Đất là tài nguyên muôn vàn quý giá của cuộc sống này. Đây chính là nơi ươm lên những mầm cây xanh non, tươi tốt, những hạt lúa còn thơm mùi hương sữa và cả những đóa hoa rực rỡ sắc màu. Đất từ lâu đã gắn bó thật khăng khít, thật thân thương với mỗi người. Đặc biệt hơn cả là với mỗi bà con nông dân. Tấc đất là tấc vàng. Tuy nhiên, một vài năm gần đây sức khỏe đất trồng đang ngày một giảm sút. Do canh tác không đúng cách mà đất thoái hóa, đất bạc màu,.. Một trong số đó, đất kiềm là tình trạng phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu cách cải tạo đất kiềm hiệu quả, tiết kiệm cho nhà vườn nhé!
Nguyên nhân gây ra tình trạng đất kiềm?
Nếu bạn là một nhà vườn, người trồng cây, chăm cây thì chắc chắn đã ít nhiều lần đối mặt với vấn đề này. Người có thâm niên, kinh nghiệm sẽ đưa ra giải pháp hợp lý. Nhưng nếu là người mới bắt đầu thì chưa chắc. Rất có thể bạn đang đau đầu, lo lắng đi tìm cách giải quyết sao cho thật hiệu quả nhất có thể. Vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng đất kiềm trong nông nghiệp và trồng trọt là gì? Với kinh nghiệm làm vườn cũng như nghiên cứu nông nghiệp lâu năm, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một vài thông tin như sau:
- Trước tiên phải nói đến yếu tố khách quan. Đấy là sâu trong quá trình hình thành lớp đất đá, cấu trúc phía dưới đất trồng đã chứa rất nhiều đá vôi. Do vậy mà một lượng lớn kiềm đã tồn tại sẵn trong đất. Vì thế đất kiềm.
- Một số nhà thầu trong quá trình xây dựng đã loại bỏ đi lớp đất mặt. Xong lại thay thế nó bằng một lớp đất phụ sở hữu tính kiềm mạnh hơn. Bên cạnh đó thì các vật liệu xây dựng như là sỏi đá vôi, bê tông cũng có tính kiềm. Từ đó đẩy mạnh độ pH trong đất.
- Với các vùng đất khô hạn, sự thoát hơi nước diễn ra kém.
- Nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất đến từ tác động của con người. Là do quá trình canh tác, tưới tiêu, chăm sóc không hợp lý hay đúng cách. Cứ như thế, lâu ngày thì dẫn đến hiện trạng tích tụ một lượng kiềm to lớn cho đất trồng của họ.
Hậu quả của tình trạng đất kiềm là gì?
Chính nhà vườn là người hiểu hơn ai hết hậu quả của đất kiềm gây ra. Trước khi đi vào cách cải tạo, bạn phải nắm được tác hại của vấn đề nghiêm trọng này. Hãy cùng giathe.vn điểm qua một số hậu quả sau đây:
Đối với cây trồng
Rõ ràng đây là yếu tố đầu tiên bị ảnh hưởng. Đất sống thì cây khỏe. Sức khỏe của đất ảnh hưởng, quyết định trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng. Sống trong một môi trường đất kiềm thì cây sẽ bị ức chế sinh trưởng. Khi ấy, lá cây vàng úa. Những cây con hay hệ thống rễ cây sẽ bị mất nước. Từ đó dễ dàng dẫn đến chết cây. Năng suất nông sản sẽ giảm bớt đi thật nhiều.
Đối với hệ vi sinh vật
Sau cây trồng, yếu tố tiếp theo bị ảnh hưởng không kém là các vi sinh vật có ích. Khi ở trong đất kiềm, chúng sẽ bị ức chế khả năng sinh sản, phát triển. Do vậy mà cây xanh của bạn sẽ bị mất đi một nguồn dinh dưỡng quan trọng, thiết yếu. Ngoài ra thì những vi sinh vật này còn có tác dụng phân giải đi các chất hữu cơ, chất khó tan. Đồng thời giúp giữ các dưỡng chất bên trong đất mà mỗi khi mưa xuống khả năng cao là bị rửa trôi.
Bí quyết cải tạo đất kiềm hiệu quả, tiết kiệm cho nhà vườn
Đây là phần đặc biệt, đáng mong đợi nhất trong bài viết này. Có thể có nhiều người vẫn đang đi tìm cho họ những giải pháp tốt nhất. Nhưng vẫn phải đảm bảo tiết kiệm chi phí, tiết kiệm túi tiền của họ. Và theo chúng tôi, việc cải tạo đất kiềm cũng không có gì quá khó khăn. Đơn giản nhà vườn chỉ cần theo dõi, phát hiện sớm tình trạng này và tiến hành đúng các bước cải tạo. Như vậy thì đất sẽ nhanh chóng hồi phục. Không những thế lại còn thêm phần màu mỡ và tơi xốp. Tạo điều kiện để tận dụng, khai thác và phát triển tối đa tiềm năng cho nông nghiệp.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Nhưng lưu ý, dù là cải tạo theo cách nào đi nữa thì bước quan trọng đầu tiên vẫn phải xác định độ pH của đất. Từ đó mới lựa chọn phương pháp thật phù hợp, lý tưởng. Nhà vườn có thể tham khảo 5 cách sau đây của chúng tôi:
- Sử dụng một số chất như là sắt sunphat,, lưu huỳnh, đá vôi để chuyển hóa thành axit hay muối cacbonat nitrat. Từ đó giúp giảm đi độ kiềm trong đất một cách hiệu quả nhất.
- Bổ sung thêm một số chất hữu cơ. Có thể là gỗ vụn ủ, rêu than bùn hay mùn cưa. Nhưng chất này cũng có tác dụng giảm độ pH đáng kể đó nhé.
- Tạo quá trình trao đổi cation với nhau từ những chất keo đất. Xong hình thành nên các ion canxi, giảm độ kiềm. Đồng thời giúp đất trồng của bạn thêm màu mỡ.
- Tiến hành canh tác những cây trồng ưa sống trong môi trường kiềm. Ví dụ như mía, cải đường,…
- Trong quá trình cải tạo, canh tác, nhà vườn hãy trồng trên các luống cao. Bên cạnh đó, đầu tư thêm một bộ dụng cụ kiểm tra độ pH.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của giathe.vn về bí quyết cải tạo đất kiềm hiệu quả, tiết kiệm cho nhà vườn. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công nhé.
Xem thêm:
Ý nghĩa của việc bón vôi bột cải tạo đất trồng
Bí quyết cải tạo đất nhiễm mặn bằng chế phẩm vi sinh cực hiệu quả