Rau ngót là loại rau xanh đã trở nên gần gũi, quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Không những có hương vị thanh ngọt, dễ ăn mà rau ngót còn đặc biệt mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đó cũng là lý do mà nhiều chị em nội trợ hiện nay ưa thích mô hình trồng và chăm rau trên sân thượng. Họ mong muốn được sở hữu khu vườn rau xanh ngát xanh, mang đến những bữa ăn dinh dưỡng cho gia đình. Vậy thì một số lưu ý khi chăm sóc rau ngót tại nhà là gì? Nếu bạn quan tâm, theo dõi ngay bài viết bên dưới của giathe.vn để rõ hơn nhé.

Đặc điểm cơ bản của rau ngót

Một số lưu ý khi chăm sóc rau ngót cho rau khỏe mạnh và xanh tốt 1Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc rau ngót tại nhà, cùng khám phá đôi nét về thực phẩm xanh giàu dưỡng chất này. Nhiều nơi gọi rau ngót với tên gọi là rau bù ngót, rau bồ ngót hay là rau tuốt. Cây thuộc nhóm cây bụi, chiều cao tối đa có thể đạt là khoảng 2m. Lá chét, màu lục thẫm và có hình bầu dục. Đặc biệt tạo điểm nhấn bởi cách mọc so le, song còn có thêm cuống lá. Phiến lá láng, tương đối mỏng, không có khả năng thấm nước.

Rau ngót là thực phẩm xanh tốt cho sức khỏe

Rau ngót chứa đầy đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Bao gồm vi chất dinh dưỡng, khoáng chất và các vitamin. Những chất này sẽ cung cấp sức đề kháng, giúp bạn khỏe mạnh hơn để hoạt động suốt ngày dài.

Có thể thấy rằng, sự khác biệt giữa rau ngót và những loại rau khác là vô cùng rõ ràng. Cũng một lượng rau xanh nhất định, nhưng với rau ngót thì bạn sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn. Rau ngót có khả năng sinh trưởng, phát triển trong vườn hay rừng tự nhiên một cách hiệu quả.

Chính vì vậy, rau ngót trở thành loại rau xanh được giới chuyên gia khuyến khích nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Một số lưu ý khi chăm sóc rau ngót cho rau khỏe mạnh và xanh tốt

Một số lưu ý khi chăm sóc rau ngót cho rau khỏe mạnh và xanh tốt 2Nước tưới

Khuyến khích tưới 2 lần/ngày vào thời điểm sáng và chiều tối. Ngược lại, với những ngày mưa thì ta nên chủ động giảm bớt số lần cũng như lượng nước tưới cho rau ngót. Mà thay vào đó là công tác nhổ cỏ, bắt sâu. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho cây nhanh chóng ra mầm, bén rễ.

Lưu ý, ẩm đất từ 80-87% thuận lợi cho sự sinh trưởng của rau ngót.

Phân bón

Ưu tiên lựa chọn phân bón hữu cơ, tự nhiên, an toàn và lành tính như phân trùn quế, phân bò hoai mục.

Lượng phân bón tính cho 500m2:

  • Phân chuồng hoai mục: 0.75 – 1 tấn
  • Ure: 10 – 12,5 kg
  • Super lân: 22 – 25 kg
  • Kali: 4 – 5 kg

Phương pháp bón:

  • Bón lót trước khi trồng toàn bộ phân chuồng và 1.5 – 2.5 kg Kali
  • Bón thúc lần 1: Sau trồng 20 – 25 ngày, bón 3,5 – 4 kg Ure
  • Bón thúc lần 2: Toàn bộ lượng phân còn lại sau khi bón lần 1 từ 10-15 ngày.

Rau ngót có thể thu hái liên tục quanh năm. Do đó sau mỗi đợt thu hoạch như thế thì nhà vườn chỉ cần bón thêm cho cây 1 lần phân nữa. Sau khoảng 6 tháng, bổ sung thêm phân bón hữu cơ. Hai năm sau đó, ta sẽ thực hiện bỏ cây cũ, trồng lên cây mới.

Làm cỏ và tỉa cành

Bạn biết đó, công tác tỉa cành và làm cỏ cho vườn rau thực sự cần thiết. Vì vậy một số lưu ý khi chăm sóc rau ngót không thể thiếu điều này. Hãy chủ động vệ sinh vườn tược của mình thường xuyên như là bắt sâu hay dọn cỏ,…

Việc tưới nước cho rau áp dụng 1 ngày 1 lần đối với những ngày bình thường. Tất nhiên, trong quá trình thu hái ta sẽ kết hợp cắt tỉa cho rau, tạo cho cây rau ngót có được một bộ khung đẹp nhất. Từ đó, trông khu vườn của bạn sẽ có tính thẩm mỹ hơn, thêm thông thoáng, mát mẻ hơn.

Sâu bệnh

Một số bệnh hại thường gặp

Từ kinh nghiệm canh tác thực tế cho thấy, rau ngót gặp khá ít những vấn đề về sâu bệnh.

  • Bệnh phấn trắng: Gây hại trong điều kiện khô hạn, nắng nóng. Thuốc để phòng trừ: Anvil 5SC
  • Bệnh xoăn lá (virut): Không có biện pháp trừ, do đó khi phát hiện cây bị bệnh tiến hành nhổ bỏ tiêu hủy. Tuy nhiên, bọ phấn là môi giới truyền bệnh nên cần có các biện pháp phòng trừ bọ phấn.

Một số sâu hại thường gặp

  • Rầy xanh: Thường gây hại nặng vào các tháng nắng nóng, khô hạn. Dùng Regent 800WG để phòng trừ
  • Nhện đỏ: Thường sống dưới mặt lá, gây hại trong điều kiện khô hạn.
  • Bọ phấn: Vừa gây hại vừa là môi giới truyền bệnh virut. Các thuốc phòng trừ như: Katate 2,5 EC, Sherpa 20EC,…

Dù là sâu hại hay bệnh hại thì cũng cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Bên cạnh đó, rau ngót thuộc nhóm rau ăn lá nên cần phải đảm bảo thời gian cách ly ít nhất là từ 10 – 14 ngày trước khi thu hoạch.

Phần kết

Như vậy, Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn về một số lưu ý khi chăm sóc rau ngót tại nhà. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, chăm bón cho vườn rau của mình thật xanh tốt, khỏe mạnh. Từ đó thu hái, nấu những món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình.

Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết này!

Xem thêm:

Trả lời