Trong xu thế thời đại mới, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hữu cơ. Chính vì vậy mà nhà vườn luôn đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm phân bón 100% nguyên chất, tự nhiên, an toàn và chất lượng. Hơn nữa phải đảm bảo tính thân thiện với môi trường sống. Và quả thực không ngoa khi nói rằng phân trùn chính là sự lựa chọn số 1 của nhà vườn. Đây là dòng phân bón đa năng, thế hệ mới có thể áp dụng chăm sóc trên nhiều đối tượng cây trồng. Vậy thì có nên sử dụng hoàn toàn phân trùn quế cho lúa hay không? Rất nhiều bà con nông dân đã thắc mắc vấn đề này. Hãy cùng giathe.vn tìm hiểu, khám phá chi tiết trong bài viết này để hiểu hơn nhé.

Tôi muốn canh tác lúa, tôi có nên sử dụng hoàn toàn phân trùn quế cho lúa không?

Có nên sử dụng hoàn toàn phân trùn quế cho lúa 1

Tôi muốn canh tác lúa, tôi có nên sử dụng hoàn toàn phân trùn quế cho lúa không?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên bạn phải quan tâm đến thức ăn mà bạn mang vào sinh khối nuôi giun quế là gì? Vì với mỗi nhà vườn sẽ có một mô hình nuôi trùn khác nhau. Chúng tôi không thể đảm bảo nguồn thức ăn ấy là như nhau. Chính vì thế sẽ tư vấn một cách tổng quan nhất. Giathe.vn sẽ dựa trên những thông tin sẵn có về hàm lượng dưỡng chất trong phần trùn khi nuôi với thức ăn chính là phân bò. Đây được xem là phương pháp được áp dụng nhiều, phổ biến và hiệu quả nhất. Nhà vườn có thể tham khảo.

1. Phân trùn chứa nhiều vi sinh vật có lợi

Trước tiên, trong phân trùn quế có sự hiện diện của rất nhiều nhóm vi sinh vật hữu ích. Đây là đặc điểm mà không phải là phân bón nào trên thị trường cũng có được. Điều đó sẽ giúp cho cây trồng có được sức đề kháng, có được khả năng chống chịu lại các loài nấm sâu bệnh nguy hiểm. Tránh, hạn chế tình trạng sức khỏe cây trồng bị ảnh hưởng.

2. Phân trùn đa dinh dưỡng

Thứ hai, ai cũng biết phân trùn là dòng phân thế hệ mới đa năng, đa dinh dưỡng. Thực tế thì ngoài các nguồn dinh dưỡng như là lân, đạm hay ka-li thì phân trùn còn chứa nhiều nguồn tuyệt vời khác nữa. Ví dụ tiêu biểu đó là dinh dưỡng trung và vi lượng: Magie, canxi, lưu huỳnh,.. Tất cả đều được xác minh là tồn tại dưới dạng lúa dễ hấp thụ.

3. Phân trùn chứa kén trùn

Thứ ba, phân trùn chứa vô vàn kén trùn. Do vậy trong quá trình bón, gặp được điều kiện môi trường thuận lợi thì chúng sẽ nở ra. Bắt đầu sinh sôi, phát triển. Các hoạt động của chúng có công dụng cải tạo đất trồng hiệu quả. Đất trở nên xanh tốt, tơi xốp, màu mỡ.

4. Phân trùn chứa nhiều chất mùn

Cuối cùng, 50% trong phân trùn là chất mùn. Vì thế mà hiệu quả giữ nước và dinh dưỡng được gia tăng mạnh mẽ. Đồng thời các acid amin còn thúc đẩy, kích thích cây tăng trưởng.

Chia sẻ về việc sẻ dụng phân trùn quế cho lúa từ kinh nghiệm thực tế

Có nên sử dụng hoàn toàn phân trùn quế cho lúa 2

Chia sẻ về việc sẻ dụng phân trùn quế cho lúa từ kinh nghiệm thực tế

Thực sự qua những thông tin trên đây, chúng tôi nghĩ nhà vườn vẫn chưa có cho mình một câu trả lời nhất định. Nhưng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thì sẽ hữu ích hơn rất nhiều. Thực tế thì phân trùn là phân bón hữu cơ. Cho nên nếu để so sánh với các sản phẩm phân bón hóa học trên thị trường thì tỷ lệ dinh dưỡng trên sinh khối không cao cho lắm. Vậy nên, nếu chọn phân trùn bón hoàn toàn cho lúa thì phải sử dụng một liều lượng khá lớn. Mà phân trùn quế có giá thành khá mắc. Do vậy sẽ mất một khoản chi phí lớn hơn bình thường.

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo thì việc sử dụng phân chuồng bón lót chỉ được sử dụng trong vòng 10 – 15 tấn 1 ha. Tuy nhiên chỉ bón với mục đích là giảm bớt lượng phân bón hóa học. Chứ không phải là thay thế hoàn toàn. Giảm đi khoảng chừng 30 – 50% phân hóa học độc hại. Vậy tóm lại, bạn sẽ nhận được lời khuyên bổ ích từ giathe.vn? Đấy chính là ta chỉ nên bón thử nghiệm phân trùn trên một diện tích nhỏ vào vụ mùa đầu tiên. Liều lượng là 50 – 100 kg đối với 1.000 – 2.000m2 bạn nhé. Hoặc bạn cũng có thể làm theo cách chia thành nhiều lô. Quan trọng nhất là phải thường xuyên theo dõi, quan sát tình trạng lúa.

Theo dõi xem khả năng tăng trưởng của lúa đã và đang thay đổi như thế nào? Lúc trước lúa cao bao nhiêu? Lá màu gì? Và hiện tại thì ra sao? Sau đó thì mới tiếp tục sử dụng.

Lưu ý:

Chúng tôi nhận thấy ở giai đoạn tăng trưởng là khi lúa có độ cao trung bình 1.2 – 1.5 cm/ngày. Một ví dụ đơn giản, dễ hiểu. Lúa ở ngày thứ 20 thì chiều cao khoảng 24 – 30 cm. Lúc này, nguồn dinh dưỡng quan trọng, thiết yếu sẽ được biểu hiện qua màu xanh của lá cây. Tốt nhất hãy sử dụng bảng màu để so sánh. Trong trường hợp màu xanh đạt ở mức số 4 thì là hợp lý. Nhưng nếu gặp rủi ro, lúa phát triển không theo đúng số liệu mục tiêu ban đầu của nhà vườn thì hãy ngay lập tức điều chỉnh. Đơn giản chỉ cần cung cấp, bổ sung thêm phân hóa học nhé.

Kết luận

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của giathe.vn để trả lời cho câu hỏi: Có nên sử dụng hoàn toàn phân trùn quế cho lúa? Sau bài viết này, mỗi người sẽ có một sự lựa chọn khác nhau. Nhưng sau cùng chúng tôi khuyên vẫn không nên lạm dụng các sản phẩm phân bón hóa học độc hại. An toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường cần đặt lên hàng đầu. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công.

Xem thêm:

So sánh một số sản phẩm phân trùn quế trên thị trường

Cách nhận biết phân trùn quế chất lượng cho nhà vườn