Dứa là thức quả nhiệt đới, là món nước mát lành cho một mùa hè sảng khoái. Với hương vị ngọt thanh, thơm mát, dứa mang đến cho bạn sự tươi mới và tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, đây là thức quả vô cùng bổ dưỡng với nhiều vitamin, dưỡng chất khác nhau. Chỉ nghĩ đến những miếng dứa vàng ươm hay là vài ba ly sinh tố thôi cũng đã thấy thèm mất rồi. Và chẳng có điều gì tuyệt vời hơn nữa khi bạn được thưởng thức thành phẩm do mình trồng và dày công chăm bón mỗi ngày. Vậy thì kỹ thuật trồng cây dứa với phần ngọn bị bỏ đi siêu tiết kiệm, siêu hiệu quả như thế nào? Đây là phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm, hứng thú từ các bà mẹ nội trợ. Thế nên, cùng Giathe.vn tìm hiểu nhé.
Chuẩn bị dụng cụ trồng cây dứa
Để có một kỹ thuật trồng cây dứa thành công, đạt năng suất tốt từ ngọn bị bỏ đi, nhà vườn phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ, vật tư cần thiết.
Bao gồm có:
- Đầu tiên phải là ngọn dứa được lấy từ quả vẫn còn chưa chín hẳn.
- Đất sạch trồng cây giàu dinh dưỡng.
- Thau hay là cốc đựng nước.
- Chậu trồng cây dứa với kích thước vừa phải.
Điều kiện sinh trưởng của cây dứa
Cây dứa sẽ sinh trưởng thuận lợi trong phạm vị khoảng nhiệt độ đạt từ 25 – 35 độ C. Ở thời kỳ quả phát triển, nếu như gặp tiết trời ẩm, lạnh, cường độ ánh sáng yếu thì khả năng cao thu được quả nhỏ. Đồng thời, phẩm chất quả kém. Nhưng ngược lại, nếu như mức nhiệt độ trong điều kiện sống trên 40 độ thì phần lá, thân, quả sẽ bị cháy nắng.
Còn về ánh sáng, cây ăn quả này yêu thích ánh sáng tạn xạ hơn ánh sáng trực xạ. Với các khu vực vùng cao, nhiệt độ cũng như cường độ ánh sáng giảm. Do đó chu cầu của cây sẽ bị kéo dài. Thế nhưng, ánh sáng trực xạ mùa hè rất dễ làm nảy sinh tình trạng cháy nắng ở trên quả. Cây có khu hướng ra hoa một cách tự nhiên trong thời kỳ ngày ngắn.
Xác định thời vụ trồng cây dứa
Kỹ thuật trồng cây dứa luôn luôn phải xác định được thời vụ trồng phù hợp. Trên thực tế, cây ăn quả này có thể sinh trưởng, phát triển tốt với cả khí hậu 3 vùng miền nước ta. Cụ thể:
- Ở miền Bắc, cây dứa thường được bà con tiến hành trồng 2 vụ mỗi năm. Cụ thể đó là vụ mùa xuân từ tháng 3 – tháng 4 và vụ mùa thu từ tháng 8 – tháng 9.
- Ở miền Nam, bà con thường tranh thủ trồng vào đoạn đầu của mùa mưa, là từ tháng 4 – tháng 6.
- Ở miền Trung nắng nóng, ta trồng cây dứa vào tháng 4 – tháng 5 và cả từ tháng 10 – tháng 11.
Chọn hay trộn đất trồng cây dứa chất lượng
Nếu đây là lần đầu tiên bạn tiến hành kỹ thuật trồng cây dứa, nhất định phải thật chú trọng đến khâu chọn đất. Đất trồng cây dứa cần phải có một kết cấu thật mỏng, nhẹ. Song, đảm bảo khả năng thoát nước tốt, nhanh chóng, hiệu quả. Mực nước ngầm thấm, hơi dốc.
