Cải tạo đất trồng cây là khâu quan trọng khi sản xuất nông nghiệp hay nói cụ thể hơn là khi trồng cây. Chúng ta cần cải tạo đất trồng ngoài vườn hoặc trong bồn cây mỗi lần thay cây mới. Đặc biệt, khi cây trồng quá lâu dẫn đến đất bị cạn kiệt dinh dưỡng hoặc đất bị nén chặt,…Sử dụng các chất hữu cơ để cải tạo đất đang được áp dụng phổ biến. Bạn có biết những chất mùn hữu cơ nào thật sự tốt không? Nếu chưa, hãy cùng https://giathe.vn tìm hiểu:” Top 5 chất mùn hữu cơ cải tạo đất trồng cây”.
1. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần cải tạo đất trồng
- Khi bạn lập vườn mới bạn cần cải tạo đất vườn hiện tại bằng cách mua thêm đất trồng
- Đất bạc màu, cạn kiệt chất dinh dưỡng: quan sát thấy cây còi cọc, thiếu sức sống
- Đất bị nén chặt, thoát nước kém, thiếu độ tơi xốp: có thể nhận biết bằng cách quan sát bề mặt đất, hoặc dùng xẻng xúc lớp đất mặt nếu thấy đất cứng chặt thì đã đến lúc bạn xới lại đất và bổ sung chất mùn
- Khi bạn muốn thay đổi cây trồng. Ví dụ đất bạn đang trồng cây bóng mát nhưng giờ bạn muốn thay bằng một loại cây khác.
Đối với cây lâu năm, bạn nên cải tạo đất tối thiểu mỗi năm một lần hoặc 2 năm một lần. Còn với những cây hoa cảnh, khuyến khích cải tạo đất mỗi lần thay chậu
2. Mục đích của việc bổ sung chất mùn cải tạo đất trồng cây
- Giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp đất tơi xốp
- Tăng cường trao đổi không khí cho bộ rễ cây
- Tăng cường khả năng thoát nước, giữ ẩm
- Bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng cả đa vi lượng giúp cây khỏe mạnh hơn
- Cung cấp cho đất thêm các vi sinh vật có lợi
3. Top 5 chất mùn hữu cơ cải tạo đất trồng cây
Thực tế có rất rất nhiều chất mùn hữu cơ cải tạo đất trồng, và chúng ta có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên với môi trường trồng cây đô thị như trồng cây ăn trái trong vườn; trồng cây kiểng trong chậu, bồn, trên ban công sân thượng hay trồng rau trong khay trồng hoặc tháp trồng rau… chúng tôi xin chỉ giới hạn gợi ý “Top 5 chất mùn hữu cơ cải tạo đất trồng cây”.
3.1. Phân trộn
Bạn có thể tự làm phân trồn hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hữu cơ từ rau, vỏ trái cây thừa. Hoặc bạn cũng có thể mua trên thị trường.
Độ PH trung bình: 7
Hàm lượng dinh dưỡng: Phân trộn thường được cân bằng tốt và chứa hàm lượng dinh dưỡng tuy không nhiều nhưng có tác dụng lớn giúp đất tơi xốp.
Lưu ý khi sử dụng: Phân trộn chất lượng tốt phải có mùi tự nhiên của đất và có màu nâu sẫm. Hãy đảm bảo rằng phân trộn đã được phân hủy hoàn toàn trước khi đem sử dụng.
3.2. Bã nấm – chất mùn hữu cơ cải tạo đất
Bã nấm khá phổ biến, tuy nhiên chúng cũng cần xử lý ủ vi sinh trước khi sử dụng.
Độ pH khá cao: 8
Hàm lượng dinh dưỡng: Mặc dù có hàm lượng chất hữu cơ khá cao nhưng bã nấm hoặc phân trộn từ nấm có hàm lượng dinh dưỡng thấp; tuy nhiên, các chất dinh dưỡng được giải phóng chậm theo thời gian nên chúng duy trì được trong thời gian dài. Bạn có thể bổ sung thêm phân bò hoặc phân trùn quế khi thêm bã nấm vào trong đất.
Lưu ý khi sử dụng: Bã nấm thường được làm từ rơm rạ, bột lõi ngô và hoặc có thêm cám gạo, độ pH khá cao nên bạn cần xử lý giảm độ pH xuống mức trung bình trước khi sử dụng.
3.3. Xơ dừa
Xơ dừa là chất cải tạo đất dễ tìm kiếm nhất trên thị trường, và chúng cũng rất rẻ.
Độ pH: trung bình mức 5.5 – 6.8. Đây là mức pH khá lý tưởng cho công việc làm vườn trồng rau.
Hàm lượng dinh dưỡng: Hàm lượng dinh dưỡng trong xơ dừa rất thấp, nên công dụng chủ yếu của xơ dừa là giúp cải thiện kết cấu đất, giúp đất tơi xốp, cân bằng khả năng thoát nước và giữ ẩm.
Lưu ý: Bạn nên nhớ trong xơ dừa có muối và chất chát, do đó trước khi đưa vào sử dụng bạn cần ngâm xơ dừa trong nước và xả chúng khoảng 3 lần, mỗi lần ngâm trong 1 đêm trước khi sử dụng. Hoặc bạn có thể mua xơ dừa thương phẩm đã xử lý để sử dụng luôn cho tiện.
3.4. Mùn lá khô – chất mùn hữu cơ cải tạo đất
Độ pH của mùn lá khô khoảng 7.5
Hàm lượng dinh dưỡng: Mùn lá có hàm lượng dinh dưỡng vừa phải nhưng cân đối, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng phụ
Lưu ý khi sử dụng: Được cấu tạo chủ yếu từ các loại lá được thu hái tự nhiên, những sản phẩm này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng vi lượng. Chúng cũng có khả năng giữ nước tuyệt vời
3.5. Phân chuồng
Độ pH: tùy vào từng loại phân. Ví dụ độ pH của phân bò giao động hoảng 6.0 – 7.0
Hàm lượng dinh dưỡng: Thành phần dinh dưỡng của phân có thể thay đổi nhưng nhìn chung là rất cao. Một số loai phân chuồng, phân động vật có hàm lượng dinh dưỡng cao gồm Phân gà, phân trùn quế và phân bò.
Lưu ý khi sử dụng: Một số loại phân khá nóng như phân gà nên hãy chắc chắn chúng cần được ủ men vi sinh trước khi sử dụng. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng mọi loại phân động vật đã qua ủ hoai. Một số loại phân nếu dùng trực tiếp có thể có mầm bệnh hoặc có dại như phân bò, phân ngựa. Nói chung, mọi loại phân chuồng cần phải được ủ vi sinh trước khi sử dụng.
Trên đây bạn đã được tham khảo:” Top 5 chất mùn hữu cơ cải tạo đất trồng cây” và hãy chắc chắn rằng bạn nên cải tạo đất tối thiểu mỗi năm một lần. Ngoài ra riêng với phân chuồng bạn có thể bón thường xuyên hơn vừa với vai trò cải tạo đất vừa với vai trò bổ sung trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây trồng.