Ngày nay, nhiều nhà vườn đã tìm đến phương pháp chăm sóc cây trồng bằng các sản phẩm hữu cơ, trong đó có đạm cá. Vì thế, cách sử dụng đạm cá như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất lại càng được quan tâm hơn cả. Bài viết hôm nay sẽ là câu trả lời cho mối quan tâm đó, mời các bạn cùng tham khảo.

Khám phá quy trình sản xuất đạm cá

Đạm cá ở đây được sản xuất từ cá nguyên con hoặc phụ phẩm của cá. Nếu phần phi lê được sử dụng làm thức ăn cho con người. Và thân cá gồm: ruột, xương, sụn, vảy và thịt còn lại trộn với nước và xay nhuyễn. Enzyme được sử dụng trong việc hỗ trợ việc làm tan xương, cặn và thịt.

Đạm cá là một loại sản phẩm hữu cơ chăm sóc cây trồng vô cùng hiệu quả và không hề gây hại. Nếu dạo gần đây người ta bắt đầu kêu gọi loại bỏ phân hóa học vì sẽ gây độc cho người tiêu dùng, thì đạm cá lại được săn đón và tin dùng hơn bao giờ hết.

Phương pháp pha loãng đạm cá

Cách sử dụng đạm cá

Pha loãng đạm cá để cung cấp dinh dưỡng cây trồng

Một trong những cách sử dụng đạm cá sao cho đạt được hiệu quả tốt chính là pha loãng. Dạng dịch sẽ vô cùng phù hợp với các loại cây cảnh, hoa, rau ăn lá… Bởi lẽ, dịch đạm sẽ dễ dàng thấm sâu vào rễ và lá, cung cấp dinh dưỡng cần thiết. Ghi nhớ tỷ lệ 1:250, tức là hoà tan 1 lít dịch đạm cá trong 250 lít nước sạch để thực hiện phương pháp pha loãng.

Và tùy theo giống cây, chúng ta có những cách khác nhau để cây trồng hấp thụ dinh dưỡng từ đạm cá. Có thể chia thành một số nhóm như sau:

Cách sử dụng đạm cá cho rau củ quả

Nhóm rau ăn lá như xà lách, cải bắp mồng tơi, cải xanh, rau muống, cần tây… thì tưới định kỳ 5 đến 7 ngày/lần.

Về một số loại cây lấy trái như bắp, ớt, cà chua, bầu, bí, su su, … tiến hành tưới định kỳ 7 đến 10 ngày/lần.

Đối với các loại cây ăn củ như gừng, củ cải, khoai lang, su hào, khoai tây, cà rốt,… ta tưới định kỳ 15 ngày/lần.

Nhóm cây ăn quả, cây dược liệu và cây công nghiệp

Về cây ăn quả và cây lâm nghiệp thì bà con lưu nhớ tưới dung dịch đạm định kỳ 15 ngày/ lần. Còn đối với nhóm cây công nghiệp thì thời lượng từ 15 đến 30 ngày một lần. Áp dụng đều đặn theo chu kỳ như vậy, cây sẽ phát triển rất tốt.

Một số nhóm cây khác

Sau khi đã có dung dịch đạm cá pha loãng, chúng ta tưới vào đất. Rồi sau đó trộn đều với đất rồi mới tiến hành ươm giống, xuống giống.

Còn đối với nhóm cây lương thực như lúa. Sau khi cấy hoặc sạ lúa bà con hãy phun hoặc châm dịch đạm theo luồng nước vào ruộng. Duy trì công việc này định kỳ 5 đến 7 lần/ngày.

Cách sử dụng đạm cá

Tưới tiêu bằng đạm cá bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng

Cách sử dụng đạm cá và liều lượng cần biết

Để cây trồng phát triển tốt thì bà con nên sử dụng vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thời tiết nắng nóng tuyệt đối không nên dùng đạm cá tưới tiêu. Trong từng giai đoạn phát triển của cây thì nên sử dụng phun lá hoặc bón gốc sao cho phù hợp.

Như chúng tôi đã cung cấp ở trên, bà con hãy ghi nhớ tỷ lệ 1:250. Với 1 lít đạm cá pha được 250 lít nước sạch, bà con có thể phun được 3.000 mét vuông hoặc tưới được 1.000 mét vuông diện tích bề mặt cây trồng. Cách sử dụng đạm cá pha loãng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào liều lượng bạn áp dụng cho mỗi loại cây. Đừng đắn đó mà hoàn toàn có thể tăng liều lượng và tần suất tưới trong trường hợp cây trồng chậm phát triển nhé!

Cách sử dụng đạm cá

Một số lưu ý trong sử dụng đạm cá

Những thông tin trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hình dung phần nào về cách sử dụng đạm cá chưa? Hy vọng bạn sẽ dùng đúng cách để đạt được chất lượng tốt nhất nhé!

Xem thêm: Cách ủ phân bò hoai mục