Dưa lưới là thức quả mùa hè mang hương vị ngọt thanh, ăn giòn và rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Cũng vì thế mà dưa lưới trở nên được yêu thích, được ưa chuộng và phổ biến tại thị trường Việt. Đặc biệt, đối với bà con nông dân thì cây dưa lưới là nông sản mang đến nguồn lợi kinh tế cao. Tuy nhiên, nhà vườn phải có kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây dưa lưới đúng chuẩn thì mới cho năng suất, chất lượng thu hoạch cao. Muốn có một mùa canh tác dưa lưới bội thu, cùng theo Giathe.vn tìm hiểu bài viết hôm nay nhé.
Xác định tháng trồng cây dưa lưới phù hợp
Kỹ thuật trồng cây dưa lưới tại vườn rất quan trọng việc xác định tháng phù hợp. Bà con có thể tiến hành từ đoạn tháng 2 cho đến tháng 9 trong năm. Nhưng nếu nói giai đoạn lý tưởng nhất thì phải là từ tháng 2 – tháng 3 hoặc là tháng 8 – tháng 9.
Trường hợp nhà vườn trồng từ tháng 2 – tháng 3 thì thời gian thu hoạch thường là cuối tháng 4 hay tháng 5. Nhưng nếu trồng tháng 8, tháng 9 thì thu hái khoảng từ tháng 11 – tháng 12 mùa đông.
Song, lưu ý không được tiến hành kỹ thuật trồng cây dưa lưới vào mùa lạnh. Bởi điều kiện sống như trên rất dễ khiến cây gặp phải tình trạng sâu bệnh hại. Hơn nữa, tỷ lệ sống sót, sinh trưởng và phát triển cũng không cao.
Lựa chọn hạt giống cây dưa lưới
Khâu chọn hạt giống dưa lưới cũng là một bước mà nhà vườn phải thực hiện kỹ càng. Với kinh nghiệm làm vườn, nhận thấy hạt giống F1 thuần chủng là chất lượng nhất. Thực tế, loại hạt này cho một tỷ lệ nảy mầm khá cao. Thành phẩm cuối vụ mùa là những quả dưa lưới to tròn và ngon ngọt.
Ta không nên mua hạt giống dưa lưới loại lai ghép. Hay cũng phải tránh xa những loại mà không có thương hiệu một cách rõ ràng, chính xác. Những sản phẩm này thường cho một tỷ lệ nảy mầm tương đối thấp mà năng suất cũng không cao như ý muốn.
Chọn vị trí trồng cây dưa lưới
Cây dưa lưới thuộc nhóm cây ưa sáng. Vậy nên nhà vườn nên ưu tiên chọn vị trí trồng là nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, không gian rộng rãi và thoáng mát. Ta hoàn toàn có thể tận dụng rất tốt những khoảng trống ở trước sân nhà. Hay là ở trên ban công, sân thượng đều được cả. Tránh xa những nơi chật hẹp, có nhiều bóng râm. Những nơi này sẽ khiến cho cây dưa lưới kém phát triển, cho ít quả thu hoạch.
Chuẩn bị, phối trộn đất trồng cây dưa lưới
Trông canh tác nông nghiệp ai cũng biết rằng đất sống thì cây mới khỏe. Muốn cây dưa lưới có được môi trường, điều kiện phát triển hoàn hảo nhất thì hãy chọn đất có nhiều dưỡng chất. Đặc biệt, đất có sự tơi xốp và thoát nước dễ dàng, nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo cách trộn đất sạch cùng với dịch trùn quế, phân trùn quế và cả xơ dừa nữa.
Ta cũng có thể tự kết hợp, phối trộn đất để thực hiện kỹ thuật trồng cây dưa lưới tại nhà. Đầu tiên, lấy một lượng xỉ than tổ ông mang đi ngâm nước trong thời gian 1 ngày 1 đêm. Cứ cách vài tiếng bạn mang đi thay nước 1 lần để loại bỏ hết toàn bộ tạp chất có trong than đó. Song, vớt toàn bộ than ra và trộn với tỷ lệ là 40% đất, 40% xỉ than, 20% trấu hun. Như vậy là đã xong rồi.
Chúng tôi đã áp dụng và hiệu quả rất tốt nên chia sẻ kinh nghiệm đến bà con.
Chậu trồng cây dưa lưới
Vì là trồng tại vườn, trồng tại nhà nên bà con có thể sử dụng thùng xốp, thùng nhựa để trồng cây dưa lưới tùy ý. Thế nhưng ta phải đục lỗ ở bên dưới của đáy thùng. Mục đích của việc này chính là để gia tăng khả năng, tốc độ thoát nước. Từ đó tạo nên sự thông thoáng khí, giúp quá trình trao đổi oxy vào đất diễn ra hiệu quả. Đồng thời, tránh được tình trạng cây dưa leo ngập úng, thúc đẩy phát triển xanh tốt.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dưa lưới đúng chuẩn cho năng suất cao
Bước 1: Ươm hạt giống dưa lưới
Khi mọi người đã có đầy đủ các dụng cụ cần thiết như hạt giống chất lượng, chậu và đất trồng thì ta có thể tiến hành kỹ thuật trồng cây dưa lưới ngay. Đầu tiên cần thực hiện bước ươm hạt.
Ngâm hạt giống với nước ấm có tỷ lệ là 2 sôi với 3 lạnh trong vòng 4 – 5 tiếng đồng hồ. Sau đó, mang toàn bộ hạt giống đi ủ trong một chiếc khăn vải ẩm. Khi mà hạt bắt đầu có hiện tượng tách nhẹ ra thì hãy mang đi ươm nhé. (Nhưng nếu trường hợp mọi người mua hạt giống F1 thì ta hoàn toàn có thể bỏ qua bước này).
Cho hạt giống vào trong bầu ươm mà ta đã chuẩn bị trước. Lấp lên một lớp đất mỏng rồi cấp nước nhằm mục đích giữ ẩm cho hạt giống. Bầu ươm đặt ở vị trí khô ráo, thoáng mát và tránh tuyệt đối ánh sáng trực tiếp. Sau khoảng 2 – 3 ngày là nhà vườn quan sát thấy hạt giống nảy mầm. Lúc đó phải chủ động tưới nước thường xuyên, đều đặn để cây sinh trưởng, phát triển.
7 – 10 ngày sau, cây dưa lưới sẽ có được 2 – 3 lá thật.
Bước 2: Tiến hành trồng cây dưa lưới con
10 – 12 ngày sau, cây dưa lưới đã có khoảng 2 lá chính rồi. Vậy, nhà vườn đã có thể chuyển cây con vào chậu trồng. Đào 1 lỗ nhỏ ở chính giữa chậu rồi tháo bầu ươm một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, đặt cây con vào đó.
Lấp đất trồng lại và nén các phần đất xung quanh gốc cây. Tưới nước thật đẫm và đặt ở những nơi râm mát. Duy trì chế độ nước tưới mỗi ngày 2 lần để đảm bảo giữ ẩm tốt nhất cho dưa lưới.
Phần kết
Vừa rồi chính là những kinh nghiệm, chia sẻ về kỹ thuật trồng cây dưa lưới đúng chuẩn để cây đạt năng suất, chất lượng cao. Hãy kiên trì theo dõi, chăm sóc đều đặn để cây ra nhiều quả, ngọt ngon, mát lành bạn nhé.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: