Dâu tây là một trong những loại cây ăn quả giàu khoáng chất, vitamin và đậm mùi vị. Chính vì vậy nó rất được ưa chuộng trong những năm qua. Trồng dây tây ở vườn nhà hay trồng chậu đều cho năng suất và chất lượng rất cao. Để trồng dâu tây thành công, ngoài khâu chọn giống và kỹ thuật chăm sóc tốt thì bước chuẩn bị giá thể ban đầu cực kỳ quan trọng. Đó là lý do bài viết dưới đây chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc: “Cách làm đất trồng dâu tây đơn giản, giàu dinh dưỡng.”
Đất trồng dâu tây cũng thường được nhiều người gọi tên là Giá thể trồng dâu tây.
-
Điều kiện đất trồng lý tưởng cho dâu tây
Bên cạnh việc duy trì nhiệt độ, độ ẩm cho dâu tây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bạn cũng cần nắm rõ một số điều kiện tiêu chuẩn dành riêng cho đất trồng dâu tây:
- Đất trồng dâu tây yêu cầu độ pH từ 5,3 – 6,5, độ chua vừa phải. Nếu đất có độ pH quá thấp thì nên rải vôi bột, trộn lẫn đất cùng vỏ trứng để tăng độ pH
- Đất phải tơi xốp và ẩm nhưng phải có khả năng thoát nước cao vì loại cây trồng này không chịu được ngập úng
- Và cần giàu dinh dưỡng đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho nhiều trái và trái ngọt
- Sạch mầm sâu bệnh để phòng tránh tối đa mầm mống sâu bệnh hại
-
Cách làm đất trồng dâu tây cho vườn quy mô lớn
Đối với vườn trồng dâu tây quy mô lớn, bạn cần làm đất theo quy trình sau:
- Làm sạch cỏ dại trên bề mặt
- Cày bừa đất sâu khoảng 15 – 25cm
- Rải vôi phơi ải khoảng 7 – 10 ngày để khử chua đất đồng thời xử lý sạch các mầm bệnh, vi sinh vật, sâu hại gây bệnh cho cây
- Đối với đất pha cát hay đất sét cần thực hiện cải tạo đất trước khi canh tác
- Bón lót cho đất bằng phân hữu cơ. Thường là phân chuồng hoai mục cùng super lân để cải thiện mức độ dinh dưỡng cho đất
- Ủ đất tối thiểu 15 ngày trước khi gieo trồng
- Lên luống trồng dâu tây, chiều cao luống từ 15 – 25cm, tùy nơi đất thấp hay đất cao. Bề rộng khoảng 1 – 1,2m, giữa các luống có rãnh thoát nước
-
Cách làm đất trồng dâu tây trong chậu
Trồng dâu tây trong chậu rất phổ biến, việc sở hữu vài chậu dâu tây, ngắm nhìn nó mỗi ngày thật sự thú vị. Và trồng chậu cũng dễ dàng chăm sóc hơn.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết 3 cách trộn giá thể trồng dâu tây để trồng trong chậu:
Phối trộn đất với trấu và xơ dừa
- Nguyên liệu: Trấu hun, xơ dừa đã qua xử lý
- Công dụng: Cải thiện độ pH cho đất, tăng độ thoáng khí, tăng khả năng thoát nước nhờ vào trấu và giữ độ ẩm thích hợp cho đất nhờ xơ dừa
- Cách làm: Lần lượt trộn trấu hun, xơ dừa và đất màu theo tỷ lệ 2:1:1, ủ đất khoảng 5 – 7 ngày rồi cho vào từng chậu đã chuẩn bị trước đó. Lưu ý, chậu cần phải có lỗ thoát nước
Phối trộn đất trồng dâu tây với đá Perlite
- Nguyên liệu: Đất thịt có thể dùng đất phù sa hay đất đỏ bazan, đá Perlite. Phân hữu cơ có thể dùng phân bò, phân trùn quế hoai mục. Hay một số chất hữu cơ khác như trấu hun, xơ dừa, tro, lá cây,…
- Công dụng: Cân bằng độ pH, cải thiện dinh dưỡng hữu cơ cho đất, làm tăng độ thoáng khí, khả năng thoát nước tốt
- Cách làm: Phối trộn các nguyên liệu bao gồm đất thịt, đá Perlite, chất hữu cơ, phân hữu cơ theo tỷ lệ 2:2:2:1
- Ủ khoảng vài ngày rồi lấy từng lượng thích hợp vào chậu trồng dâu tây đã chuẩn bị sẵn
Phối trộn đất dinh dưỡng với xơ dừa và phân hữu cơ
- Nguyên liệu: Đất dinh dưỡng bán sẵn trên thị trường, xơ dừa đã qua xử lý. Phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân trùn quế
- Công dụng: Cải thiện dinh dưỡng cho đất, giúp đất tơi xốp và duy trì độ ẩm cần thiết
- Cách làm: Phối trộn các nguyên liệu bao gồm đất dinh dưỡng, xơ dừa, phân hữu cơ theo tỷ lệ 2:1:1
- Phun lên trên một lớp chế phẩm sinh học xử lý đất rồi bỏ vào từng chậu trồng dâu tây với lượng thích hợp
Như vậy, đất trồng dâu tây cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Trên đây là một số cách làm đất đơn giản nhất bạn có thể áp dụng. Cùng thử ngay để có vườn dâu tây ngay tại nhà năng suất và chất lượng nhé!
Tham khảo thêm:
- Kỹ thuật tưới dâu tây Nhà Bè Agri
- Đá Perlite Tropical Premium