Một loài hoa kiểng quốc dân được biết đến như là biểu tượng tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và cuộc sống sung túc đó chính là hoa sứ. Hoa sứ mang một nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, song có phần rất sang trọng, đoan trang và quý phái. Từ nông thôn cho đến thành thị, đi đến đâu ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp hoa kiểng này. Quanh năm hoa sứ bung nở rực rỡ, tỏa ngát hương dịu dàng cho con người ta cảm giác về một cuộc sống thanh bình, tĩnh lặng. Vậy, kỹ thuật trồng hoa sứ đẹp chi tiết từ A – Z cho người mới như thế nào? Theo chân chúng tôi tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa sứ đẹp chi tiết từ A – Z
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng cây hoa sứ
Công đoạn đầu tiên trong kỹ thuật trồng hoa sứ đẹp phải là chuẩn bị đất. Ở đây, mọi người có thể chọn đất trồng hữu cơ tự nhiên đơn thuần. Hoặc là kết hợp cùng những giá thể, chất trồng tự nhiên, miễn là đảm bảo dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển.
Đối với hoa sứ, hoa rất phù hợp với đất trồng có sự tơi xốp và giàu dưỡng chất. Độ pH của đất nên duy trì trong mức từ 6 – 7 là tốt nhất. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất bao gồm có:
- Đá perlite
- Tro trấu
- Xơ dừa
- Phân bò đã ủ hoai mục.
Trộn đều các chất này lên ta sẽ thu được nguồn đất trồng hoa sứ chất lượng.
Ngoài ra, bạn lưu ý tránh chọn những loại đất mà có đặc điểm lá khô cứng hay nghèo chất dinh dưỡng. Song, độ ẩm cũng chỉ nên đạt mức vừa đủ thôi. Bởi vốn dĩ bản chất hoa sứ là kiểng lá kỵ môi trường ẩm ướt.
Bước 2: Chuẩn bị chậu trồng hoa sứ
Bước tiếp theo trong kỹ thuật trồng hoa sứ tại nhà đó là chuẩn bị chậu trồng. Trên thực tế, nhà vườn phải hết sức quan tâm và chọn lựa kỹ. Chậu trồng có thể là chậu xi măng, chậu đá mài, những loại mà không có tráng men.
Tuy nhiên, yêu cầu là phải có tính thoát nước nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, ta cũng có thể kê thêm ở bên dưới chậu nhằm mục đích hạn chế xảy ra ngập úng. Từ đó cây kiểng sẽ thoát nước một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Kích cỡ của chậu kiểng cần phải phù hợp với những thời kỳ phát triển, sinh trưởng nhất định của cây hoa sứ. Dựa trên kinh nghiệm thực tế có thể thấy, khoảng 1 – 2 năm thì mọi người nên thay chậu một lần. Như vậy là để đảm bảo về sự tương thích với cỡ rễ của hoa sứ. Bộ rễ cây có đặc điểm càng ngày càng phình to lên.
Đáp ứng được những tiêu chí chọn chậu trên, cây kiểng sẽ hấp thụ dưỡng chất, to lớn, khỏe mạnh. Đồng thời ra hoa được nhiều hơn, hoa nở xinh, bền màu. Bên cạnh những lần thay chậu, bạn có thể kết hợp luôn việc cắt tỉa. Cắt tỉa bớt rễ đã hư hỏng, già yếu. Đồng thời dùng thuốc diệt côn trùng để bảo vệ rễ nếu thực sự cần thiết.
Bước 3: Tiến hành nhân giống
Chắc chắn nhân giống trong kỹ thuật trồng hoa sứ là một bước không thể thiếu, thậm chí rất quan trọng nữa.
Nhà vườn hoàn toàn có thể nhân giống hoa sứ theo hai cách phổ biến, đó là giâm cành và gieo hạt giống. Trong trường hợp nhân giống, ta phải chọn lựa hạt giống tươi mới, chất lượng cao. Đó phải là những hạt giống có đặc điểm thụ phấn từ một cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Để tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt, hãy ngâm trong nước ấm thời gian từ 7 – 10 tiếng. Kết thúc thời gian này, vớt hết ra rồi vùi vào trong đất đã có sẵn. Nhưng nhìn chung, kỹ thuật trồng hoa sứ bằng nhân giống như trên mất tương đối nhiều thời gian. Đặc biệt nhà vườn phải dày công để chăm sóc.
Do đó, chúng tôi vẫn khuyến khích tín đồ chọn lựa kỹ thuật trồng hoa sứ bằng nhân giống. Cách tiến hành nhanh chóng, đơn giản mà dễ thành công là giâm, ghép cành. Chắc chắn rằng bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian tương đối. Do thường thì cây hoa sứ cần mất vài năm để ra hoa. Song, bạn còn có thêm cơ hội có được những giống loài hoa sứ lai với sắc màu vô cùng đẹp mắt khác.
Bước 4: Thay chậu và tạo dáng cho cây hoa sứ
Một bước được đánh giá cao và là không thể thiếu với những nhà vườn khi áp dụng kỹ thuật trồng hoa sứ là thay chậu, tạo dáng. Tất nhiên chỉ sau một thời gian trồng, cây kiểng sẽ lớn lên. Cùng lúc đó, bộ rễ cũng sẽ phình ra. Đó là thời điểm phù hợp để ta tiến hành thay chậu và tạo dáng mới.
Đầu tiên, nhổ cây kiểng ra khỏi chậu trồng cũ thật nhẹ nhàng, cẩn thận. Dùng tay khều đất giữa các lỗ hở trên rễ. Làm sạch hoàn toàn, triệt để lớp đất bám này bằng bình xịt. Lưu ý tránh làm mạnh dẫn đến trầy củ và đứt hay dập rễ cây nhé.
Sử dụng dao để tỉa nhánh hoa sứ. Đồng thời, bỏ hết đi những chiếc rễ nhỏ mọc xung quanh cùng các rễ đã bị dập thối. Nếu ta để lại, tỉ lệ cao là cây hoa sứ sẽ mang bệnh. Toàn bộ vết cắt sẽ được xử lý với vôi tôi hay sơn để làm khô, giúp liền sẹo. Từ đó, cây sẽ không bị nhiễm sâu bệnh hại trong quá trình trồng lại với đất.
Tiếp theo, cho cây hoa sứ vào chậu trồng mới. Tưới phun sương lên đất trước khi trồng. Mang chậu kiểng ra phơi nắng bán phần trong vòng 10 – 15 ngày. Đến khi những mầm sứ có hiện tượng nhú lên dần từ vết cắt thì ngưng, không phơi nữa. Thời gian này, nếu thấy đất khô cũng không nên tưới ngập nước. Nếu ngập thì cây kiểng rất dễ thối, chết.
Cây hoa sứ bắt đầu nhú mầm, ta có thể mang chậu kiểng ra nơi có ánh nắng tự nhiên mạnh. Công tác tưới nước cũng có thể thực hiện như bình thường. Tuy nhiên, thời gian này cây gặp phải khá nhiều vấn đề về sâu bệnh. Thế cho nên hãy thường xuyên kiểm tra, bắt thủ công, loại bỏ trứng để tránh bị ăn hết chồi non trên cây nhé.
Phần kết
Như vậy, Giathe.vn đã chia sẻ tất cả thông tin, kinh nghiệm, kiến thức về kỹ thuật trồng hoa sứ đẹp chi tiết, cụ thể cho mọi người. Loài hoa kiểng này vừa mang giá trị tinh thần cao, vừa mang ý nghĩa phong thủy và tâm linh đối với đời sống con người. Vì thế nếu trồng cây ở trong nhà thì sẽ rất tốt, thu hút những điều may và tốt lành. Hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công.
Xem thêm: