Đất là tài nguyên quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho con người. Đây là nơi ươm lên những mầm cây xanh tươi tốt, đón ánh mặt trời và mang đến cuộc sống đủ đầy cho con người. Những bông lúa còn thơm mùi sữa, những trái cây trĩu nặng, ngọt thơm, những đóa hoa xinh lung linh trong nắng. Tất cả đều từ đất mà nên. Ấy vậy mà không phải ai cũng biết cách canh tác đất trồng đúng cách. Đất dần thoái hóa, bạc màu nghiêm trọng. Trong đó vấn đề phổ biến, đáng được quan tâm nhất là đất mặn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách cải tạo đất mặn bằng đầu tư hệ thống tươi nhỏ giọt nhé.

Tìm hiểu nguyên nhân hình thành đất mặn

Cải tạo đất mặn bằng đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt 1

Tìm hiểu nguyên nhân hình thành đất mặn

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau cho tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà vườn, người trồng cây, chăm cây thì ít nhất cũng đã từng đối mặt với vấn đề đấy. Vậy, đâu mới là nguyên nhân hình thành đất mặn? Đất mặn xuất phát từ đâu? Với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin như sau.

Nguyên nhân khách quan

Nói về nguyên nhân khách quan thì phải đề cập ngay đến quá trình tự nhiên của đất. Ví dụ tiêu biểu như là phong hóa vật lý, trầm tích địa lý của mạch nước ngầm. Những quá trình này sẽ trực tiếp gây ra sự tích tụ muối bên trong đất trồng. Ngoài ra, đất nhiễm mặn còn do biển. Những năm gần đây nước biển dâng cao. Chúng chảy theo những đường sông và mạch nước ngầm bắt đầu chảy vào trong nội địa.

Trên những mảnh đất canh tác khô cằn, quá trình thoát hơi nước bị đình trệ. Nó không diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi. Hơn nữa cũng không có mưa để rửa trôi đất trồng. Vì thế đất nhiễm mặn là một điều hết sức hiển nhiên.

Nguyên nhân chủ quan

Chắc chắn rồi. Đây mới là nguyên nhân chính làm cho đất nhiễm mặn. Vậy nói đến nguyên nhân chủ quan, chúng tôi đề cập đến những tác động hay hoạt động của con người. Trong quá trình sản xuất thì bà con đã tưới tiêu, chăm bón không đúng cách. Cụ thể thì một số nhà vườn đã dùng nước từ sông vào tưới cho cây. Nhưng ai cũng biết rằng, nước này chứa một lượng muối lớn. Cây trồng không thể xử lý hết toàn bộ lượng muối này. Vì thế, lượng tồn ư trong đất sẽ sinh ra tình trạng chung: Nhiễm mặn.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân cũng quan trọng không kém đấy là việc ngập úng. Vì ngập úng, quá trình thoát nước diễn ra không đầy đủ và dĩ nhiên đất nhiễm mặn.

Cải tạo đất mặn bằng đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt

Cải tạo đất mặn bằng đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt 2

Cải tạo đất mặn bằng đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt

Trên thực tế sẽ có rất nhiều phương pháp cải tạo đất mặn khác nhau. Nhà vườn có thể thoải mái lựa chọn sao cho đáp ứng được nhu cầu, điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, trong xu thế thời đại mới, công nghệ ngày một hiện đại, chúng tôi muốn giới thiệu đến giải pháp tối ưu này. Đấy chính là đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt. Đây là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ tối ưu. Nó có khả năng khắc phục hoàn toàn tình trạng đất trồng nhiễm mặn. Vậy hãy cùng xem những lợi ích của việc cải tạo đất mặn bằng đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt là gì nhé.

  • Trước tiên, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp nhà vườn tiết kiệm một lượng nước tưới đáng kể. Đồng thời tiết kiệm lượng phân bón cho cây trồng.
  • Cung cấp, bổ sung một lượng nước, phân bón đầy đủ. Đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, quan trọng cho cây.
  • Ngăn ngừa và hạn chế tình sự sinh trưởng, phát triển của cỏ dại, vi khuẩn, nấm sâu bệnh ở xung quanh gốc cây. So với những hệ thống tưới khác thì nếu vô tình tưới nhiều, nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng phát triển. Nhưng nếu lựa chọn hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà vườn chỉ tưới ngay ở nơi cần tưới mà thôi.
  • Tránh tình trạng xói mòn giữa những cây trồng với nhau. Khi sử dụng hệ thống i tay, phun sương, nếu tưới nhiều sẽ làm xói mòn đất. Nhưng với hệ thống tưới nhỏ giọt thì khác. Nó không gây ra hiện tượng xói mòn. Nhà vườn yên tâm nhé.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của giathe.vn về cải tạo đất mặn bằng đầu tự hệ thống tưới nhỏ giọt. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công.

Xem thêm:

Tuyệt chiêu cải tạo đất kiềm hiệu quả, tiết kiệm cho nhà vườn

Tại sao phải cải tạo đất trồng?

9 cách cải tạo đất tốt hơn