Thú chơi bonsai, cây kiểng trong xu thế thời đại mới được nhiều người quan tâm và theo đuổi. Mỗi một tín đồ sẽ có những phong cách và kiểu chơi cây, sưu tập cây khác nhau. Và nếu bạn là tuýp người yêu mê sự dịu dàng, tinh tế hay nét đẹp bền bỉ cùng thời gian, năm tháng thì nhất định không thể bỏ qua cây Sơn Liễu. Sơn Liễu với dáng hình mảnh mai thế nhưng lại tiềm tàng một sức sống kiên cường, mãnh liệt. Cây có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường dù là khắc nghiệt đến mấy. Vậy, cây Sơn Liễu là cây gì? Một số lưu ý khi chăm sóc cây Sơn Liễu ra sao? Nếu bạn quan tâm, cùng theo dõi bài viết này của giathe.vn để rõ hơn nhé.

Đôi nét về đặc điểm của cây Sơn Liễu

Kinh nghiệm và một số lưu ý khi chăm sóc cây Sơn Liễu 1Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây Sơn Liễu, cùng khám phá về đặc điểm của hoa kiểng này. Ngày nay, cây Sơn Liễu xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt thường thấy ở những khu đô thị, nhà phố với công dụng trang trí cảnh quan, sân vườn. Vậy, cây Sơn Liễu có đặc điểm gì?

Cây Sơn Liễu hay còn có tên gọi khác là Sơn Liễu chậu treo hay Sơn Liễu Thái. Cây thuộc họ Thầu Dầu Euphorbiaceae. Và trong giới cây kiểng thì số cây thuộc họ này thì không quá nhiều. Do vậy sẽ còn khá mới mẻ với một vài người. Nguồn gốc xuất xứ từ khu vực các nước Châu Á, vùng nhiệt đới.

Sơn Liễu cũng được xem là một cây thân gỗ dạng bụi. Nói như vậy là bởi cây lâu năm, thân chính sẽ có độ cao từ 1 – 3m. Song lại thường xuyên phân nhánh. Nhánh cây dài, có xu hướng rũ ngược xuống bên dưới đất trồng. Đặc biệt chúng sẽ chia thành nhiều tầng, nhiều lớp xếp chồng lên nhau tạo hiệu ứng bồng bềnh cực kỳ đẹp, cực kỳ thu hút.

Lá hoa có nhiều hình dạng phong phú. Thế nhưng, phải nói phổ biến và thường gặp nhất là hình tròn mập hay hình bầu dục nhọn. Lá đơn sẽ mọc cách hoặc mọc đối xứng. Tất cả lá đều nhỏ nhắn, bé xinh với sắc xanh tươi tắn, nhẹ nhàng. Phiến lá có phần hơi nham nhám, mép nguyên.

Hoa Sơn Liễu màu đỏ, mọc thành từng chùm trên cây. Song, không phải lúc nào bạn cũng có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp này.

Bật mí công dụng của cây Sơn Liễu trong đời sống con người

Không chỉ sở hữu nét đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, vạn người mê, hoa kiểng còn mang nhiều công dụng tốt lành cho đời sống con người. Trong giới Đông Y, mọi người thường dùng các bộ phận của Sơn Liễu để làm thuốc. Thuốc làm từ hoa kiểng giúp chữa một số bệnh nhất định và đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.

Song, không thể không đề cập đến công dụng làm đẹp, trang trí của hoa kiểng. Nhà vườn hay tín đồ thường trồng cây trong chậu và treo lên trông rất bắt mắt. Hoặc không, ta cũng có thể trồng ở bên trong bồn cao, trồng nền để tạo thảm,…. Cây Sơn Liễu với hiệu ứng rũ xuống của cành cây như mang đến một mảng tường xanh tươi, tạo sự gần gũi với thế giới tự nhiên bên ngoài.

Ngoài ra, ta cũng có thể chủ động cắt tỉa, tạo kiểu theo phong cách sáng tạo mà mình yêu thích. Đặc biệt rất nhiều người đã tạo chữ để tiến hành kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế rất ấn tượng.

Kinh nghiệm và một số lưu ý khi chăm sóc cây Sơn Liễu tốt nhất

Kinh nghiệm và một số lưu ý khi chăm sóc cây Sơn Liễu 2Đất trồng

Trước hết, yếu tố quan trọng nhất trong một số lưu ý khi chăm sóc cây Sơn Liễu phải kể đến đất trồng. Đất sống thì cây mới khỏe. Đất trồng là nền tảng, cơ sở ban đầu cho sự phát triển xanh tốt, khỏe mạnh của hoa kiểng. Bởi lẽ cây Sơn Liễu được trồng nhiều nhất trong chậu. Vậy nên mọi người hãy ưu tiên phối trộn hỗn hợp đất trồng, giá thể có nhiều dưỡng chất hữu cơ. Đồng thời đảm bảo sự thông thoáng khí, tơi xốp và thoát nước tốt nhé.

Nước tưới

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Thực tế, cây Sơn Liễu này có khả năng chịu hạn tương đối, ở mức khá. Thế nhưng nhà vườn cũng cần phải chủ động cung cấp nước tưới để giữ ẩm cho cây. Nhất là vào những mùa nắng nóng, khô hạn kéo dài. Đặc biệt ưu tiên tưới nước ở trên thân cây bạn nhé.

Việc tưới nước quá nhiều ở trên cây sẽ khiến cho cây rơi vào tình trạng ngập úng, chết cây. Vậy, cần có một chu kỳ tưới phù hợp, hiệu quả. Khuyến khích bạn tưới nước cho Sơn Liễu 2 lần mỗi ngày.

Ánh sáng

Sơn Liễu có đặc điểm sinh trưởng là rất ưa sáng và không chịu được bóng râm. Thế nên, nhà vườn hãy trồng và đặt chậu cây ở những vị trí có nhiều ánh nắng. Nếu như thiếu ánh sáng tự nhiên, hoa kiểng rất dễ bị vàng và có hiện tượng rụng lá.

Bởi lẽ cây kiểng này rất thích mưa. Thế nên vào mùa mưa, ta có thể mang cây để ở bên ngoài. Đây chính là cách mà ta tạo điều kiện cho hoa kiểng phát triển, sinh trưởng tốt nhất.

Sâu bệnh

Tất nhiên, sâu bệnh luôn là vấn đề mà nhiều nhà vườn quan ngại. Song, đối với cây Sơn Liễu thì ta không cần phải lo lắng quá. Bởi cây kiểng này ít khi bị sâu bệnh tấn công, gây hại. Tuy nhiên không vì vậy mà ta có thái độ chủ quan, lơ là. Thay vào đó, hãy dành thời gian vào vườn thường xuyên để theo dõi, kiểm tra cây định kỳ. Như thế thì khi sâu bệnh phá hoại, ta sẽ kịp thời có biện pháp xử lý hiệu quả.

Phân bón

Phân bón cung cấp dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh, đảm bảo sức đề khoáng tốt nhất. Hãy tiến hành bón phân theo đúng định kỳ cho Sơn Liễu. Rất khuyến khích sử dụng phân chuồng ủ hoai đã qua xử lý, phân bón hữu cơ cho cây. Từ 2 – 3 tháng ta sẽ bón phân 1 lần.

Phần kết

Như vậy, trên đây là toàn bộ chia sẻ của giathe.vn về kinh nghiệm và một số lưu ý khi chăm sóc cây Sơn Liễu. Hi vọng bài viết này là bổ ích và ý nghĩa dành cho mọi người. Xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết!

Xem thêm:

Cách chăm sóc cây Huỳnh liên ra hoa vàng rực rỡ

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Liễu Hồng xinh yêu