Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của nước ta hiện nay. Muốn sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao không phải chỉ tưới nước, chăm bón kĩ càng là đủ. Ngoài ra, một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây chính là đất. Nếu đất trồng màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng thì cây trồng mới cho năng suất cao. Thế nhưng, không có loại đất nào là mãi mãi tươi tốt với thời gian. Sau một thời gian thì nó sẽ bị thoái hóa và trở nên nghèo kiệt. Đồng thời, tình trạng mà nhiều bà con hay gặp phải nhất đấy là đất bị chua. Đứng trước vấn đề ấy, bà con cần phải tiến hành cải tạo đất. Vậy tại sao phải cải tạo đất chua? Hãy cùng Giá Thể tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đôi nét về khái niệm đất chua
Đất chua là một trong những hiện tượng phổ biến, thường gặp phải trong nông nghiệp. Tình trạng đất chua chính là độ pH của đất bị thay đổi. Cụ thể hơn, đất chua là hiện tượng mà đất bị thay đổi tính chất hóa học. Điều này xảy ra do quá trình canh tác nông nghiệp hay ảnh hưởng từ những tính chất của vùng đất đặc thù. Bà con thường gọi đất bị chua là đất có nhiều axit, độ pH thường sẽ bé hơn 6,5. Trong nông nghiệp, trị số pH sẽ cho bạn biết được nồng độ ion H+ có trong môi trường đang ở mức như thế nào. Nhờ vậy mà bà con nông dân có thể dễ dàng nắm bắt tình hình của đất trồng. Đồng thời sẽ có được những biện pháp cải tạo đất chua sao cho phù hợp nhất.
Ngoài yếu tố khí hậu, mội trường thì độ chua là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển ổn định của cây trồng. Nó sẽ gây ra ức chế sự phát triển của cây cũng như hoạt động của các vi sinh vật trong môi trường đất. Đặc biệt là thiệt hại về những loại cây không có khả năng chịu đựng được vấn đề đất chua. Chúng sẽ không thể nào phát triển được và dần dần chết đi. Vì thế mà bà con không thể thờ ơ khi biết được đất bị chua. Bà con phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi của đất trồng và kịp thời cải tạo đất chua nhé.
Vậy nguyên nhân dẫn đến đất chua là gì?
Đây cũng là một từ khóa quan trọng mà bà con cần phải nắm. Chỉ khi biết được nguyên nhân, bà con mới hạn chế đến tối đa tình trạng đất bị chua được. Thường thì đất chua sẽ bị ảnh hưởng bởi các quá trình tự nhiên cũng như yếu tố canh tác đất đai nơi con người. Nhưng trong đó, yếu tố canh tác có lẽ là nguyên nhân phổ biến gây nên đất chua nhiều nhất. Ngoài ra, mọi người còn phải xem xét đến một số nguyên nhân khác nữa mà Giá Thể chia sẻ sau đây!
Một số nguyên nhân làm nên tình trạng đất chua
- Do các dưỡng chất như N, P, K khoảng chất trung hay các nguyên tố vi lượng bị cây trồng hút hết trong một thời gian dài. Hơn nữa bà con lại không có biện pháp bổ sung sao cho phù hợp.
- Do bà con lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuộc trừ sâu. Đồng thời còn có các chất kích thích sinh trưởng dùng trong một thời gian dài. Những chất này là rất độc hại cho cây trồng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người phun thuốc. Chưa kể đến chuyện nhiều người ăn phải những nông sản không đảm bảo chất lượng như thế. Điều này là cực kỳ xấu và gây hại cho sức khỏe cộng đồng.
- Một số loại phân có tính chua sinh lý, được bón lâu năm vào đất thì sẽ không có biện pháp cải tạo. Phải kể đến đó là các phân bón khoáng chứa gốc axit. Ví dụ như Kali Clorua, Kali Sunfat hay Supe lân.
- Bởi các chất axit thường được sinh ra trong quá trình mà phân giải các chất hữu cơ tự nhiên. Các chất axit này sẽ làm hòa tan các chất mang tính kiềm có trong môi trường đất.
- Quan trọng hơn cả là do đặc tính cũng như kết cấu của đất. Phải kể đến là do đất thịt nhẹ hay đất cát khi gặp phải trời mưa lớn, nước tưới thừa do vậy bị rửa trôi các chất kiềm xuống ao hồ. Điều này khiến chúng bị ngấm sâu vào tầng đất bên dưới. Vì thế mà tính kiềm của của đất sẽ thực sự bị mất đi. Môi trường đất sẽ thiếu đi sự cân bằng và độ chua thì càng lúc càng lớn hơn nữa.
Tình trạng đất chua gây ra những ảnh hưởng gì?
Khi nói đến ảnh hưởng mà đất chua gây nên, quả thực là không thể đếm được. Vì những gì mà nó để lại là vô cùng nặng nề và nghiêm trọng. Tình trạng đất chua ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản nông nghiệp và cuộc sống của bà con nông dân. Và sau đây, Giá Thể sẽ đề cập về ảnh hưởng đối với cây trồng và các vi sinh vật:
Đối với cây trồng
Tất nhiên rồi. Khi đất bị chua thì cây trồng sẽ là đối tượng chính mà bị ảnh hưởng nhiều nhất. Từ đó năng suất cũng như chất lượng cây trồng sẽ không được đảm bảo. Đất chua sẽ tiến hành làm ức chế một số hoạt động sinh trưởng của cây trồng. Chính vì vậy mà cây khó có thể hấp thụ các chất khoáng cũng như vi lượng cần thiết. Điều ấy dẫn đến tình trạng cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng để phát triển. Cây còi cọc, ốm yếu hơn rất nhiều.
Ngoài ra, nồng độ độc tố Al tự do có trong môi trường đất sẽ tăng cao. Điều này có khả năng gây độc nguy hiểm đến cây trồng. Nó góp phần làm cho rễ cây bị bó lại mà không thể phát triển được nữa. Đặc biệt là đối với một số loại cây không ưa đất chua. Quá trình mà cây ra hoa sẽ bị chậm lại, tỉ lệ cây đậu quả không còn cao. Tệ hơn, cây có thể bị chết!
Đối với các vi sinh vật
Trong điều kiện môi trường có độ chua cao thì hầu như các nhóm vi sinh vật có lợi đều không thể tiếp tục sinh trưởng được. Số lượng vi sinh vật sẽ bị giảm sút do đó mà để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trong các mùa vụ sau. Những hợp chất khó tan mà vi sinh vật phân giải bây giờ được tích tụ lại trong đất. Nhưng đúng hơn thì trước đó chúng phải được sử dụng cho cây trồng. Chính điều này lại gây hại đến cây trồng cũng như môi trường xung quanh.
Chính những nguyên nhân, những ảnh hưởng nghiêm trọng trên khiến bà con phải nhanh chóng tiến hành cải tạo đất chua. Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng, chất lượng nông sản mà còn ảnh hưởng đến kinh tế cũng như nền nông nghiệp của nước nhà. Vậy nên việc cải tạo đất chua là vô cùng cấp bách và cần thiết. Bà con nông dân phải thường xuyên theo dõi tình trạng đất đai của mình để có những biện pháp xử lý kịp thời đấy nhé!
Và trên đây là những thông tin mà Giá Thể gửi đến các bạn. Chắc chắn bạn đã hiểu được những lý do tại sao mà chúng ta phải tiến hành cải tạo đất chua rồi đúng không! Chúc thành công nhé!
Xem thêm: 3 cách cải tạo đất mặn hiệu quả