Nghề trồng vườn thanh long trở nên nổi tiếng và phổ biến khắp nhờ vào giá trị xuất khẩu cao. Đặc biệt có hương vị thanh ngọt, thơm ngon cùng nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đó là lý do mà nhiều người luôn tin tưởng và lựa chọn thức quả này sau mỗi bữa ăn cho gia đình của mình. Có thể nói, thanh long đã góp một phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu hoa quả ra thị trường quốc tế của Việt Nam. Vậy thì có kinh nghiệm gì cho những nhà vườn mới, những người đang triển khai kế hoạch trồng cây ăn quả này? Bài viết hôm nay, Giathe.vn sẽ chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc cây thanh long cho cây sai trĩu quả. Cùng theo dõi ngay nhé.
Bón phân vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây
Một số lưu ý khi chăm sóc cây thanh long, trước hết cần đề cập đến yếu tố dinh dưỡng thông qua việc bón phân. Nhà vườn nên bón phân cho cây vào từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định. Cụ thể như sau:
Cây dưới 1 năm tuổi
Khoảng 2 tuần sau khi trồng cây xong, đây là thời điểm mà bộ rễ cây đã hoàn chỉnh. Vậy nên ta hãy tiến hành bón phân lần đầu tiên. Sử dụng phân bón NPK tỷ lệ 16 – 16 – 8 hay là NPK 20 – 20 – 15. Với liều lượng phù hợp, khoảng 0,2 – 0,3kg mỗi lần cho mỗi trụ.
Những tháng canh tác đầu tiên, ta bón phân với định kỳ 10 ngày 1 lần. Thế nhưng từ tháng 4 trở đi thì tần suất bón phân sẽ dãn ra, 15 ngày bón 1 lần. Hơn nữa, tùy vào tình trạng thực tế của đất trồng mà nhà vườn xem xét, điều chỉnh thật linh hoạt lượng phân cho vừa đủ nhất.
Cây 1 – 3 năm tuổi
Từ 1 – 3 năm tuổi, đây là lúc mà cây thanh long bắt đầu vào thời kỳ kinh doanh. Ta sẽ bón phân trung bình 4 – 6 lần mỗi năm. Cụ thể là vào các giai đoạn sau:
- Phục hồi sau thu hoạch
- Dưỡng dây
- Tạo mầm cho hoa
- Nuôi hoa
- Nuôi quả non
- Thu hoạch
Mỗi lần chỉ bón một lượng từ 0,3 – 0,5 kg cho mỗi trụ cây. Đặc biệt, vào giai đoạn mà cây thanh long nuôi quả cho chất lượng quả cao thì có thể bón thêm Windmill bà con nhé.
Sau khi thu hoạch
Giai đoạn sau thu hoạch, tiến hành bón lót cho cây thanh long bới phân bón hữu cơ. Liều lượng bón từ 2 – 3 kg mỗi lần cho mỗi trụ. Vốn dĩ gia tăng lượng phân bón lên nhiều lần là nhằm mục đích cải tạo đất trồng, gia tăng độ tơi xốp. Đặc biệt là tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật có ích phát triển mạnh mẽ. Từ đó đẩy mạnh hiệu suất phân bón NPK về sau. Hơn nữa, hệ thống rễ cây cũng to lớn, chắc khỏe, cho cây có sức đề kháng tốt, hạn chế tối đa sâu bệnh hại tấn công.
Tưới nước cho cây
Cây thanh long có một đặc tính sinh trưởng đó là khả năng chịu hạn tốt. Song, nhà vườn không nên vì vậy mà để cây ở trong trạng thái thiếu nước lâu dài. Điều này là quá nguy hại bởi sẽ khiến cho năng suất cây thanh long giảm sút và hoạt động sinh lý của cây cũng trở nên rối loạn.
Với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, nhận thấy bà con nên duy trì công tác tưới nước từ 5 – 7 ngày/lần. Hãy đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm để cây thanh long sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Nhất là vào giai đoạn cây nở hoa, đậu quả thì không được để cây rơi vào tình trạng thiếu nước.
Cắt tỉa và tạo hình
Một số lưu ý khi chăm sóc cây thanh long cũng không nên bỏ qua công tác cắt tỉa, tạo hình. Thực tế, công việc cắt tỉa chủ đích là loại bỏ hết những cành mà sâu bệnh hại, những cành yếu kém. Đặc biệt phải là những cành mà khả năng ra quả thấp. Từ đó, cây có thể tập trung toàn bộ dưỡng chất nuôi những cành khỏe mạnh.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Với những cành thanh long nằm ở vị trí khuất, không có nhiều không gian để quả lớn, hay những cành đã ra quá nhiều quả thì cũng nên bỏ đi hết. Và thường thì bà con nên tiến hành cắt tỉa vào đoạn sau khi thu hoạch.
Bên cạnh đó, với những cành cây mọc từ mặt đất cho đến đỉnh trụ thì hãy nên được giữ lại. Bà con cột vào trụ, cột chắc chắn để ngừa mỗi khi mưa to, gió lớn không bị gãy. Những cành mới ở đỉnh trụ thì dựa theo nguyên tắc 1 mẹ, 2 con mà chọn lọc. Đặc biệt, ưu tiên số 1 thì vẫn luôn là những cành to và khỏe.
Tủ gốc cho cây
Với công việc tủ gốc, nhà vườn có thể tận dụng ngay nguồn chất trồng, giá thể hữu cơ có sẵn đó là rơm rạ. Đặt hom rơm rạ để tủ gốc sẽ giúp cây giữ nước và hạn chế hiệu quả tình trạng cây bốc hơi. Bên cạnh đó, công tác này còn giúp ngăn ngừa cỏ dại mọc. Từ đó tránh tình trạng cây thanh long bị cạnh tranh chất dinh dưỡng, gây kém phát triển.
Phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây
Vấn đề sâu bệnh hại lâu nay vẫn luôn là một nỗi lo của bất kì nhà vườn nào. Hai loại côn trùng gây hại, tấn công cây thanh long nhiều nhất phải kể đến kiến và ruồi đục quả. Chúng làm cho quả bị bệnh, lớp vỏ bên ngoài và thịt bên trong bị hỏng. Như vậy thì làm mất đi chất lượng, ảnh hưởng đến giá trị của quả thanh long.
Muốn ngăn ngừa, phòng loại sâu bệnh này thì nhà vườn có thể dùng bã mồi. Liều lượng bã mồi như thế nào, ít hay nhiều thì sẽ dựa trên tình hình thực tế để cân nhắc.
Ngoài ra, cây thanh long cũng có khi bị một vài loại sâu, bệnh gây hại khiến cho cành thối, hỏng. Và hậu quả là phải cắt bỏ hoàn toàn. Cho nên, bà con phải thưởng xuyên vào vườn theo dõi, quan sát tình trạng của cành cây. Ngay khi có bất kỳ một dấu hiệu lạ thường, đáng ngờ thì phải kiểm tra để kịp thời xử lý.
Phần kết
Như vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến mọi người về một số lưu ý khi chăm sóc cây thanh long xanh tốt, khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Hi vọng kiến thức, kinh nghiệm trong bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho nhà vườn. Hãy canh tác một cách hiệu quả, đúng kỹ thuật để có được một mùa bội thu.
Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết.
Xem thêm:
Đất đỏ bazan Tropical
- Thành phần: Đất đỏ bazan và mùn hữu cơ.
- Mục đích sử dụng: cây công trình, cây ăn quả
- Thể tích: 20 lít
- Trọng lượng: 13 - 14 kg
- Sản phẩm Thương hiệu Tropical Premium
Đất trồng cây công trình Tropical Bazan
- Thành phần: Đất đỏ bazan và mùn hữu cơ.
- Mục đích sử dụng: cây công trình, cây ăn quả
- Thể tích: 20 lít
- Trọng lượng: 14 kg