Dưa leo hay còn gọi với tên khác là dưa chuột, được biết đến là thức quả có thể ăn sống với nhiều dưỡng chất cho sức khỏe. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm xanh phổ biến được hầu hết các gia đình ưa chuộng. Khoa học đã chứng minh trong mỗi quả dưa leo có chứa lên đến 96% là nước. Phần còn lại là các protein, vitamin, calo hay calcium,… Chính vì thế mà thức quả luôn được đánh giá cao về hiệu quả làm đẹp và chống oxy hóa. Với hàng ngàn giá trị thì việc nhà vườn ưa chuộng trồng dưa leo tại nhà là điều dễ hiểu. Vừa làm xanh mát khu vườn, vừa thu hái thực phẩm hữu cơ, an toàn cho sức khỏe. Vậy thì kỹ thuật trồng dưa leo chuẩn nhất cho người mới là gì? Cùng Giathe.vn tìm hiểu nhé.
Xác định thời điểm trồng dưa leo tốt nhất
Áp dụng kỹ thuật trồng dưa leo đúng chuẩn tuyệt nhiên không thể thiếu việc xác định thời điểm trồng phù hợp, lý tưởng. Ở những tỉnh phía Nam thuộc nước ta thì bà con có thể tiến hành trồng dưa leo quanh năm.
Song, nếu muốn cây sinh trưởng, phát triển xanh tốt, khỏe mạnh nhất thì nên trồng từ tháng 11 cho đến tháng 2 hay tháng 3 năm sau. Hoặc không có thể trồng đoạn tháng 5 đến tháng 7 và tháng 8. Những giai đoạn này, điều kiện khí hậu thuận lợi nên dưa leo tươi tốt. Quan trọng là cây rất ít khi bị sâu bọ tấn công, gây hại.
Chuẩn bị trước khi trồng dưa leo
Chuẩn bị đất trồng dưa leo
Đất trồng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết mọi công tác trồng cây. Và đối với kỹ thuật trồng dưa leo tại nhà cũng như thế. Đất phải cần được xử lý, phối trộn sao cho thật kỹ càng. Có thể nói, dưa leo hợp nhất với đất pha cát hay là đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Nếu bạn là người bận rộn, bạn đang lo lắng không biết phải chuẩn bị giá thể như thế nào thì hãy ghé ngay trang web thegioilamvuon.com. Đất trồng rau ăn củ, thân leo Tropical premium
Đất trồng rau ăn củ quả, cây thân leo được bổ sung nhiều phân hơn giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng trong khoảng 4-6 tháng. Bên cạnh đó đất chứa nhiều thành phần đất đỏ bazan và mảnh xơ dừa giúp cân bằng độ thoáng khí và khả năng giữ nước.
Chuẩn bị hạt giống dưa leo
Ngày nay, việc chọn mua hạt giống dưa leo không phải là một điều quá khó khăn đối với bà con nhà vườn. Thị trường cung cấp nhiều loại hạt giống khác nhau. Do vậy mà ta hoàn toàn có thể tìm mua rất dễ dàng ở những địa chỉ bán dụng cụ, vật tư nông nghiệp.
Dưa leo thì có nhiều giống đa dạng, phong phú khác nhau. Việc của bạn là chọn mua dựa trên nhu cầu, sở thích của bản thân và gia đình mình.
Chuẩn bị chậu trồng dưa leo
Cho những ai chưa biết thì cây dưa leo có đặc tính sinh trưởng là bộ rễ của chúng phát triển tương đối nhanh chóng. Do vậy mà nhà vườn phải hết sức chú ý, chọn chậu có kích thước lớn một chút. Ngoài ra, ta hoàn toàn có thể tận dụng những thùng xốp to để trồng cây rất hiệu quả.
Nhằm đảm bảo sự thông thoáng, tạo điều kiện cho hệ thống rễ phát triển chắc khỏe. Đồng thời thực hiện quá trình trao đổi oxy tốt nhất, để hạn chế ngập úng thì ta nên đục lỗ ở bên dưới chậu trồng. Như vậy thì sự thoát hơi nước sẽ diễn ra đơn giản, nhanh chóng mà dễ dàng hơn.
Khi đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, ta cùng tiến hành kỹ thuật trồng dưa leo tại nhà ngay thôi.
Kỹ thuật trồng dưa leo đúng chuẩn tại nhà cho người mới
Bước 1: Ủ hạt giống dưa leo
Bước đầu tiên trong kỹ thuật trồng dưa leo tại nhà đó là ủ hạt giống. Hạt giống dưa leo khi mua về cần phải được ngâm trong nước ấm có nhiệt độ từ 30 – 35 độ C. Thời gian ngâm hạt giống là từ 2 – 3 giờ đồng hồ. Sau đó mọi người vớt toàn bộ ra để rửa lại với nước sạch. Tiếp tục ủ hạt giống ở trong khăn ẩm có nhiệt độ là 27 – 30 độ C trong từ 3 – 5 ngày.
Trong suốt quá trình ủ hạt giống dưa leo, ta cần đảm bảo chắc chắn luôn giữ độ ẩm nhất định cho bọc ủ. Và khi kiểm tra thấy hạt giống bắt đầu nứt ra, nảy mầm rồi thì đó là thời điểm thích hợp để mang đi gieo trồng.
Bước 2: Gieo hạt giống dưa leo
Cách 1: Gieo hạt giống trực tiếp lên đất trồng
Cách gieo hạt giống trực tiếp lên đất trồng trong kỹ thuật trồng dưa leo tương đối dễ thực hiện. Nếu như mọi người trồng trên đồng ruộng thì tất nhiên công tác cày xới cho đất được tơi xốp là không thể thiếu. Đồng thời kết hợp lên luống cao cầm từ 20 – 30cm. Đất trồng cần phải được chăm sóc kỹ càng trước lúc tiến hành gieo hạt.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Đào một lỗ sâu tầm 0,5cm và gieo hạt giống. Đầu rễ của hạt giống phải hướng thẳng góc so với mặt đất. Đầu hạt nằm ngang bằng so với mặt đất. Lấy phân chuồng sàng cho kỹ, lấp hạt giống lại. Trong lúc trồng, ta có thể dùng chất trồng hữu cơ như rơm rạ hay là bạt plastic để nhằm giữ độ ẩm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà vườn giàu kinh nghiệm, họ nhận thấy gieo trực tiếp lên đất, lên đồng ruộng thì quá trình chăm sóc sẽ gặp một vài khó khăn. Cụ thể là trong việc quản lý hạt giống lên cây con. Bởi lẽ diện tích đồng rộng lớn. Thế nên mỗi khi gặp mưa to, nắng gắt hay tình trạng sâu bệnh thì ta không kiểm soát hết được.
Cách 2: Gieo hạt giống trong khay xốp, khay nhựa
Cách gieo hạt giống ở khay xốp, khay nhựa trong kỹ thuật trồng dưa leo tại nhà có phần dễ và hiệu quả cao hơn. Nhà vườn sẽ tiến hành trộn tầm 50dm3 đất trồng cùng phân bò đã ủ hoai. Tỷ lệ trộn theo thứ tự là 7/3. Có nghĩa 7 phần đất và 3 phần phân. Bổ sung thêm 20g phân tan, 50g vôi, 20g phân bón NPK và 20g phân bón hữu cơ vi sinh cho mỗi chậu.
Sử dụng khay xốp, khay nhựa hay là chậu nhỏ để tiến hành gieo hạt. Cho một lượng đất vào trong khay. Nhưng chú ý là đất trồng cần có độ tơi xốp, đủ ẩm, giàu chất dinh dưỡng. Lấy tay ấn nhẹ xuống đất nhằm tạo một lỗ sâu tầm 1cm. Sau đó gieo hạt giống dưa leo lên, mỗi lỗ như vậy chỉ gieo tầm 1 – 2 hạt mà thôi.
Khi gieo xong, đừng quên phủ lên trên một lớp đất thật mỏng nhẹ. Gieo xong thì ta phun nước cho đất trồng được ẩm. Bao phủ bảo vệ khay ươm hạt giống bằng một chiếc túi nilon. Vị trí đặt chậu ươm là nơi có ánh sáng tự nhiên, tia nắng ấm áp. Như vậy thì dễ dàng thúc đẩy sự nảy mầm hơn.
Và chỉ khoảng 1 tuần sau thì hạt giống sẽ bắt đầu nhú lên những mầm non. Khi cây con cao tầm 10 – 15cm, cây vững chãi, chắc chắn thì bứng mang ra chậu trồng.
Bước 3: Bứng cây dưa leo
Bước kế tiếp trong kỹ thuật trồng dưa leo chính là bứng cây dưa leo con. Khi cây dưa leo có từ 3 – 4 lá, thân cây lúc này trở nên mập mạp, cứng cáp. Và đó chính là thời điểm tốt nhất để bạn bứng từng bầu cây mang ra từng chậu để trồng. Có thể thay chậu bằng xô nhựa lớn, thùng xốp. Hay không, bạn cũng hoàn toàn có thể trồng lên đất trực tiếp.
Lưu ý:
Một số lưu ý quan trọng cho nhà vườn. Trước tiên, đất trồng dưa leo cần phải được làm cho thật kỹ càng, tuyệt đối không được chủ quan hay lơ là. Thời điểm trồng cây tốt nhất là sáng sớm hay là chiều tối mát mẻ. Phải là khi ánh nắng chưa lên, ánh nắng đã tắt thì mới trồng cây tốt.
Cây con khi trồng xong rồi thì mang chậu đến nơi râm mát. Hay là che phủ cẩn thận để tránh bị ánh sáng mặt trời trực tiếp soi chiếu gay gắt. Để tầm từ 1 – 2 là đủ cho cây coi được hồi sức, trở lại trạng thái khỏe mạnh ban đầu.
Kết luận
Và như bạn đã thấy, kỹ thuật trồng dưa leo tại nhà cho người mới tập tành vào vườn thật đơn giản lắm đúng không. Với cách trồng mà Giathe.vn thì bất kỳ ai cũng có thể làm được chỉ cần bỏ ra chút ít thời gian và công sức. Nên nhớ, khi trồng cây xong thì quá trình chăm cây tươi tốt, khỏe mạnh cũng rất quan trọng. Háy bón phân và tưới nước thường xuyên, đều đặn mọi người nhé!
Xem thêm:
Đất sạch đa dụng Tropical premium
- Kích thước bao 61x32x10cm
- Thể tích bao: 20 dm3 ( 11-12kg)
Đất trồng rau ăn củ quả, thân leo Tropical Premium
- Thành phần: Mụn dừa, phân trùn quế, đất bazan…
- Mục đích sử dụng: rau ăn củ, thân leo
- Thể tích: 20 lít
- Trọng lượng: 10 kg
Thiết bị bón phân tự động Azud Qgrow Basic
- Chất liệu: thép không gỉ
- Màu sắc: Đen.
- Tùy chọn
- Lưu lượng 500 lít, 1200 lít
- Kênh hút: 3 kênh, 4 kênh, 6 kênh
- Kích thước: 515 x 466 x 970 mm
- Trọng lượng: ~ 32.7 kg
- Áp suất tối ta: 4 bar
- Công suất: 1.1 – 1.5 kw
- Cường độ dòng điện: 2.4 – 2.9 A