Ngoài ra, cây dứa sở hữu một bộ rễ yếu, tốc độ phát triển chậm và ăn nông. Do đó, nếu nhà vườn muốn canh tác đạt được năng suất, chất lượng cao thì tầng đất mặt phải xốp. Đặc biệt có chứa nhiều chất mùn hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Vào mùa mưa hạn chế tối đa các tình trạng ngập úng, thối rễ.
Kỹ thuật trồng cây dứa từ ngọn bỏ đi
Ban đầu, nhà vườn cần phải chọn được một quả dứa vẫn còn chưa chín hẳn dùng để tách chồi. Và nhớ rằng những ngọn này phải còn độ xanh tươi. Lấy dao để tách ngọn ra riêng, quả ra riêng. Có một mẹo nhỏ rất hữu ích mà Giathe.vn muốn chia sẻ đến bạn để có thể tách ngọn, chồi ra một cách dễ dàng, thành công. Đó là: Lấy tay giữ phần cuống chồi cho thật chặt. Sau đó vặn chồi ra. Với phương pháp này, phần thịt quả bị dính ở trên chồi sẽ ít hơn rất nhiều.
Tiếp đến, mọi người dùng dao để cắt bớt đi phần thịt dính trên ngọn. Đồng thời cũng hãy loại bỏ đi những chiếc lá dứa đã già. Cho đến khi ta quan sát, thấy được các nốt rễ bắt đầu hiện ra phần mép ngoài là được. Song, ta đặt ngọn vào trong thau hay là cốc nước.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Khi đặt vào cốc, lưu ý ta chỉ để cho ngập phần cuống ban đầu đã được tách lá. Đặt chồi dứa này ở vị trí nơi có nguồn ánh sáng tốt nhất để kích thích, thúc đẩy nhanh chóng ra rễ. Cứ 1 – 2 ngày ta sẽ thay nước mới một lần.
Sau khoảng 5 ngày thì sẽ có những chiếc rễ trắng đầu tiên ra đời. Sau 10 ngày, chồi có xu hướng mọc rễ ra nhiều hơn. Đây là thời điểm thích hợp để bạn mang đi trồng vào trong chậu với đất dinh dưỡng.
Bón phân sau trồng cho cây dứa phát triển xanh tốt
Tầm 2 tháng kể từ ngày trồng, cây dứa sẽ phát triển thêm những chiếc lá mới. Lúc này, nhà vườn nên chủ động bón phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây. Ví dụ như là phân bò, phân trùn quế hay là phân bón NPK loại 12 – 6 – 18. Cứ 1 tháng thì ta lại cung cấp, bổ sung dưỡng chất cho cây dứa 1 lần bạn nhé.
Và trước thời điểm cây dứa ra hoa khoảng 1 tháng, nhà vườn nên bón thêm lân, thêm đạm để cây ra hoa. Đồng thời cây cũng sẽ nuôi quả to lớn tốt hơn. Nhưng một khi đã bước vào giai đoạn ra hoa, kết quả rồi thì phải ngưng hết mọi công tác phân bón. Điều này để bảo vệ chất lượng quả khi thu hoạch.
Thu hoạch quả dứa
Kỹ thuật trồng cây dứa, chăm sóc cây dứa nếu tiến hành đúng chuẩn, kỹ càng thì chỉ sau 1,5 – 2 năm cây sẽ cho quả. Thậm chí nếu bổ sung đầy đủ chất quan trọng, thiết yếu, cây sẽ cho quả mỗi năm. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi 1/3 – 1/2 thân quả ngả sang màu vàng. Bạn lưu ý!
Phần kết
Trên đây là chia sẻ, hướng dẫn của Giathe.vn về kỹ thuật trồng cây dứa bằng ngọn. Nhiều người cứ tưởng đây là phần bỏ đi, nhưng thực chất có thể tận dụng để trồng cây mới vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, kỹ thuật trồng cây dứa trong chậu còn giúp làm đẹp cảnh quan cho khu vườn. Điều này quả thật là quá tuyệt. Vậy nên hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công.
Xem thêm:
Trồng cây ăn quả trên ban công, sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe