Mùn cưa trồng rau rất hiệu quả nhờ vào khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Bên cạnh đó, mùn cưa có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu để rau mầm phát triển khỏe mạnh.

Chúng ta đều không thể ngờ rằng phế phẩm rác thải làm mộc như mùn cưa lại có thể được tận dụng tuyệt vời đến thế. Thậm chí nhiều người còn ví von chúng giống như nguyên liệu vàng không thể thiếu trong mô hình trồng rau sạch. Tuy nhiên, hiệu quả ra sao chủ yếu dựa vào chính kỹ thuật mà bạn xử lý mùn cưa và cách bạn sử dụng. Đó là lý do bạn không nên bỏ lỡ bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết hơn cách dùng mùn cưa trồng rau.

Mùn cưa được sử dụng rộng rãi trong các mô hình trồng rau sạch

Mùn cưa được sử dụng rộng rãi trong các mô hình trồng rau sạch

  1. Tại sao nên dùng mùn cưa trồng rau?

Trồng rau sạch luôn ưu tiên hàng đầu các giá thể có nguổn gốc từ nguyên liệu hữu cơ tự nhiên như mùn cưa. Bản chất mùn cưa là gỗ có thành phần chính là xenlulozo nên không chỉ phân hủy nhanh tạo chất mùn cho đất mà còn an toàn.

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều lý do khác giúp mùn cưa trở thành giá thể trồng rau hàng đầu.

Thứ nhất, mùn cưa là nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Chị em nội trợ trồng rau có thể xin mùn cưa bỏ đi tại các xưởng làm mộc. Hoặc bạn cũng dễ dàng mua được sản phẩm mùn cưa đóng gói bán sẵn trên thị trường, giá rất mềm. Nên nhớ nếu dùng trồng rau hãy mua mùn cưa dạng dăm bào thô.

Thứ hai, thành phần xenlulo trong mùn cưa khi phân hủy sẽ tạo ra dinh dưỡng cung cấp cho rau. Hơn nữa, khi giải phóng cacbon, mùn cưa còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi giúp đất màu mỡ hơn.

Thứ ba, mùn cưa có khả năng duy trì độ ẩm, nhưng lại hút và thoát nước tốt nên tránh được tình trạng ngập úng thường làm thối rễ rau. Nếu sợ rau bị ngập úng vào mùa mưa, bạn có thể tăng lượng mùn cưa làm giá thể trồng cây.

Cuối cùng, mô hình trồng rau sạch cần mùn cưa vì đây là nguyên liệu đảm bảo đủ các tiêu chí sạch bệnh, không nấm mốc và an toàn sức khỏe con người.

Mùn cưa có khả năng giữ ẩm cao thích hợp làm giá thể trồng rau

Mùn cưa có khả năng giữ ẩm cao thích hợp làm giá thể trồng rau

  1. Các bước dùng mùn cưa trồng rau

Dùng mùn cưa trồng rau không khó, quan trọng là người trồng cần biết cách chọn và xử lý nguyên liệu trước khi dùng làm giá thể. Trình tự tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu mùn cưa

  • Xin mùn cưa tại các xưởng làm mốc nếu có nhu cầu sử dụng ít hoặc mua mùn cưa dăm bào thô đóng gói bán sẵn trên thị trường loại 1kg, 2kg,…
  • Ngâm mùn cưa vào nước vôi pha loãng theo tỷ lệ 1,5kg vôi sống pha với 10 lít nước, thời gian ngâm tối thiểu là 1 ngày 24 tiếng
  • Sau đó lọc mùn cưa ra khỏi nước vôi rồi rửa sạch lại bằng vòi nước sạch nhằm xử lý sạch mầm bệnh và vi sinh vật gây hại có trong mùn cưa
  • Có thể mua sản phẩm mùn cưa đã qua xử lý bằng men vi sinh để dùng luôn mà không cần thực hiện bước ngâm nước vôi loãng

Bước 2: Cho mùn cưa đã xử lý vào thùng, khay

  • Chuẩn bị các khay hay thùng xốp có chiều rộng và chiều sâu tùy theo từng loại rau muốn gieo trồng
  • Có thể trộn mùn cưa với đất theo tỷ lệ 2:1 hoặc 1:1, hoặc cũng có thể dùng hoàn toàn giá thể mùn cưa, không cần phối trộn nguyên liệu khác
  • Cho mùn cưa vào từng thùng, khay sao cho ngập 2/3 vật dụng trồng, thường độ dày của mùn cưa sẽ vào khoảng 5 – 7cm
  • Dùng xẻng đánh tơi mùn cưa, không để mùn cưa bị vón cục sẽ khó gieo trồng hạt giống hay cây giống
Mùn cưa cần phối trộn cùng đất và ủ trước khi trồng rau mới hiệu quả

Mùn cưa cần phối trộn cùng đất và ủ trước khi trồng rau mới hiệu quả

Bước 3: Tiến hành gieo trồng

  • Gieo hạt giống hay cây giống rau vào khay, thùng mùn cưa, mật độ trồng phải hợp lý để rau có diện tích sinh trưởng và phát triển tốt nhất
  • Lưu ý chọn hạt giống hoặc cây giống đạt tiêu chuẩn để không làm ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm hay cây con phát triển
  • Sau khi gieo trồng tiếp tục rắc thêm 1 lớp mùn cưa mỏng lên trên để giữ ẩm, tưới nước nhẹ nhàng cho mùn cưa thấm đều nước

Bước 4: Chăm sóc

  • Đối với gieo hạt giống, bạn cần dùng một tấm bìa lớn bao phủ khay, thùng trồng rau sạch khoảng 2 ngày để tránh tác động từ thời tiết bên ngoài và sự tấn công của côn trùng, sâu bệnh, vi sinh vật gây hại làm ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm
  • Với cây giống rau con, bạn đặt thùng hay khay ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời cho đến khi cây dần trưởng thành
  • Duy trì tưới nước thường xuyên 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều, không nên tưới nước quá đẫm
Sản phẩm mùn cưa đã xử lý bằng men vi sinh có bán trên thị trường dùng trồng rau

Sản phẩm mùn cưa đã xử lý bằng men vi sinh có bán trên thị trường dùng trồng rau

Nói tóm lại, dùng mùn cưa trồng rau không còn là kỹ thuật quá xa lạ bởi vừa đem đến hiệu quả tuyệt vời, lại vừa tiết kiệm được chi phí so với các giá thể khác. Đừng quên áp dụng đúng từng bước xử lý nguyên liệu và sử dụng mùn cưa đúng cách để trồng rau đem lại hiệu quả cao nhất nhé!