Đất là tài nguyên quý giá mà mẹ thiên nhiên ưu ái, dành tặng cho cuộc sống con người. Đây là nơi mà những mầm non vươn lên, xanh tươi, tràn đầy sức sống đón ánh mặt trời. Có những bông lúa thơm hương sữa, những trái cây trĩu nặng, những đóa hoa xinh yêu khắp khu vườn. Tất cả đều làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phần đủ đầy và tốt đẹp. Tuy nhiên, một vài năm gần đây đất canh tác có hiện tượng bị nhiễm phèn chua. Chính điều này khiến nhà vườn không thể tiếp tục khai thác, phát triển cho nông nghiệp, trồng trọt. Bài viết này, giathe.vn sẽ hướng dẫn quy trình cải tạo đất phèn chua hiệu quả. Đừng bỏ lỡ nhé.
Đôi nét về tiến trình cải tạo đất phèn chua
Nếu bạn là một nhà vườn, người trồng cây, chăm cây chắc chắn đã một vài lần đối mặt với vấn đề này. Đó chính là tình trạng đất bị nhiễm mặn. Một khi đất bị nhiễm mặn thì nó sẽ không còn giữ nguyên những đặc tính tốt như ban đầu: Tơi xốp, giàu mỡ, giàu dưỡng chất. Lúc này, sức khỏe của cây trồng sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Năng suất nông nghiệp giảm sút và hiệu quả kinh tế đi xuống. Do vậy giải pháp tối ưu nhất vẫn là cải tạo đất trồng. Chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công cuộc này từ lâu.
Ở trong hoàn cảnh nào cũng thế, dẫu cho đất canh tác của bạn có khỏe mạnh, xanh tốt bao nhiêu đi nữa thì việc cải tạo đất không bao giờ là thừa. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho tình trạng này. Tuy nhiên, cốt chủ yếu vẫn nằm ở những tác động của con người. Một số nhà vườn có hiện trạng lạm dụng phân bón hóa học. Đây là phân bón chỉ mang đến hiệu quả nhất thời, độc hại về sau. Chính vì vậy mà đất dần thoái hóa, nghèo kiệt, bạc màu. Tất nhiên trong đó có cả bị nhiễm mặn. Vậy, về cơ bản, cải tạo đất phèn chua phải làm tốt ba nhiệm vụ sau đây.
Nhiệm vụ 1: Cải tạo tính vật lý của đất trồng
Thế nào là tính vật lý? Nó sẽ bao gồm sự tơi xốp và thoáng khí. Việc của nhà vườn là trả lại những đặc tính tốt này về lại cho đất canh tác ban đầu. Hãy thực hiện như sau:
- Trước tiên, ta khơi gốc, cuốc xới và phá váng đất trồng trong trường hợp gặp mưa. Mục đích là tạo nên độ thông thoáng nhất định. Hỗ trợ, thúc đẩy nguồn oxy đi sâu vào bên trong lòng đất.
- Thực hiện chăm sóc cũng như tưới tiêu sao cho thật hợp lý nhất có thể. Khi mùa mưa về phải đào rãnh để thoát nước. Tránh và hạn chế đến tối đa tình trạng nén đất, rất dễ làm hại đến hoạt động của hệ thống rễ cây.
- Cung cấp, bổ sung đầy đủ phân bón hữu cơ. Thúc đẩy sự tơi xốp và thoáng khí.
Nhiệm vụ 2: Cải tạo tính hóa học của đất trồng
Đây là nhiệm cụ thứ hai trong quy trình cải tạo đất phèn chua. Và cách làm để hoàn thành nhiệm vụ này cũng hết sức đơn giản, dễ dàng. Nhà vườn có thể tham khảo thông tin sau đây:
SẢN PHẨM NỔI BẬT
- Sử dụng vôi bột bón cho đất trồng nhằm mục đích nâng cao độ pH. Từ đó đẩy mạnh độ tan của các dưỡng chất bên trong đất trồng.
- Gia tăng lượng phân chuồng, bón phân cân đối. Hạn chế tối đa việc sử dụng NPK.
- Cung cấp phân bón hữu cơ để đẩy mạnh, làm giàu lượng mùn bên trong đất. Đây là phân bón tự nhiên, an toàn, thân thiện với môi trường. Đặc biệt rất được nhà vườn tin tưởng. Nó có công dụng giúp giữ lại dinh dưỡng một cách hiệu quả. Tránh tình trạng phân bón bị lãng phí.
Nhiệm vụ 3: Cải tạo tính sinh học của đất trồng
Nhiệm vụ chính trong tiến trình cải tạo đất phèn chua đó là cải tạo tính chất sinh học. Với mỗi mảnh đất canh tác thì đây được coi là tính chất được nhà vườn quan tâm hàng đầu. Bởi nó có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của cây trồng. Vậy hãy tham khảo cách làm của chúng tôi:
- Trước tiên, có thế kích thích sự sinh sản, phát triển của vi sinh vật có ích và ức chế vi sinh vật có hại bằng cách nâng độ pH.
- Khi sử dụng phân chuồng, lưu ý xử lý một cách cẩn thận, kỹ càng bằng chế phẩm Trichoderma.
- Sau khi đã bổ sung phân hữu cơ, nhà vườn tưới thêm vi sinh vật lên trực tiếp. Mục đích là để giúp cho phân bón có thể phân giải nhanh chóng hơn. Phòng trừ và hạn chế tối đa những bệnh có thể diễn ra trong vùng rễ.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của giathe.vn về quy trình cải tạo đất nhiễm phèn. Hi vọng những thông tin trên đây là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công nhé.
Xem thêm: