Cam vốn là một thức quả chứa nhiều vitamin và dưỡng chất đặc biệt tốt đối với sức khỏe con người. Hương vị quả thơm ngon, ngọt thanh vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, trồng hay chăm sóc cây cam cũng không quá khó khăn. Bởi cây ăn quả này không quá két đất. Đó là lý do cây cam trở thành ứng viên hàng đầu của bà con nông dân. Canh tác vườn cam giúp mang đến nguồn lợi kinh tế cao. Ngoài ra, một số gia đình trồng cây tại nhà xanh tốt, khỏe mạnh. Họ mong muốn cây sai trĩu quả, thu hái ăn quanh năm. Một công đôi việc, vừa được vào vườn làm lụng, vừa có thức quả xanh chăm sóc sức khỏe gia đình. Vậy thì kỹ thuật trồng cây cam đầy đủ như thế nào hãy cùng đọc bài viết này nhé.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cam cho cây sai quả, to tròn và ngọt thanh

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cam cho cây sai quả, to tròn và ngọt thanh 1Bước 1: Xác định thời vụ trồng cây cam trong năm

Đối với kỹ thuật trồng cây cam thì riêng việc xác định thời vụ trồng trong năm là vô cùng quan trọng. Đối với những tỉnh ở phía Bắc, bà con có thể trồng vụ Xuân hoặc vụ Thu. Cụ thể, vụ Xuân sẽ rơi vào khoảng tháng 2 – tháng 3. Còn vụ Thu thì từ tháng 9 – tháng 10.

Giathe.vn với kinh nghiệm thực tế khuyến khích nhà vườn trồng cây cam vào vụ xuân. Bởi tiết trời mùa xuân đẹp, có độ ẩm không khí cao. Đặc biệt, mưa xuân sẽ giúp cho cây giống có tỷ lệ sống cao hơn so với bình thường.

Còn ở các tỉnh phía Nam, ta nên bắt đầu kỹ thuật trồng cây cam vào cuối mùa mưa là thích hợp nhất.

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng cây cam

Đất trồng quyết định rất nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển của mọi cây trồng. Với đặc tính sinh trưởng của mình, cây cam hoàn toàn có thể sống được trên nhiều kiểu đất khác nhau. Thế nhưng, vườn trồng bao giờ cũng cần bảo đảm sự tiêu thoát nước một cách hiệu quả. Đồng thời, đất trồng thoáng khí, không xuất hiện tầng đất cứng. Bởi tầng đất cứng sẽ gây ra nhiều sự cản trở, làm ảnh hưởng đến bộ rễ cây.

Muốn trồng cây cam thành công, nhà vườn phải đầu tư về phía vườn trồng. Song, áp dụng thêm các biện pháp giúp quản lý đất trồng thật phù hợp.

Trông trường hợp vườn trồng cây cam thoát nước kém mỗi mùa mưa, chắc chắn hệ thống rễ cây sẽ rơi vào tình trạng ngập úng. Điều này sẽ khiến cho các loài côn trùng, tác nhân gây bệnh hại sinh sôi, nảy nở. Vậy nên, nhà vườn phải hết sức chú ý đến công tác tiêu, thoát nước cho vườn cam của mình nhé.

Bước 3: Lựa chọn giống cam để trồng

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cam cho cây sai quả, to tròn và ngọt thanh 2Dưới đây là kinh nghiệm về một số tiêu chuẩn để giúp nhà vườn chọn cây giống tốt nhất:

  • Trước tiên, cây phải được nhân giống từ nguồn đảm bảo sạch bệnh, không sâu hại.
  • Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, khỏe mạnh. Thân cây thẳng và không có bất kỳ một chiếc lá nào bị dị dạng cả.
  • Chiều cao cây phải đạt trung bình là 60cm tính từ vị trí ghép.
  • Đúng giống và phù hợp với từng vùng trồng.
  • Tuyệt đối không có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh hại. Điều này rất dễ làm giảm tỷ lệ thành công khi trồng cây.

Bước 4: Mật độ trồng cây cam

Về mật độ trong kỹ thuật trồng cây cam, điều này còn phải phụ thuộc ít nhiều vào yếu tố đất trồng. Cụ thể là tình trạng đất tốt hay xấu, khả năng nhà vườn có thể đầu tư nước tưới, phân bón và thời gian khai thác là ngắn hoặc dài.

Thông thường, khoảng cách phổ biến nhất là 4m*5m. Nghĩa là trên mỗi hecta đất chỉ nên trồng tối đa là 500 cây ghép. Cây giống chiết thì dày hơn 4m*3m hoặc 3m*3m (nghĩa là khoảng 800 – 100 cây trên mỗi hecta).

Bên cạnh đó, mật độ trồng cây cam còn phải xem xét đến khía cạnh nhà vườn có trồng xen hay là không. Trong trường hợp trồng xen, tất nhiên ta phải tính luôn cả những cây trồng xen nữa.

Bước 5: Các bước trồng cây cam

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, nhà vườn đến với bước trồng cây, cũng là bước quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng cây cam. Nhà vườn hãy thiết kế hàng hướng Bắc Nam. Nguyên tắc trồng giữa các hàng là “nanh sấu”. Cho những ai chưa biết thì nguyên tắc này sẽ giúp cây được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hướng Đông, hướng Tây một cách thật tối ưu và hiệu quả. Tất nhiên, cây cam hàng trước không che khuất ánh sáng của cây cam hàng sau.

Trong quá trình trồng, hãy đảo lớp đất đã trộn với phân bón ở trong hố. Đào một chiếc hố sâu hơn so với bầu cây một chút. Đặt cây giống vào ngay vị trí chính giữa rồi tháo bỏ vỏ bọc nilon. Sau đó, ta lấp đất trồng lại. Lưu ý, quy tắc lấp đất là phải cao hơn so với mặt bầu một khoảng từ 3 – 5cm. Cuối cùng nén lại chặt và cung cấp nước tưới để giữ ẩm.

Vào mùa khô, nhà vườn sử dụng các chất trồng hữu cơ có sẵn như là rơm rạ để tủ gốc. Và chú ý, phải cách gốc cây một khoảng là 10cm. Công tác này sẽ giúp hạn chế, tránh tối đa tình trạng cỏ dại sinh sôi, phát triển. Hơn nữa, khi rơm rạ phân hủy thì sẽ để lại cho đất trồng cây cam nguồn dưỡng chất dồi dào đáng kể.

Và sau khi trồng mới tầm được15 – 20 ngày, nhà vườn chủ động trồng dặm đối với những cây bị chết. Kỹ thuật trồng cây cam dặm thì cũng tương tự như trồng mới mà chúng tôi chia sẻ ở trên.

Phần kết

Như bạn thấy thì kỹ thuật trồng cây cam không quá khó nếu như ta thực hiện theo đúng quy trình, đầy đủ các bước. Mong rằng bài viết này của Giathe.vn sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về đặc tính sinh trưởng của cây trồng. Từ đó áp dụng thành công, cho cây cam phát triển xanh tốt, khỏe mạnh và cho quả ngọt nhé.

Xem thêm:

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây vải thiều đầy đủ từ A – Z

Trồng cây ăn quả trên ban công, sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe