, tuổi thọ cao. Cứ trung bình 2 – 3 năm thì nhà vườn mới cần phải nhổ cây, thay mới một lần. Thế nên rất tiện, rất tiết kiệm công sức cho chúng ta.
Kỹ thuật trồng rau ngót bằng giâm cành
Toàn bộ cành giâm hãy xử lý trước khi mang đi trồng. Lấy kéo để cắt cành giâm thành những đoạn nhỏ. Mỗi đoạn như vậy có độ dài từ 10 đến 20cm. Đặc biệt chú ý cành giâm rau ngót phải có màu xám, song trê đất có thêm một số nhánh non khác cũng được. Mỗi đoạn cần có tối thiểu 2 mắt trên cành. Đợi đến khi vết cắt khô, lành trở lại rồi mới tiến hành trồng nhé.
Cho toàn bộ hỗn hợp đất, giá thể vào thùng xốp để làm cho tơi ra. Xử lý đất xốp và hơi hơi ẩm một chút là được. Trong lúc giâm cành, bạn phải cắm cành giâm xuống chừng 2/3 thân và nghiêng một gốc 45 độ. Mật độ, khoảng cách giữa các cây trong cùng một chậu trồng hay thùng xốp tối thiểu là 15cm.
Khi đã giâm cành xong, vun gốc cho thật chặt rồi tưới ẩm để đất được bám chặt gốc. Phủ lên đó một ít rơm và cỏ khô vừa giúp giữ ẩm hiệu quả, vừa kích thích cây nhanh chóng ra rễ.
Thời điểm áp dụng kỹ thuật trồng tía tô bằng giâm cành nên là chiều tối, khi tiết trời mát mẻ, dễ chịu. Tưới nước thường xuyên, đều đặn thì khoảng hơn 1 tuần sau cây sẽ mọc mầm, mọc chồi. Gốc vun cao cách mầm một khoảng 3cm để giúp cây được mọc thẳng.
Kỹ thuật trồng rau ngót trên sân thượng, ban công không hề khó. Hon nữa lại còn rất phù hợp với quy mô nhà phố hay những gia đình có vườn chật hẹp. Vậy nên mọi người có thể tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm, kiến thức mà Giathe.vn chia sẻ hôm nay nhé.
Xem thêm: