Trưng hoa mai vàng như đã trở thành một nét văn hóa, một truyền thống đẹp của người dân Việt Nam mỗi độ Tết đến, Xuân về. Hoa mai vàng nở rực rỡ, khoe sắc một góc sân nhà chính là báo hiệu một năm cũ sắp qua, một năm mới sắp đến. Thế nên thời khắc những đóa mai vàng nở rộ đều khiến trong lòng mỗi người bồi hồi một cảm xúc rất khó tả. Đặc biệt, hoa mai vàng càng được yêu thích hơn nữa khi sở hữu nét đẹp duyên dáng, đáng yêu. Đó là lý do mà nhà nhà đều ưa chuộng hoa mai, đều mong muốn trồng, chăm hoa tươi tốt. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc hoa mai vàng là gì? Nếu bạn quan tâm, hãy cùng theo dõi bài viết của Giathe.vn để rõ hơn nhé.

Giới thiệu tổng quan về hoa mai vàng

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa Mai vàng khoe sắc đón Tết 1Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc hoa mai vàng, ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan về loài hoa đặc biệt này nhé. Hoa mai vàng vốn là loài hoa đẹp xinh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa đã có mặt cách đây hơn 3000 năm về trước, thực sự là một khoảng thời gian rất dài.

Nhờ vào sắc đẹp duyên dáng, đầy ấn tượng, thu hút nên từ thời xa xưa, hoa mai đã nhận được nhiều sự quan tâm, yêu thích của người Trung Quốc. Với người Trung Quốc, hoa mai với Tùng và Cúc không chỉ được xem như “Tuế hàn tam hữu” mà còn là quốc hoa nữa. Và sau đó, hoa mai cũng đã sớm du nhập về Việt Nam, trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt.

Hoa mai với dáng vẻ thanh cao, thuộc nhóm cây đa niên. Có nghĩa là cây có thể sống, sinh trưởng và phát triển tươi tốt, khỏe mạnh đến hơn một trăm năm. Cây thuộc nhóm cây thân gỗ, cứng cáp và vững chắc. Cành cây hơi hơi giòn, tuy nhiên chỉ đạt một mức nhất định và nhà vườn hoàn toàn vẫn có thể uốn, tạo dáng rất đẹp.

Thân cây mai vàng xù xì, phân thành nhiều cành và nhiều nhánh. Tán có lá thưa. Trong điều kiện cây được phát triển tự do thì độ cao tối đa mà cây có thể đạt được là 20 – 30m. Đây là một chiều cao ấn tượng của những loài cây lâu năm. Gốc cây tương đối to, bộ rễ khá lồi lõm và sâu 2 – 3m.

Chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc hoa mai vàng khoe sắc đón Tết

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa Mai vàng khoe sắc đón Tết 2Như bạn biết đấy, người ta trồng mai quanh năm cũng chỉ mong muốn làm sao cho hoa nở vào đúng dịp Tết. Hơn nữa là giữ cho mai vàng luôn xanh tốt, khỏe mạnh để mang đến những ý nghĩa tốt lành cho đời sống gia đình. Thế nhưng, việc chăm sóc một cây kiểng như hoa mai đâu dễ dàng đến thế.

Hoa mai vàng có rất nhiều nhu cầu khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển mà nhà vườn cần đáp ứng tốt nhất. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc hoa mai vàng ở đây là gì? Giathe.vn muốn chia sẻ kinh nghiệm hữu ích gì đến bạn? Cùng tiếp tục theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

Phân bón

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa mai vàng trước tiên ta cần đề cập đến vấn đề dinh dưỡng, tức là phân bón. Phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đa dạng, phong phú nuôi hoa kiểng phát triển tươi tốt. Trong quá trình trồng cây, nhà vườn nên tiến hành bón lót.

Sau khoảng từ 10 – 15 ngày thì thì ta sẽ tiếp tục bón thúc cho cây. Cứ định kỳ 20 – 30 ngày thì mọi người bón thúc cho hoa mai vàng một lần để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Kích thước của hoa mai vàng càng lớn thì liều lượng phân bón càng phải được tăng lên. Đồng thời, ta cũng cần phải giãn cách thời gian của mỗi lần bón như vậy. Lưu ý ta tuyệt đối không được xới xáo đất trồng. Đặc biệt không được bón phân ở sát gốc hoa mai vàng. Mà thay vào đó, hãy rải phân ở xung quanh rồi tưới cho đẫm nước là được. Đây là kỹ thuật bón đúng chuẩn và cũng là hiệu quả nhất.

Nước tưới

Yếu tố thứ hai không thể thiếu đối với bất kỳ một loài thực vật nào đó là nước tưới. Khi trồng cây mai vàng trên đất thì nhà vườn cần có chế độ tưới nước cho cây phù hợp. Vào những ngày nắng thì ta tưới nước cho cây 1 ngày 1 lẫn vào buổi sáng. Hoặc không có thể áp dụng tưới cách ngày cũng rất hiệu quả.

Thế nhưng vào mùa mưa thì công tác tưới nước cần thay đổi để phù hợp với đặc tính sinh trưởng của hoa mai vàng. Cụ thể, mùa mưa nhà vườn không cần phải tưới nước cho cây. Mà thay vào đó là chú trọng công tác thoát nước cho đất trồng hoa.

Riêng với mai vàng trồng trong chậu thì lại khác. Hãy duy trì chế độ dưới nước mỗi ngày 2 lần cho hoa. Thời điểm tưới lý tưởng để giúp cây hấp thụ tốt nhất nhất là vào buổi sáng sớm mát mẻ và khi chiều tối. Tuyệt đối không được tưới nước vào thời điểm ban trưa nắng nóng gay gắt đâu nhé.

Cắt tỉa và tạo dáng

Với những loài hoa kiểng thì việc cắt tỉa hay tạo dáng là không thể thiếu. Bạn có thể thỏa sức tạo dáng, uốn lượn cho cây kiểng theo ý thích và sự sáng tạo của mình.

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa mai vàng tuyệt đối không thể bỏ qua việc cắt tỉa. Cứ 2 tháng thì nhà vườn nên cắt tỉa cành lá cho hoa mai vàng một lần. Mục đích là để loại bỏ hết đi những cành cây bị yếu, những cành gặp vấn đề về sâu bệnh hay những cành mọc quá dày đặc từ trọng trong tán lá.

Bên cạnh đó, do hoa mai vàng có ý nghĩa đặc biệt về phong thủy. Vậy nên công tác cắt tỉa này thực tế không đơn thuần chỉ là giúp hạn chế sâu bệnh tấn công đâu. Mà ngoài ra nó còn giúp mang đến những điều tốt lành, mang đến sự tài lộc và may mắn cho gia đình của bạn nữa đấy.

Về tạo dáng cho hoa mai vàng thì sao? Đa số những cây mai vàng khi còn bé, còn nhỏ thì việc tạo dáng cho hoa sẽ có phần dễ dàng hơn nhiều. Muốn uốn kiểu cho hoa mai vàng đẹp nhất thì tốt hơn bạn hãy tham khảo thật nhiều. Đặc biệt sẽ tốt hơn nếu bạn là một người có gu thẩm mỹ. Song, mỗi sự sáng tạo của mỗi người đều xứng đáng được trân trọng. Bởi mỗi chúng ta đều là một nghệ nhân với chính tác phẩm của mình.

Lặt lá dưỡng mai vàng ra đúng độ Tết đến, xuân về

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa Mai vàng khoe sắc đón Tết 4Để có được những đóa hoa mai vàng nở đúng dịp Tết đến, Xuân về thì bạn cần phải lặt lá, dưỡng mai. Giai đoạn từ ngày 10/12 Âm Lịch hàng năm, ta hãy vào vườn quan sát thật kỹ nụ hoa trên cây. Bên cạnh đó xem xét điều kiện thời tiết để tính được ngày lặt lá tốt nhất.

Trong trường hợp nửa tháng cuối năm, tiết trời ấm áp, thuận lợi thì một điều chắc chắn là mai vàng sẽ nở sớm hơn. Vậy nên, nhà vườn hãy nên lặt lá mai muộn lại. Ngược lại, nếu nửa tháng ấy mưa to hay lạnh nhiều thì hoa mai sẽ nở trễ. Lúc này, nhà vườn cần tiến hành lặt lá sớm hơn so với bình thường nhé.

Sâu bệnh

Sâu bệnh luôn là một nỗi lo lắng, là vấn đề của rất nhiều nhà vườn. Có thể nói, hoa mai vàng ít khi bị sâu bệnh gây hại. Nếu có thì chủ yếu là sâu đục thân, sâu cắn lá hay là nhện đỏ. Nếu như phát hiện, hãy áp dụng biện pháp thủ công là bắt chúng.

Bên cạnh đó, thường thì đọt non cũng có khả năng xuất hiện rệp mềm. Vậy mọi người hãy dùng vòi xịt cường độ mạnh. Như thế sẽ giúp đánh bật toàn bộ một cách dễ dàng mà hiệu quả.

Phần kết

Mai vàng là một niềm vui, niềm tự hào ngày Tết của người Việt. Vậy nên sẽ thật tuyệt vời biết mấy nếu bạn chăm hoa tươi tốt, khỏe mạnh và nở bông vào đúng dịp Tết đó nhé.

Mong rằng bạn sẽ áp dụng hiệu quả kỹ thuật chăm hoa mà Giathe.vn chia sẻ. Xin cám ơn vì đã ủng hộ bài viết.

Xem thêm:

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng – Những điều cơ bản

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa đậu biếc tại vườn