Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các dòng địa lan xứ nóng cho hoa đẹp, độc đáo, được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, trang trí nhà cửa dịp Tết đến xuân về, trồng địa lan còn mang đến giá trị kinh tế cao cho người kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng có thể trồng địa lan phát triển tốt và ra hoa rực rỡ. Đó là lý do bài viết dưới đây, chúng tôi muốn mách bạn nguyên tắc cơ bản nhất – làm đất trồng địa lan.
-
Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây địa lan
Dưới đây là một số điều kiện môi trưởng sống của cây địa lan cần đáp ứng:
- Điều kiện nhiệt độ: tùy vào loại địa lan ưa nóng hay lạnh mà điều kiện nhiệt độ sinh trưởng của cây ở các ngưỡng khác nhau, ở nước ta người ta chủ yếu trồng địa lan xứ nóng ưa sống ở nhiệt độ từ 28 – 35 độ C
- Điều kiện ánh sáng: địa lan là loài hoa ưa ánh sáng nhưng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp nhiều có thể làm hại lá và chất lượng hoa nở. Nếu trồng hoa vào mùa nắng, người trồng nên thiết kế mái che để hạn chế bớt lượng ánh sáng cây nhận mỗi ngày
- Điều kiện độ ẩm: đất trồng lan phải duy trì được độ ẩm thích hợp giúp hoa địa lan phát triển tốt nhất, độ ẩm không khí mùa hè đáp ứng 60 – 80%, mùa đông là 40 – 60%
- Một số điều kiện khác: Địa lan thích hợp sống ở nơi thoáng gió, mát mẻ
Bên cạnh các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, địa lan còn đòi hỏi một số yêu cầu riêng về đất trồng:
- Đất trồng địa lan tốt nhất là chọn loại đất xú, là đất nằm ở phía dưới tầng đất thịt nhưng chưa chạm đến tầng đất sét. Người ta lấy đất trồng địa lan bằng cách phơi khô đất thả vào nước là lấy phần đất nổi bên trên
- Đất trồng địa lan phải có độ tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng cung cấp cho phần rễ và thân của hoa địa lan
- Đất trồng địa lan phải sạch bệnh để phòng tránh tối đa mầm bệnh, nấm mốc cho cây trồng
-
Một số kỹ thuật xử lý đất trồng lan mang đến hiệu quả cao
Cách 1: Trồng địa lan bằng giá thể xơ dừa
- Nguyên liệu: xơ dừa dạng bột hay bánh cắt nhỏ, phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục, vỏ đậu
- Cách tiến hành: Trộn đều 2 nguyên liệu xơ dừa và vỏ đậu theo tỷ lệ 2:1, lót thêm một lớp mỏng phân chuồng hoai mục vào chậu trồng địa lan
Cách 2: Phối trộn xỉ than và cát đen trồng địa lan
- Nguyên liệu: xỉ than tổ ong đã qua xử lý, loại bỏ tạp chất, đập nhỏ cỡ 1 – 1,5cm, viên, cát đen ẩm
- Cách phối trộn: Trộn đều xỉ than với cát đen ẩm theo tỷ lệ 6:4, lớp che phủ bên trên có thể dùng rêu hay nước hay xỉ than đập nhỏ hơn, đường kính khoảng 1cm
- Tiến hành trồng: Dùng nước rửa sạch các khóm địa lan, xếp lần lượt vào chậu rồi lót lớp giá thể trồng địa lan xuống đáy, dày 6 – 8cm tùy theo kích cỡ chậu
Cách 3: Dùng bùn ao
- Nguyên liệu: Bùn ao phơi khô
- Cách tiến hành: Lót nguyên liệu xuống đáy chậu sao cho cục bùn to ở dưới, cục bùn nhỏ phía trên khoảng nửa chậu thì xếp khóm địa lan đã rửa sạch bên trên. Nên dùng rêu nước hay vụn xỉ than, đất nung che phủ bên trên
Đây là 3 cách phối trộn đất trồng địa lan phổ biến nhất đang được nhiều người trồng áp dụng cho hiệu quả cao, đơn giản dễ thực hiện.
-
Cách chăm sóc đất trồng địa lan trong suốt các giai đoạn phát triển của cây
Để đất trồng đáp ứng đủ dinh dưỡng trong suốt các giai đoạn phát triển của hoa địa lan, người trồng cần biết cách giữ ẩm và bổ sung dưỡng chất cho đất theo cách sau:
Tưới nước
- Nguồn nước tưới phải sạch, đảm bảo không ô nhiễm
- Dùng vòi tưới dạng phun sương để tưới nước cho địa lan
- Điều chỉnh lượng nước tưới thích hợp theo từng mùa
- Mùa khô duy trì tưới nước 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều tắt nắng, mùa mưa cần thoát nước tránh ngập úng
Bón phân
- Giai đoạn địa lan phát triển và ra hoa cần bổ sung phân bón để cung cấp thêm dưỡng chất thiết yếu cho cây phát triển, dùng chủ yếu là phân bổ sung Nito
- Mùa lạnh cần giảm lượng phân bón cho địa lan, mỗi tháng trung bình chỉ bổ sung phân bón 1 lần, nên dùng kết hợp cả phân hữu cơ và phân vô cơ để cho hiệu quả tốt nhất
Như vậy, kỹ thuật làm đất trồng địa lan không quá phức tạp và mất thời gian, nhưng bạn cần nắm rõ các nguyên tắc cần thiết để thành công ngay từ lần đầu. Chúc bạn sớm có những trải nghiệm tuyệt vời khi trồng hoa địa lan nở hoa rực rỡ.