Từ lâu, thanh long đã là một loại cây dân dã, phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta. Đặc biệt được biến đến là thức ăn quả thân nhiệt có hương vị thơm ngon, ngọt mát mà rất nhiều người quan tâm, yêu thích. Ngày nay, rất nhiều khu vực, tỉnh thành hình thành nên một số lượng lớn cây thanh long được bà con canh tác. Phải kể đến như là Bình Thuận, Long An hay Tiền Giang. Chẳng những nổi tiếng ở thị trường trong nước, thanh long còn được xuất khẩu đến thị trường quốc tế rộng rãi. Nhiều gia đình cũng có nhu cầu trồng và chăm sóc cây tại nhà, thu quả ăn quanh năm. Vậy thì kỹ thuật trồng cây thanh long chuẩn nhất là gì? Hãy theo dõi bài viết này, Giathe.vn sẽ chia sẻ đầy đủ, chi tiết cho bạn.

Chọn giống cây thanh long muốn trồng

Kỹ thuật trồng cây thanh long chuẩn nhất - Đã trồng là thành công 1Kỹ thuật trồng cây thanh long đúng chuẩn trước hết là phải chọn đúng giống. Nhà vườn muốn tiến hành trồng cây ăn quả cần xem xét về các yếu tố khách quan. Phải kể đến như là khí hậu, thổ nhưỡng và cả nhu cầu gia đình hay thị trường nữa. Từ đó chọn giống cây phù hợp, phát triển xanh tốt, khỏe mạnh. Đặc biệt, giống phải ít sinh bệnh, cho năng suất và chất lượng cao.

Thường, nếu nhà vườn tiến hành kỹ thuật trồng cây thanh long bằng hạt giống thì phải mất khá nhiều thời gian cũng như công sức cho gia đoạn đầu. Hơn nữa, quá trình đợi cây sinh trưởng đến trước thu hoạch cũng tương đối dài.

Vậy nên, dựa trên kinh nghiệm thực tế, nhận thấy phương án trồng thanh long lý tưởng nhất là trồng từ hom. Một hom đạt tiêu chuẩn phải có từ 1 – 2 năm tuổi. Đặc biệt, cây mẹ đã thu quả, có sức khỏe tốt, sạch bệnh. Các mắt ở trên chùm gai từ 3 – 5 bởi đây chính là loại mà khả năng nảy chồi của chúng là cao nhất.

Xem xét thời vụ trồng cây thanh long

Kỹ thuật trồng cây thanh long ngoài chọn đúng giống thì còn phải chọn được thời vụ phù hợp nữa. Trong năm thì giai đoạn tháng 10 – 11 dương dịch chính là thời điểm tốt nhất. Do vào mùa này, hom giống số lượng nhiều, dồi dào. Nhà vườn có thể tận dụng hiệu quả lượng nước tưới nhờ có mưa cuối mùa. Song còn tránh được tình trạng ngập úng gây chết cây.

Với những vùng trồng thiếu nước thì nên dịch chuyển thời vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 5. Vào mùa này, ta tận dụng nước mưa đầu mùa. Thế nhưng, một nhược điểm là hom giống số lượng khá ít. Song chất lượng cũng không tốt lắm.

Điều chỉnh mật độ trồng cây thanh long

Kỹ thuật trồng cây thanh long chuẩn nhất - Đã trồng là thành công 2Có thể bạn chưa biết nhưng mật độ trồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp 2 vấn đề quan trọng. Đầu tiên là vấn đề dinh dưỡng. Thứ hai là công tác chăm sóc về sau của nhà vườn. Nếu mật độ không phù hợp, các cây trồng có thể sẽ cạnh tranh nguồn dưỡng chất của nhau.

Khoảng cách trồng giữa cây này với cây kia sẽ được tính toán, đo đạc cẩn thận. Làm sao cho tiện lợi cho quá trình chăm bón, hợp với kích thước rễ cũng như kích thước trụ cây.

Một phương pháp bố trí vườn thanh long phổ biến, hiệu quả nhất ngày nay đó là: 2.7*2.7*2.5*2.7*2.4*2.6(m). Song, bà con nhà vườn cũng nên linh hoạt trong việc thay đổi, điều chỉnh. Việc tăng giảm là cần thiết để giữ số hàng chẵn. Từ đó quá trình chăm sóc cây ăn quả về sau sẽ đơn giản, thuận lợi hơn nhiều.

Chuẩn bị đất để trồng cây thanh long

Cây thanh long phù hợp với đất xám bạc màu, đất cát pha hay là đất núi. Vậy mới nói, những vùng lý tưởng để canh tác cây ăn quả như là Đồng Nai hay Bình Thuận. Ngoài ra còn có các vùng đất thấp khác như Long An hay Tiền Giang,… Còn nếu áp dụng kỹ thuật trồng cây thanh long ở những vùng khác, nhà vườn nhớ cân nhắc thật kỹ. Tiến hành cải tạo đất, trồng cây sao cho đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Trước khi thực hiện trồng cây, phải xử lý đất trồng. Đất phải được cày bừa, phải được mang đi phơi và diệt trừ toàn bộ cỏ dại. Với những vùng đất cao, ta nên cắm cọc, đào lỗ và kết hợp xuống trụ sớm hơn. Đào hố xung quanh trụ rồi bón lót.

Với những vùng đất thấp, bên cạnh việc xây trụ, ta còn phải chuẩn bị các mô để đề phòng ngập úng có thể xảy ra.

Dựng trụ trồng cây thanh long

Trong canh tác thanh long thì dựng trụ xi măng cốt sắt là phổ biến nhất. Kích thước trung bình của trụ là 11*11*180(cm). Tiến hành chôn trụ với độ sâu từ 40 – 50cm. Đồng thời sau khi chôn trụ xong đảm bảo chiều cao trên mặt đất từ 1.3 – 1.4m.

Với kích thước cũng như độ cao trên thì chi phí đầu tư của nhà vườn sẽ đạt mức tối ưu nhất. Cành thanh long sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Nhà vườn dễ dàng chăm sóc và thu hoạch hiệu quả. Trường hợp ta dựng trụ quá thấp sẽ khiến cành bị rủ xuống mặt đất. Vậy thì tiêu tốn nhiều thời gian để cắt tỉa mà năng suất cũng giảm sút.

Công đoạn dựng trụ phải được thực hiện trước tối thiểu là 1 tháng. Trụ phải đứng thẳng, tuyệt đối không lệch, không nghiêng đổ. Đầu trụ đóng khung để cành có thêm chỗ bám víu, phát triển phù hợp.

Bón lót cho đất trồng cây thanh long

Nếu như nhà vườn chuẩn bị đất trồng gần với thời điểm bắt đầu gieo trồng thì phải bón lót trước đó 1 ngày. Sau đó 6 tháng phải bón lại. Sử dụng từ 10 – 15kg phân chuồng đã ủ hoai mục cùng 0.5kg supe lân cho mỗi trụ thanh long.

Còn trường hợp ta đã chuẩn bị đất sớm thì bón lót chỉ 1 lần ngay sau khi ta dựng trụ xong. Phải đào sâu 20 – 30cm. Còn lượng phân bón thì áp dụng tương tự như ở trên. Lấp đất trồng lại rồi đợi đến ngày trồng thanh long là xong.

Kỹ thuật trồng cây thanh long đúng chuẩn cho nhà vườn

Kỹ thuật trồng cây thanh long chuẩn nhất - Đã trồng là thành công 3Kỹ thuật trồng cây thanh long đúng chuẩn sẽ được tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, ta đặt 4 hom ở xung quanh 4 phía trụ.
  • Áp phần mặt phẳng của hom vào đúng phía của mặt trụ.
  • Dùng dây vải hay là dây nilon để buộc lại. Mục đích là giữ cho các hom thanh long được cố định. Tuyệt đối ta không được buộc một cách quá căng, quá chặt. Điều này sẽ khiến cho bề mặt hom thanh long bị nứt gãy. Từ đó kém phát triển hay phát triển không được bình thường.
  • Sau cùng, ta tưới thêm nước. Dùng rơm, cọ hay các chất trồng hữu cơ khác để giữ ẩm xung quanh trụ trồng thanh long.

Ngoài ra, nhà vườn chú ý khoảng cách từ vị trí mặt đất đến chỗ đặt hom phải đạt 5cm. Đảm bảo hom thanh long phát triển chạm được đến đất, nhanh ra rễ địa sinh. Từ đó chúng có thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất, không bị mốc và không bị thối gốc.

Ta nên đặt áp phần hom vào sát với mé trụ để lúc ra rễ, rễ bám vào trụ chắc chắn. Song cũng tránh làm hom bị tác động hay bị ảnh hưởng mỗi lúc cột trụ nóng lên. Điều này thường xảy ra mỗi khi trời nắng nóng kéo dài trong năm.

Phần kết

Nếu nắm đầy đủ các bước tiến hành như trên thì nhất định bạn sẽ áp dụng kỹ thuật trồng cây thanh long một cách thành công, hiệu quả. Chăm tưới tiêu, bón phân đầy đủ để thu hoạch được năng suất, chất lượng cao nhé.

Xem thêm: