Mỗi thức quả đều mang những cổ tích dân gian, đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt. Và sự tích cây vú sữa với lòng mẹ dạt dào, ân tình mẫu tử nặng sâu đã để thương, để nhớ lại trong mỗi chúng ta. Vú sữa là thức quả vô cùng thơm ngon với vị ngọt và thanh mát. Đặc biệt, ăn vú sữa lại có nhiều dưỡng chất cùng các vitamin tốt cho sức khỏe. Đó là lý do mà từ người già cho đến trẻ nhỏ ai nấy cũng đều mê mẩn loại quả quen thuộc này. Nhiều gia đình luôn mong muốn trồng và chăm sóc cây xây quả tại nhà, thu quả để ăn quanh năm. Vậy, kỹ thuật trồng cây vú sữa chi tiết, đầy đủ như thế nào? Mời bạn cùng đọc bài viết này để rõ hơn nhé.

Xác định điều kiện trồng cây vú sữa

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây vú sữa xây quả quanh năm ăn không hết 3Điều kiện trồng cây vú sữa quyết định rất nhiều đến tương lai sinh trưởng và phát triển. Có thể nói rằng, vùng khí hậu nhiệt đới nước ta là lý tưởng nhất để cây xanh tốt, khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Mức nhiệt độ phù hợp rơi vào khoảng 22 – 34 độ C. Đặc biệt, cây vú sữa thường sẽ ra hoa tươi tốt ở những nơi mà hai mùa mưa nắng thể hiện một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, cây ăn quả này không có khả năng chịu được gió quá lớn. Bởi cây sở hữu bộ rễ nông, hơn nữa tán cây lại còn quá dày.

Xác định mật độ trồng, thời điểm trồng cây vú sữa

Trên thực tế, nếu như điều kiện của nhà vườn thuận lợi, nghĩa là nguồn nước dồi dào, chủ động thì ta hoàn toàn có thể trồng vú sữa vào bất kỳ giai đoạn nào trong năm. Nhưng cơ bản trường hợp này không phải tất cả mọi người đều có được. Vậy nên, khuyến khích mọi người áp dụng kỹ thuật trồng cây vú sữa vào mùa mưa. Như thế thì công tác tưới tiêu của ta sẽ đỡ mất thời gian, công sức hơn.

Bên cạnh đó, dựa vào điều kiện cũng như cách bố trí khu vườn mà xem xét về mật độ trồng. Khoảng cách trồng cây vú sữa phải đảm bảo như sau:

  • Hàng cách hàng một khoảng 6m.
  • Cây cách cây một khoảng 8m.
  • Tối đa trên mỗi hecta đất trồng ta chỉ nên trồng từ 20 – 22 cây vú sữa.

Tiêu chí chọn giống trồng cây vú sữa

Kỹ thuật trồng cây vú sữa rất quan trọng công tác chọn giống. Thế thì tiêu chí để chọn giống vú sữa đúng chuẩn là gì? Trên thực tế, việc nhân giống trồng cây vú sữa thường sẽ được bà con áp dụng phương pháp chiết cành. Đây là một phương pháp phổ biến và cũng rất hiệu quả.

Kinh nghiệm cho nhà vườn đó là hãy chọn giống cây mang đến năng suất, chất lượng cao. Độ tuổi của cây mẹ khoảng từ 6 – 10 năm để có thể thực hiện chiết cành. Đồng thời sẽ tạo ra được những cây con chắc khỏe trước lúc trồng.

Ở trên cây mẹ, ta cần phải dành sự ưu tiên cho những cành bánh tẻ không bị sâu bệnh. Độ tuổi trung bình nên đạt từ 14 – 16 tháng. Vị trí là ngang với phần da vừa mới hóa thành gỗ. Ngoài ra, tuyệt đối không được sử dụng thêm các cạnh vượt để làm cách chiết.

Bên cạnh đó, nhà vườn cũng có thể tham khảo và tìm hiểu thêm phương pháp ghép để áp dụng cho kỹ thuật trồng cây vũ sửa. Sử dụng ghép áp cành treo bầu, ghép mắt. Những phương pháp trên cũng được đánh giá tốt, giúp bà con nhân giống một cách hiệu quả và thuận lợi.

Làm đất và đào hố để trồng cây vú sữa

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây vú sữa xây quả quanh năm ăn không hết 2Công tác làm đất và đào hố là không thể thiếu khi tiến hành kỹ thuật trồng cây vú sữa tại vườn. Nhưng chú ý, thời điểm trước khi trồng cây tầm 15 – 20 ngày, ta phải làm đất, đào hố ngay vị trí chính giữa mô. Cụ thể như sau:

  • Chiều rộng của hố là từ 40 – 50cm.
  • Chiều sâu của hố khoảng tầm 20 – 25cm.
  • Nhà vườn nên dùng phần đất ở dưới hố trộn cùng với 20kg phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục. Kết hợp thêm 100g DAP, 200 – 300 phân lân nữa để gia tăng dưỡng chất.

Tiến hành trồng cây vú sữa

Đối với kỹ thuật trồng cây vú sữa cần phải đảm bảo những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng nhất định. Nhà vườn phải nắm bắt và tuân thủ thực hiện. Như thế, công tác trồng cây mới thực sự hiệu quả và đạt kết quả như ý muốn. Cụ thể tuần tự các bước trồng cây như sau:

  • Đầu tiên, nhà vườn hãy đặt cây giống thẳng đứng ở vị trí chính giữa hố đào. Mặt bầu phải nằm ngang so với bề mặt mô đất.
  • Cắt bỏ hết đi phần vỏ bầu ở bên ngoài. Sau đó, ta sẽ tiến hành lấp cho đầy hỗn hợp đất trồng, giá thể trồng lên bên trên rồi nén cho chặt lại.
  • Thực hiện cắm cọc nhằm mục đích cố định cho cây được đứng vững chắc, không đổ ngã. Tưới nước để cấp ẩm cho đất trồng.
  • Khi đã trồng xong, nhà vườn hết sức chú ý công tác che chắn cho cây. Tuyệt đối không được để cây phải tiếp xúc quá nhiều với nguồn ánh sáng tự nhiên chiếu trực tiếp. Thời gian 1 – 2 năm đầu là quãng thời gian vô cùng quan trọng.
  • Dùng rơm rạ, lá mục, những chất trồng hữu cơ tự nhiên để phủ lên bên trên gốc. Như thế sẽ đảm bảo chắc chắn đất trồng được giữ ẩm. Tiêu chuẩn tủ gốc phải cách rễ một khoảng là 40 – 50cm bạn cần chú ý.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ, kinh nghiệm và hướng dẫn về kỹ thuật trồng cây vú sữa sao cho đạt chuẩn. Hi vọng với bài viết chi tiết, đầy đủ này sẽ giúp bà con có thêm được một cây ăn quả thơm ngon, bổ dưỡng. Hoặc thậm chí là mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho gia đình của bạn.

Xem thêm:

Trồng cây ăn quả trên ban công, sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ổi sai trĩu quả, thơm ngon, ngọt giòn