Gừng là một loại củ gia vị thường được ưa chuộng trong các món ăn đậm đà của ẩm thực Việt. Hiện nay, cây gừng đã trở thành một cây gia vị phổ biến được trồng ở nhiều gia đình nhằm phục vụ những bữa ăn ngon. Từ những món bình dị, giản đơn cho đến những món sang trọng, cao cấp. Hương vị độc đáo, là sự kết hợp, hòa trộn giữa cái cay nồng và chút thanh. Và nhờ vào đặc tính đặc trưng ấy nên loại củ này nổi bật trong giới Đông Y. Củ gừng chứa nhiều dưỡng chất, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà là gì? Nếu bạn đang muốn bắt đầu, chưa có kinh nghiệm thì cùng tham khảo bài viết của Giathe.vn nhé.

Giới thiệu sơ lược về củ gừng – Cây gia vị được mọi nhà yêu thích

Lưu ý khi chăm sóc gừng 1Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc gừng, cùng tìm hiểu sơ lược về cây gia vị này. Vốn dĩ củ gừng đã trở thành một loại củ gia vị quen thuộc, không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt. Thức củ có nguồn gốc xuất xứ từ châu Á. Mọi người sử dụng củ gừng cho nhiều mục đích, lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên, thường được dùng nhiều nhất trong chế biến những món ăn và quan trọng là làm thuốc để chữa bệnh.

Gừng được xem là phương thuốc thảo dược tốt nhất

Trong dân gian, người xưa đã chỉ ra rằng gừng là phương thuốc thảo dược tự nhiên rất tốt. Củ gừng được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh lý. Có thể kể đến như là cảm cúm, cảm lạnh, đau bụng kinh, đau dạ dày hay buồn nôn…. Chẳng những giúp gia tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, gừng còn giúp cải thiện, đẩy mạnh chức năng miễn dịch của cơ thể.

Thế nên mới nói, thêm gừng vào trong thực đơn bữa ăn mỗi ngày của bạn sẽ không bao giờ khiến bạn phải thất vọng. Nó sẽ giúp sức khỏe tổng thể của bạn tốt hơn từng ngày.

Giá trị dinh dưỡng cao có trong củ gừng

Nói về giá trị dinh dưỡng của củ gừng, bạn có thể tham khảo liều lượng các chất có trong 1 muỗng canh gừng dưới đây:

  • Calo: 4.8 gam
  • Protein: 0.11 gam
  • Chất xơ: 0.12 gam
  • Carbohydrate: 1.07 gam
  • Chất béo: 0.5 gam

Bên cạnh đó, củ gừng còn chứa đặc biệt nhiều các vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Phải kể đến như là photpho, kali, kẽm, magie, folate, vitamin C, niacin, Vitamin B3, Vitamin B6,… Bổ sung những dưỡng chất này là điều cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của con người.

Tổng quan những lợi ích của gừng cho sức khỏe

Lợi ích của gừng cho sức khỏe không phải đến nay mới được chứng minh hay công nhận. Mà từ xưa, người Ấn Độ đã dùng nó để điều trị một vài căn bệnh khác nhau. Đó là những căn bệnh thông thường như là cảm lạnh, đau họng hay thậm chí là co thắt dạ dày.

Và ngày nay, công dụng mà gừng mang lại còn nhiều hơn như thế. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, phong phú, tin rằng đây là loại củ lý tưởng mà nhà nhà nên trồng. Vậy, hãy tham khảo ngay thông tin về lợi ích của gừng mà Giathe.vn chia sẻ dưới đây.

Củ gừng giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe răng miệng

Có thể bạn chưa biết, trong thành phần củ gừng chứa gingerols. Gingerols là một hợp chất có tác động tích cực cho sức khỏe răng miệng. Nó giúp ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển, tấn công của các tác nhân vi khuẩn xấu gây nên.

Sự lây lan của sâu bệnh, vi khuẩn sẽ dẫn đến nhiều tình trạng nghiêm trọng. Mà tiêu biểu đó là bệnh nha chu, một văn bệnh nướu thường gặp. Vậy, sử dụng gừng khoa học không chỉ giúp diệt trừ vi khuẩn mà còn mang đến cho bạn một hàm răng trắng sáng!

Củ gừng giúp giảm đường trong máu

Củ gừng không những hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh đái tháo đường type 2 mà đặc biệt còn giúp chúng ta kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Củ gừng giúp giảm nhẹ những vấn đề liên quan đến dạ dày

Từ xưa đến nay, củ gừng như đã trở thành thảo dược của những người mắc vấn đề về dạ dày, tiêu hóa. Đặc biệt, củ gừng còn giúp làm giảm chứng buồn nôn. Nó sẽ giúp giảm ngay tình trạng nôn mửa thường diễn ra trong thời kỳ đầu lúc mang thai và sau khi phẫu thuật hay hóa trị.

Song, đây cũng là chân ái của chị em phụ nữ bởi nó giúp giảm bớt cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.

Củ gừng chống viêm hiệu quả

Vì sao gừng lại giúp chống viêm? Có được điều này là bởi trong thành phần củ gia vị chứa gingerols như đã nói. Chất này giúp điều trị những cơn đau mãn tính hay là cấp tính. Một số tinh dầu quý trong gừng chúng hoạt động như là những chất chống lại bệnh viêm, bệnh nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả.

Củ gừng giúp làm dịu, giảm đau

Nếu bạn thường xuyên phải vận động mạnh, thường bị đau, muốn được làm dịu thì có lẽ gừng là một giải pháp. Đặc biệt rất phù hợp và thần kỳ đối với cơ bắp đang bị mệt mỏi.

Bỏ túi ngay một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà siêu dễ

Lưu ý khi chăm sóc gừng 2Gừng dễ trồng, dễ chăm. Tuy nhiên không phải điều đó có nghĩa là ai bắt tay trồng cũng sẽ thành công đâu nhé. Bạn cần trang bị kiến thức cơ bản, tốt hơn là có kinh nghiệm từ những người đã từng canh tác loại củ gia vị này. Bởi có rất nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan tác động đến sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng. Vậy lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà là gì? Bạn cùng tham khảo kinh nghiệm của nhà vườn đến từ Giathe.vn dưới đây.

Tưới nước

Lưu ý khi chăm sóc gừng 05Nếu bạn tìm hiểu kỹ về đặc điểm sinh trưởng của gừng thì sẽ biết đây là cây ưa ẩm. Tuy nhiên, cây sẽ chết đi nếu gặp phải tình trạng bị úng nước.

Khi mới bắt đầu trồng, nhà vườn nên tưới cho cây bằng bình có vòi sen. Chu kỳ tưới là 2 lần mỗi ngày. Đặc biệt phải thường xuyên theo dõi, chú ý, quan sát khi thấy đất trồng đã đủ ướt rồi thì ta nên dừng, không tưới nữa. Nếu tiếp tục thì khả năng cao sẽ chôn sâu củ gừng. Khi ấy, cây sẽ rơi vào trạng thái úng nước, thối củ. Chỉ khoảng 20 ngày sau khi trồng thì củ sẽ nảy mầm. Lúc cây mọc nhiều lá xanh thì ta sẽ giảm chu kỳ tưới chỉ còn mỗi ngày 1 lần mà thôi.

Bên cạnh đó, phải thực sự cung cấp, bổ sung nước đầy đủ trong quãng thời gian cây sinh trưởng. Tùy vào tình hình thời tiết thực tế để cân đo đong đếm lượng nước sao cho phù hợp. Khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc trời mưa thì ta không cần tưới nước nữa. Tưới nước lúc này là điều không cần thiết để tránh bị úng củ.

Ánh sáng

Về yếu tố ánh sáng, có thể nói rằng đây là loại cây có khả năng thích nghi với mọi kiểu điều kiện khí hậu rất tốt. Tuy nhiên sẽ phát triển, sinh trưởng mạnh mẽ nhất trong tiết trời ấm, nắng. Và đặc biệt bạn cần chú ý, cây không thể chịu được môi trường lạnh.

Phân bón

Phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đa dạng nuôi cây. Với canh tác hữu cơ tại nhà thì khuyến khích, ưu tiên sử dụng những sản phẩm phân bón hữu cơ tự nhiên. Như vậy vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường.

Vậy, bạn có thể tham khảo cách bón phân hiệu quả của Giathe.vn. Chúng ta tiến hành ủ tro trấu, xác lá cây hay rơm mục cùng với chế phẩm vi sinh. Nên chọn chế phẩm vi sinh có chứa thành phần nấm đối kháng Trichoderma. Sau khoảng 20 ngày tính từ ngày gừng mọc mầm, ta tiến hành cung cấp, bổ sung phân trùn quế và phân bò ủ hoai. Kết hợp hai loại phân bón này với tỷ lệ 1:1 là tốt nhất.

Thời điểm gừng đẻ thêm từ 4 – 5 nhánh thì ta thực hiện vun gốc. Đồng thời duy trì chế độ bón phân 2 tuần 1 lần. Sử dụng các sản phẩm tự nhiên như đạm cá hay phân trùn quế… Lưu ý trước khi thu hoạch củ gừng 14 ngày thì dừng ngay công tác bón phân. Mà thay vào đó chỉ tưới nước cho cây là đã đủ.

Sâu bệnh

Sâu bệnh là tác nhân hàng đầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của cây trồng. Vậy, bạn phải thật chú trọng đến tác nhân này trên cây gừng. Ở giai đoạn ban đầu khi cây mới mọc chồi ta cần thường xuyên kiểm tra xem ốc sên có cắn ngọn hay không. Khi phát hiện có ốc sên thì tốt nhất nên bắt thủ công. Nhà vườn không nên dùng đến các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Đối tượng gây hại trên gừng phổ biến, thường gặp nhất là sâu đục thân. Nguyên nhân là do bướm thường có tập tính đẻ trứng trong đất. Khi sâu nở thì chúng sẽ ăn phần củ của cây dừng. Vậy riêng trường hợp này, ta có thể dùng đến thuốc và phun định kỳ từ 10 – 15 ngày phun 1 lần.

Trước khi trồng, hãy đảm bảo chắc chắn nguồn đất vườn của bạn là phù hợp. Nghĩa là đất dinh dưỡng, sạch bệnh để trồng gừng nhé.

Thu hoạch

Một câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều đó là trồng gừng bao lâu thì ta mới thu hoạch? Kinh nghiệm của Giathe.vn đó là thu hoạch gừng sau khoảng 4 tháng trồng trở đi. Tuy nhiên, trường hợp bạn muốn để làm giống thì 9 tháng trở lên rồi mới tiến hành thu hoạch nhé.

Khi thu hoạch, hãy sử dụng xẻng làm vườn kích thước nhỏ để xới. Thực hiện xới xung quanh gốc cây đường kính 20 – 25cm. Tránh tuyệt đối việc làm xây xát, ảnh hưởng đến chất lượng củ, dễ gây khó khăn cho quá trình bảo quản về sau. Nhẹ tay nhổ lên để lấy nguyên khóm củ gừng.

Sau đó, tiến hành cắt để lấy củ. Đừng quên rửa sạch đất trước khi sử dụng hay bảo quản.

Phần kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Giathe.vn về một số lưu ý khi chăm sóc gừng tại nhà siêu dễ, siêu hiệu quả. Trong thời đại mới, con người vì nhiều nguyên do mà dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình đó là hãy bắt đầu từ những điều đơn giản, nhỏ nhặt nhất. Như cách trồng gừng tại khu vườn xinh yêu, nấu những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Cuối cùng, xin cám ơn vì đã tin tưởng, đồng hành, ủng hộ bài viết. Tin chắc những kinh nghiệm hữu ích này sẽ giúp bạn thành công.

Xem thêm: