Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là loại quả chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và là loại thực phẩm được nhiều chị em nội trợ ưa chuộng trong mùa hè nóng bức. Hiện xu hướng tận dụng không gian sân thượng và trồng dưa leo trong chậu tại nhà để đảm bảo an toàn cũng như và luôn có quả để tạo ra các món ngon, nhiều dinh dưỡng cho cả nhà. Vậy trồng dưa leo trong chậu có đơn giản không? Cùng Giá Thể tìm hiểu về: “Kỹ thuật trồng dưa leo trong chậu đơn giản nhất”
Tổng quan về cây dưa leo
Dưa leo (dưa chuột) hay Cucumis sativus là một cây phổ biến thuộc họ Cucurbitaceae. Chúng cùng họ với các loại bầu, bí và mướp đắng. Dưa chuột thường có hương vị nhẹ, tươi mát và chứa tới 90% là nước. Loại quả, rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo, calo, natri và cholesterol.
Dưa leo thuộc loại cây dây leo, mọc rễ trong lòng đất và leo lên giàn bằng các tua. Nếu không được dựng giàn, nó sẽ phát triển theo chiều ngang theo mặt đất.
Chuẩn bị trước khi trồng dưa leo
Chọn chậu trồng phù hợp
Dưa leo có rễ ăn sâu. Do vậy, khi trồng cần thùng chứa, chậu chứa đất có chiều sâu ít nhất 40cm và rộng 30cm.
Chậu lớn sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển hệ thống rộng rãi. Hoặc nếu bạn là người bận rộn, bạn nên chọn chậu trồng cây tự tưới. Bởi chậu tự tưới sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo cây dưa leo luôn ẩm và không bị khô. Tuy nhiên, bạn vẫn phải theo dõi độ ẩm của đất.
Đất trồng
Lựa chọn đất trồng chất lượng, thoát nước tốt. Không sử dụng đất vườn thông thường vì đất chặt, khó thoát nước và chứa nhiều mầm mống sâu bệnh.
Để phát triển tốt, dưa leo cần có pH trong đất từ 5,5 đến 7,0. Nếu pH đất dưới 5,5 cần bổ sung thêm vôi để cải tạo độ chua. Đất giàu hữu cơ rất lý tưởng để trồng dưa leo như đất trồng rau củ, thân leo Tropical Premium.
Nhiệt độ
Nhiệt độ rất quan trọng đối với cây dưa leo khi trồng dưa leo trên ban công, sân thượng. Cây phát triển mạnh ở nơi có nắng ấm, ít hoặc không có gió lớn.
Vào mùa hè, nếu buổi trưa quá nắng nóng thì cần bố trí màng che cách nhiệt để giảm nhiệt độ, tránh trường hợp cây bị cháy nắng. Nhiệt độ lý tưởng: 18-32 độ C.
Độ ẩm
Dưa leo vốn rất ưa ẩm. Do đó, thường xuyên tưới nước cho cây là điều cần thiết để dưa leo phát triển khỏe mạnh. Nhưng khi tưới nước, cần giữ cho lá khô ráo để tránh trường hợp nhiễm bệnh nấm.
Trồng dưa leo trong chậu đơn giản
Ủ hạt giống
Tiến hành ngâm hạt giống dưa leo vào nước ấm khoảng 30 – 35°C từ 2 – 3 tiếng. Sau đó, vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 27 – 30°C trong vòng 3 – 5 ngày.
Lưu ý, phải luôn giữ độ ẩm cho hạt và kiểm tra khi nào thấy hạt nứt nanh thì đem gieo.
Gieo hạt giống
Bạn có thể dùng khay nhựa, khay xốp, chậu nhỏ,… để gieo hạt, cho lượng đất vào khay. Lưu ý, đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đủ độ ẩm.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Sau 1 tuần gieo, hạt sẽ nảy mầm. Khi cây con cao khoảng 10 – 15cm thì bạn có thể bứng chuyển bầu ươm ra chậu trồng.
Chăm sóc dưa leo
Trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng cây, thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều. Phủ phân chuồng, phân gà, rơm rạ hoặc cỏ khô ở mặt đất xung quanh cây để giữ ẩm cho đất.
Khoảng 2 – 3 tuần sau khi trồng
Lúc này, cây dưa leo bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn, lúc này bắt đầu tiến hành làm giàn cho cây. Việc làm giàn và tỉa nhánh cho cây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, năng suất và chất lượng quả.
Thời điểm cây được 1 tháng sau khi trồng
Ở giai đoạn này cây dưa leo cần được chăm sóc kỹ để đảm bảo sự phát triển của cây. Cây cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để thúc đẩy quá trình cây phát triển và ra hoa.
Từ 30 – 50 ngày sau trồng
Khi trồng thì dưa leo bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Đây là giai đoạn quyết định năng suất của cây. Bạn cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào buổi sáng và chiều tối.
Sau 60 – 80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì có thể thu hoạch dưa được. Nên ưu tiên vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ.
Nên bón phân gì cho dưa leo trồng chậu?
Phân bón: Nên lựa chọn loại đất, giá thể trồng ban đầu có nguồn phân hữu cơ, tan chậm khi trồng. Trong quá trình ra hoa, bón và bổ sung thêm các phân có lân, kali và vi lượng Ca, B, Zn để tăng chất lượng hoa trong quá trình đậu trái.
Bón lót: Phân bò Tropical Premium với tỷ lệ 1 phân : 3 đất
Bón thúc:
- Giai đoạn sinh trưởng: Phân trùn quế Tropical Premium 100g/cây/ chậu và phân NPK 16-16-8
- Giai đoạn ra hoa đậu trái: Đạm cá GEM + NPK 16-16-16
Trên đây là những chia sẻ của Giá Thể về kỹ thuật trồng dưa leo trong chậu đơn giản nhất. Hi vọng các bạn có thể áp dụng ngay để sớm sở hữu những chậu dưa leo nặng trĩu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Chậu trồng cây tự tưới Tramontina 3 ngăn
Đất trồng rau ăn củ quả, thân leo Tropical Premium
- Thành phần: Mụn dừa, phân trùn quế, đất bazan…
- Mục đích sử dụng: rau ăn củ, thân leo
- Thể tích: 20 lít
- Trọng lượng: 10 kg
Phân bò Tropical Premium
Phân trùn quế Tropical Premium
- Thành phần: 100% nguyên chất từ phân trùn không pha tạp chất
- Thể tích: 5 lít
- Trọng lượng: 3kg
- Kích thước bao bì: DxRxC 37x29x3 cm