Hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp có giá trị kinh tế ở nước ta và xuất khẩu ra thị trường quốc tế được trồng nhiều ở Tây Nguyên và cả Đông Nam Bộ. So với các loại cây công nghiệp khác, hồ tiêu đòi hỏi nhiều điều kiện ở đất trồng hơn. Vì vậy, bà con cần phải nắm rõ kỹ thuật xử lý đất trồng tiêu đúng cách mới đạt năng suất, chất lượng mỗi vụ cao. Đó là lý do bài viết dưới đây, chúng tôi muốn hướng dẫn chi tiết kỹ thuật xử lý đất trồng tiêu đến bà con.

Hướng dẫn kỹ thuật xử lý đất trồng tiêu

Hướng dẫn kỹ thuật xử lý đất trồng tiêu

  1. Điều kiện đất trồng tiêu

Dưới đây là một số điều kiện cơ bản của đất trồng hồ tiêu bà con cần ghi nhớ:

  • Hồ tiêu trồng được trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất phù sa bồi tụ, đất sa phiến thạch,… không thích hợp sống trên đất nhiễm phèn hay đất nhiễm mặn, đất cát, đất bạc màu
  • Đất trồng hồ tiêu cần canh tác dày ở độ sâu trên 80cm, có mực nước ngầm sâu trên 2m càng mang lại hiệu quả cao
  • Thành phần cơ giới của đất thường đòi hỏi đất thịt pha sét hay pha cát ở mức nhẹ hay trung bình, giàu mùn, độ pH từ 5 – 5,5
  • Đất tơi xốp, có độ thoáng khí cao và khả năng thoát nước tốt, tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa nhưng phải giữ được độ ẩm cần thiết cho hồ tiêu
  • Rễ cây hồ tiêu hút dinh dưỡng ở mặt cạn nên đòi hỏi tầng canh tác trên phải giàu chất hữu cơ, độ dốc dưới 25 độ
  • Đất trồng hồ tiêu phải được xử lý sạch mầm bệnh, nấm mốc
  • Đất phải giàu dinh dưỡng, hỗ trợ cây trồng lượng dưỡng chất cần thiết để sinh trưởng và phát triển tốt nhất

Bên cạnh những yêu cầu về đất trồng, bạn cũng cần tham khảo một số điều kiện sinh trưởng khác của cây hồ tiêu bao gồm:

  • Điều kiện nhiệt độ: hồ tiêu thích hợp sống và phát triển ở khí hậu ôn hòa, nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C, nhiệt độ không nên thấp dưới 10 độ C, cao không quá 40 độ C
  • Điều kiện độ ẩm không khí: mùa khô là 63%, mùa mưa là 98%
  • Điều kiện ánh sáng: giai đoạn cây hồ tiêu còn nhỏ ưa bóng, giai đoạn ra hoa đậu quả và nuôi quả thì ưa ánh sáng
Đất trồng hồ tiêu phải giàu mùn, tơi xốp và thoáng khí

Đất trồng hồ tiêu phải giàu mùn, tơi xốp và thoáng khí

  1. Kỹ thuật xử lý đất trồng hồ tiêu mang đến hiệu quả trồng trọt cao

Để đất trồng tiêu đạt đủ các điều kiện cơ bản và giàu dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, năng suất cao, bà con cần thực hiện kỹ thuật xử lý theo các bước dưới đây:

  • Loại bỏ sạch cỏ dại, cày bừa đất ở tầng canh tác trên 80cm. Nếu tiếp tục trồng trên đất vườn trồng tiêu cũ thì phải dọn sạch rễ cây cũng như tàn dư thực vật còn trong đất
  • Làm tơi xốp đất, nếu độ pH dưới 5 thì cần rắc thêm vôi bột 1,5 – 2 tấn cho mỗi ha để cân bằng độ pH, phơi ải tối thiểu 10 – 12 ngày nhằm xử lý sạch mầm bệnh, sâu hại có trong đất
  • Bón lót đất bằng phân hữu cơ để cung cấp thêm dinh dưỡng, mùn cho đất. Có thể dùng các loại phân như phân chuồng hoai mục, phân bò, phân gà,… Lượng phân bón tùy theo từng nơi đất tốt hay xấu
  • Nên bón lót theo lượng thích hợp và tiến hành ủ đất cùng phân hữu cơ 10 – 15

Sau khi xử lý đất, bà con tiếp tục áp dụng phương pháp đào hố và chôn trụ trồng hồ tiêu như sau:

  • Đào hồ trồng đơn: kích thước hố thường là 30 x 40 x 40cm
  • Đào hố trồng đôi: kích thước hố là 40 x 60 x 40cm
  • Khoảng cách giữa các hố trồng tiêu là 2 – 2,5m
  • Xử lý đất trong mỗi hố: sử dụng chế phẩm sinh học để diệt trừ mầm bệnh, sâu hại trong đất đồng thời bón lót mỗi hố khoảng 5 – 7kg phân chuồng hoai mục trộn cùng lân, lấp hố ủ trước khi trồng 20 – 30 ngày
  • Thiết kế trụ trồng tiêu: có thể làm trụ bằng các chất liệu khác nhau như trụ cây sống, trụ bê tông, trụ gạch hay trụ gỗ chiều cao mỗi trụ dao động từ 3,5 – 4m
  • Thiết kế hệ thống thoát nước: giữa hai hàng trụ tiêu nên đào rãnh thoát nước vuông góc hướng dốc chính, kích thước bề rộng khoảng 20cm, sâu 15 – 20cm
Cần thiết kế trụ tiêu và lô trồng hợp lý

Cần thiết kế trụ tiêu và lô trồng hợp lý

  1. Làm thế nào để cấp dinh dưỡng cho đất trồng hồ tiêu trong từng giai đoạn cây phát triển?

Ngoài việc duy trì lượng nước tưới tiêu thường xuyên, bà con nên chia ra nhiều đợt bón thúc mỗi năm cho cây hồ tiêu để duy trì hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng:

  • Bón lót trước khi trồng cây con
  • Bón thúc: mỗi năm chia làm 4 đợt bón phân cho hồ tiêu vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và một lần vào mùa khô, nên tưới nước ngay sau khi bón phân tránh để dinh dưỡng bị bay hơi, lượng phân tăng lên theo mỗi năm
  • Nên dùng kết hợp phân hữu cơ và phân NPK để cây đạt năng suất cao nhất
  • Khi bón không nên bỏ phân sát gốc
Có thể dùng phân gà bón lót cho đất trồng tiêu

Có thể dùng phân gà bón lót cho đất trồng tiêu

Bằng những hướng dẫn chi tiết từ chúng tôi, hi vọng bà con đã hiểu rõ về kỹ thuật xử lý đất trồng tiêu. Chúc bà con sớm có một mùa vụ tiêu sai quả nhé!