Dừa là một loại hoa quả vừa ăn khô, vừa dùng làm nước uống ngon ngọt đã trở nên quen thuộc và gần gũi trong đời sống con người. Hương vị dừa ngọt mát cùng với nhiều vitamin, dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hiện nay, cây được trồng phổ biến ở những quốc gia thuộc khu vực Châu Á. Và ở nước ta, bà con trồng nhiều nhất ở vùng sông nước miền Tây. Điển hình như Bến Tre, Vĩnh Long. Song, muốn có những vườn dừa chất lượng, đạt năng suất thu hoạch cao thì nhà vườn cần có kinh nghiệm, kĩ thuật chăm cây đúng chuẩn. Vậy nên trong bài viết này, Giathe.vn sẽ chia sẻ cho bà con về một số lưu ý khi chăm sóc cây dừa trong 3 năm đầu. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé.

Chăm sóc cây dừa trước 1 năm tuổi

Một số lưu ý khi chăm sóc cây dừa trong 3 năm đầu cho cây sai trĩu quả 1Nước tưới

Trong vòng một năm tuổi đầu tiên, cây dừa còn nhỏ, yếu. Vậy nên thực tế sẽ cần rất nhiều nước. Song, bộ rễ cây còn quá non và ít nên không có khả năng tự đi xa tìm nước được. Nếu như cây bị thiếu nước lâu dài thì sẽ bị chết cây. Thế nên, nhà vườn cần tiến hành công tác tưới tiêu phù hợp để giữ được độ ẩm cần thiết.

Ngoài ra, cần sử dụng một số chất trồng, giá thể hữu cơ để hạn chế thất thoát hơi nước. Ví dụ như là rơm, rạ hay là cỏ khô tủ vào gốc cây trong những ngày nắng. Trung bình cứ 2 – 3 ngày thì ta sẽ tưới nước cho cây dừa 1 lần. Dựa trên tình hình thời tiết và ẩm độ của gốc để linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả.

Phân bón

Với giai đoạn 1 năm đầu tiên, nhà vườn nên bón cho mỗi gốc dừa khoảng 0,5kg phân bón NPK có tỷ lệ là 15 – 15 – 15. Và chủ yếu ta sẽ tập trung bổ sung nguồn dưỡng chất cân đối đầy đủ các thành phần.

Cách bón cho cây khá đơn giản. Sẽ tiến hành xới nhẹ nhàng ở xung quanh gốc cây rồi rải phân đều. Sau đó, cào đất để lấp phân bón lại. Với cách này thì ta sẽ tránh được việc phân bón bị thất thoát do những tác động khách quan bên ngoài. Ví dụ như là gà bới phân văng tung tóe hay là ánh nắng trực tiếp chiếu rọi khiến cho phân bón bị bốc hơi. Mà loại phân có tỉ lệ bị bốc hơi cao nhất chính là phân đạm.

Và đừng quên sau khi bón phân xong, tưới thêm một lượng nước vừa đủ để phân tan dần. Như thế cây trồng dễ dàng hấp thụ một cách hiệu quả hơn đó nhé.

Sâu bệnh hại

Nhà vườn cần có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh các loài côn trùng như bọ cánh cứng. Bọ cánh cứng sẽ tấn công lên lá non, đọt non. Hậu quả là cây trồng kém phát triển, nếu nguy hiểm hơn thì sẽ làm chết cây. Ngoài ra, đối tượng sâu bệnh này còn làm hại cây ở giai đoạn khi chúng còn lá ấu trúng. Chúng sẽ cắn phá lá non và hình thành những vệt nâu sài, khô lại rồi cong queo.

Cách phòng ngừa như sau: Bạn sẽ có hai lựa chọn, đó là dùng sản phẩm thuốc hóa học hoặc là nuôi ong kí sinh. Ngoài ra, hãy tiến hành cắt bỏ, đốt toàn bộ lá non, đọt non đã bị tấn công. Điều này nhằm tránh tình trạng bệnh lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe những cây khác lân cận.

Chăm sóc cây dừa 2 năm tuổi

Một số lưu ý khi chăm sóc cây dừa trong 3 năm đầu cho cây sai trĩu quả 2Đất trồng

Khác với giai đoạn đầu tiên, bước sang năm thứ 2 thì nhà vườn cần chủ động bồi thêm đất trồng vào mô để tạo điều kiện cho bộ rễ cây được phát triển. Công tác này tốt nhất nên được thực hiện đều đặn mỗi năm để có kết quả tốt nhất.

Thời gian bồi gốc, bồi mô hay bồi bùn mỗi năm 1 lần vào những ngày đầu tiên của mùa hạ nắng. Và đặc biệt, bồi bùn thường sẽ được áp dụng nhiều nhất với đất liếp cũ.

Phân bón

Đối với phân bón, ở giai đoạn cao hơn thì nhu cầu phân bón của cây dừa cũng sẽ cao hơn. Về cơ bản, loại phân bón được lựa chọn cho cây dừa cũng tương tự như lúc nhỏ. Song, lượng phân sẽ nhiều hơn so với chỉ định được ghi ở trên bao bì.

Nhà vườn bón phân bón NPK với tỷ lệ 15 – 15 – 15. Bón cho mỗi gốc 0,75kg và chia làm 2 đợt bón chính. Một đợt vào đầu mùa mưa và một đợt cuối mùa mưa.

Sâu bệnh

Vấn đề sâu bệnh dù là giai đoạn nào đi nữa thì cũng là nỗi lo lắng và vấn đề mà nhiều nhà vườn phải đối mặt. Bước vào giai đoạn năm 2, ta cũng phải quan sát, phòng ngừa bọ cánh cứng như giai đoạn đầu. Ngoài ra, giai đoạn này cây dừa còn bị loài kiến vương cực kỳ nguy hiểm, độc hại tấn công nữa.

Dù rằng cây vẫn chưa có hoa, những côn trùng gây hại sẽ cắn phá tất cả đọt non trên cây, bẹ non của lá. Từ đó, lá dừa bị rách, đọt cong queo và nếu nặng có thể làm chết cây. Hơn nữa, vết cắn của những loài này còn tạo điều kiện thuận lợi cho đuông đẻ trứng. Những vi nấm khác cũng sẽ sinh trưởng, phát triển và gây ra bệnh  nấm khiến cây bị thối đọt.

Thực sự, với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, nhận thấy việc xử lý sâu bệnh thời kỳ này bằng phân bón hóa học không thật sự hiệu quả. Do kiến vương là loài biết bay. Thế nên phạm vị hoạt động rộng, khó để tìm kiếm và xác định. Nhà vườn tốt hơn nên chủ động dọn dẹp vệ sinh cho khu vườn sạch sẽ, thông thoáng. Hạn chế tối đa việc ủ rơm, ủ rạ trong vườn. Trồng xen canh với những cây ngắn ngày để giới hạn tầm bay của côn trùng.

Khuyến khích áp dụng phương pháp bắt thủ công với móc sắt. Ta có thể móc kiến vương ra từ những vết đục rồi trám bằng đất sét. Tranh thủ bắt vào những hôm mà có trăng sáng, đây là thời gian mà kiến vương hoạt động nhiều, mạnh mẽ nhất.

Chăm sóc cây dừa 3 năm tuổi

Một số lưu ý khi chăm sóc cây dừa trong 3 năm đầu cho cây sai trĩu quả 4Nước tưới

Vào giai đoạn năm 3 tuổi, cây dừa cần được nhà vườn cung cấp nước tưới đầy đủ, thường xuyên, đều đặn. Ngoài ra cần đảm bảo sự thoát nước tốt, hiệu quả, nhanh chóng vào mùa mưa.

Phân bón

Lượng phân bón sẽ tăng nhiều hơn so với những năm trước. Và trung bình, cứ mỗi gốc dừa thì ta bón 1kg phân. Bởi đây là giai đoạn quan trọng cho cây bước vào thời kỳ ra quả. Nếu như có một chế độ chăm sóc kỹ càng, chu đáo, đúng kỹ thuật thì chỉ từ 26 – 28 tháng thôi là cây sẽ cho ra đợt hoa đầu tiên. Tuy nhiên, thời gian này chỉ dành cho những giống dừa xiêm, dừa dây,… Còn giống dừa ta thì thời gian phải lâu hơn, tầm 6 – 12 tháng.

Sâu bệnh

Cũng như năm hai, chú ý đến việc phòng ngừa và xử lý kiến vương. Nếu chúng tấn công ngay vào thời kỳ mà đỉnh cây sinh trưởng, phát triển thì chắc chắn là cây sẽ chết. Đặc biệt, những vết đục của loài kiến vương chính là nơi lý tưởng nhất để bọn đuông dừa tập trung đến.

Tiến hành trồng xen cây ngắn ngày ví dụ như đậu búng, cà chua, so đũa,… Ta vừa có thể thu hái nông sản, vừa có thể ngăn chặn sự gây hại, tấn công của kiến vương cũng như đuông dừa.

Ngoài ra, giai đoạn này nhà vườn cần chú ý về vấn đề nấm bệnh. Một số cây sẽ có tình trạng bị thối đọt, nguyên nhân do vi nấm gây ra. Hãy thường xuyên dành thời gian thăm vườn, quan sát kỹ mọi bộ phận để nắm rõ tình trạng sức khỏe cây.

Do thời gian mà cây dừa thường bị thối đọt đến khi cây chết phải mất tầm 3 – 5 tháng. Vậy nên nếu như được phát hiện sớm, kịp thời thì vẫn có thể cứu chữa kịp với thuốc hóa học. Bạn có thể nhận diện bằng những dấu hiệu như lá chuyển dần về màu vàng, khô lại và có mùi thối.

Phần kết

Như vậy là Giathe.vn đã gửi đến bạn toàn bộ thông tin về một số lưu ý khi chăm sóc cây dừa 3 năm đầu. Mong rằng bạn sẽ áp dụng hiệu quả, thành công những kiến thức và kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ. Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết.

Xem thêm: