Mãng cầu hay na được biết đến là thức quả thơm ngon, ngọt bùi với nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trồng cây mãng cầu mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho bà con. Bởi đây luôn là sự lựa chọn lý tưởng, an toàn, đảm bảo hàng đầu của nhiều gia đình. Ngoài cách ăn thông thường, bạn còn có thể làm sinh tố, làm nước ép vừa đơn giản lại vừa chất lượng. Vậy thì kỹ thuật trồng cây mãng cầu đầy đủ, chi tiết để cây sai trĩu quả là gì? Có vẻ đây là một vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Thế nên hãy cùng Giathe.vn tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé.
Chọn thời điểm trồng cây mãng cầu phù hợp
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu thực ra có thể tiến hành vào bất kỳ khi nào trong năm. Bởi cây có khả năng sống được trong mọi mùa. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc trồng, canh tác đúng thời vụ vẫn luôn luôn được ưu tiên và đánh giá cao. Vậy, Giathe.vn với kinh nghiệm làm vườn có thể giúp bạn cân nhắc lựa chọn một số vụ phù hợp như sau:
- Vụ mùa Xuân, từ tháng 2 – tháng 3.
- Vụ mùa Thu, từ tháng 8 – tháng 10.
- Vụ mùa Đông, từ tháng 11 – tháng 12.
Trồng cây mãng cầu ta vào mùa thích hợp, đúng chuẩn kỹ thuật, chăm sóc đúng kiểu sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển toàn diện nhất. Như vậy thì bà con sẽ thu được năng suất, chất lượng cao vào cuối mùa.
Chuẩn bị trước khi tiến hành trồng cây mãng cầu
Lựa chọn giống mãng cầu
Công tác chọn giống thực sự quan trọng, cần thiết để có được một kỹ thuật trồng cây mãng cầu thuận lợi. Và chủ yếu, bà con sẽ dựa trên đặc điểm, màu sắc của vỏ quả. Từ đó chọn được giống mãng cầu chất lượng. Nhưng chắc chắn rồi, để làm hiệu quả điều này thì ta cần có một số hiểu biết, kinh nghiệm nhất định.
- Với những quả màng cầu xanh, khi chín thì màu trở nên sáng hơn. Cụ thể là về màu xanh nhạt.
- Với những quả mãng cầu nâu thì lá chúng màu xanh đậm. Lớp vỏ bên ngoài cũng mang một sắc nâu đặc trưng cho bạn dễ dàng nhận biết.
Ngoài ra, nhà vườn cũng nên dựa trên tính chất thịt quả để cân nhắc, xem xét về giống.
- Mãng cầu dai có lớp vỏ mỏng, ta có thể tách vỏ ra khỏi thịt một cách dễ dàng trong lúc ăn. Hơn nữa, mỗi quả như vậy cũng chứa nhiều thịt. Thịt có đặc điểm chắc, vị ngọt đậm. Hạt dễ tách ra ngoài.
- Mãng cầu bở thì vỏ màu xanh đặc trưng. Tất nhiên, lớp thịt bở nên khá khó bóc hơn so với giống cầu dai. Khi chín sẽ có tình trạng bị nứt, nẻ. Thịt bở, ngọt, song lại không chắc bằng cầu dai đâu nhé.
Tiến hành nhân giống
Tùy vào từng vùng miền mà kỹ thuật trồng cây mãng cầu sẽ phải được cân nhắc để áp dụng cách nhân giống khác nhau. Có thể là trồng bằng hạt hoặc trồng bằng ghép cành. Với loại đất trồng nhiễm mặn, đất phèn mặn theo thủy chiều thì sự lựa chọn tốt nhất là ghép trên gốc bình bát. Còn với những vùng đất khác, bà con có thể dùng hạt giống hay chiết cành đều được cả.
Xử lý, làm đất trước khi trồng cây mãng cầu
Công đoạn tiếp theo nhất định không thể thiếu chính là làm đất. Đất trồng cây mãng cầu phải được bỏ hết cỏ dại. Đồng thời xới xáo để giúp nâng cao sự tơi xốp, thoáng khí. Chính nhờ những việc này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho mãng cầu sinh trưởng, phát triển xanh tốt, khỏe mạnh. Song, sớm cho quả chất lượng cao.
Bên cạnh làm đất, bà con hãy kết hợp bón lót để giúp làm giàu thêm dưỡng chất cho cây trồng. Và rắc vôi bột để xử lý các mầm bệnh gây hại có tồn dư trong đất trồng. Làm đất, phơi ải ít nhất là 10 ngày trước khi ta tiến hành kỹ thuật trồng cây mãng cầu. Như vậy mới tạo điều kiện cho cây lớn lên thuận lợi.
Khi đã làm đất xong, thực hiện đào hố trồng cây mãng cầu. Kích thước hố trung bình là 50*50(cm). Đào xong, cho vào đó một lượng phân bón cùng lớp đất mặt.
Cách trồng cây mãng cầu
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu có nhiều cách khác nhau mà bà con có thể cân nhắc lựa chọn. Điều này là hoàn toàn tùy thuộc vào giống, vào phương pháp nhân giống. Sau đó trồng tuần tự các bước theo quy trình đúng chuẩn.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Đầu tiên, sẽ đặt bầu ở ngay vị trí chính giữa hố. Yêu cầu là mặt bầu phải cao hơn so với bề mặt đất trồng tầm 5cm. Khi đặt vào hố xong, tiến hành lấp đất và nén lại cho thật chặt. Ủ gốc, tưới nước thường xuyên, đều đặn. Cắm cọc để giúp cố định lại cây mãng cầu giống cho chắc chắn, tránh đổ, ngã.
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu còn phải duy trì một khoảng cách, mật độ phù hợp nhất. Từ đó mang đến một không gian, diện tích phát triển thuận lợi cho mỗi cây. Mật độ tiêu chuẩn mà nhà vườn nên áp dụng là 4*4(m). Có nghĩa là trung bình 625 cây trên mỗi ha.
Kỹ thuật gia tăng tỷ lệ đậu quả khi trồng cây mãng cầu
Thông thường, sự thụ phấn tự nhiên trên cây mãng cầu thường có tỷ lệ thành công không cao. Hơn nữa khi quả to lớn cũng không đảm bảo chất lượng thơm ngon đúng ý. Do vậy mà công tác hỗ trợ sự thụ phấn bổ sung là cần thiết. Điều này sẽ giúp gia tăng tỷ lệ đậu quả, đảm bảo thành phẩm là hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, nhà vườn còn phải hết sức chú ý đến việc duy trì độ ẩm đất trồng. Như vậy để tránh được tình trạng rụng hoa, rụng quả non có thể xảy ra. Kết hợp bón phân đầy đủ để cho năng suất thu hoạch cao vào cuối vụ mùa.
Phần kết
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu ta đúng chuẩn, kết hợp chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho nguồn lợi kinh tế cao. Hi vọng những chia sẻ, kinh nghiệm canh tác mà Giathe.vn chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp ích được bạn nhiều.
Xem thêm:
Kỹ thuật trồng cây dưa lưới đúng chuẩn cho năng suất thu hoạch cao
Trồng cây ăn quả trên ban công, sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe