Từ xưa cho đến nay, Việt Nam là một nước thiên về nông nghiệp. Nông nghiệp lọt vào top những nước sản xuất lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới. Để có được vị trí trên trường quốc tế như ngày hôm nay quả thật không phải dễ. Bà con nông dân – Những người trực tiếp sản xuất, tạo nên nông sản. Họ phải quan tâm đặc biệt đến các yếu tố chăm sóc đất đai, cây trồng. Trong đó, có lẽ phân bón cho cây trồng là điều quan trọng nhất. Bởi lẽ, chúng sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu để cây phát triển, sinh trưởng, cho năng suất cao. Hôm nay, Giá Thể sẽ hướng dẫn Cách làm đạm cá đơn giản tốt cho cây trồng nhé!
Đôi nét về đạm cá
Cá được xem như là một thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Bởi bạn chẳng thể ngờ rằng, từ cá có thể làm nên loại phân bón hữu cơ tốt cho đất và cây trồng đến thế. Đạm cá hay còn được gọi là phân đạm cá hoặc dịch đạm cá. Đây là một loại dung dịch được lên men từ vi sinh của cá. Nó chứa rất nhiều đạm đã được phân hủy về dưới dạng amino acid. Sử sụng đạm cá cho cây trồng sẽ cung cấp được một lượng nitơ thiên nhiên cao hơn rất nhiều lần do với các loại phân hóa học nguy hiểm khác. Điều này chính là ưu điểm nổi trội, lợi thế khi bà con bón đạm cá cho cây trồng của mình đấy nhé!
Thông thường, trong đạm cá thường chứa các chất dinh dưỡng đa dạng như sau:
- Các protein: Chúng đã được phân giải thành dưới dạng axit amin để giúp đất và cây trồng dễ dàng hấp thụ được.
- Sự đa dạng vi sinh sẽ giúp ích, có lợi cho cây cũng như đất trồng nông nghiệp.
- Trong đạm cá chứa đẩy đủ các nguyên tố đa lượng, đó là N, P, K. Ngoài ra còn có các khoáng chất quan trọng và thiết yếu như Cu, Ca, Mg, Fe, Zn, B,…. khác.
- Chứa vitamin A, vitamin D cùng với các vitamin nhóm B.
- Chứa một hàm lượng đạm hữu cơ cực kỳ cao, rất tốt cho sự sinh trưởng của cây trồng.
Cách làm đạm cá đơn giản tốt cho cây trồng
Có thể thấy, đạm cá là một loại phân bón tuyệt hảo mà bà con nên dùng cho đất canh tác của mình. Thay vì bà con bón phân hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng, đất đai và đặc biệt là con người. Hơn nữa, nhất định sẽ làm ô nhiễm môi trường sống, bầu không khí trong lành của chúng ta. Hãy sử dụng đạm cá – Một loại phân bón thiên nhiên, hữu ích mà còn thân thiện với môi trường nữa chứ. Việc chúng ta phát triển chất lượng nông sản phải gắn liền với lợi ích sức khỏe của con người. Ta không thể vì những lợi nhuận kinh tế trước mắt mà tạo nên chất lượng nông sản kém, không tốn cho sức khỏe bằng cách bón phân hóa học.
Và không để bà con đợi lâu, Giá Thể sẽ hướng dẫn cách làm đạm cá hiệu quả ngay đây!
Các nguyên liệu cần phải chuẩn bị
- 10 kg cá tươi nguyên con hoặc dùng 20 – 25 kg cá tươi đã được xay nhuyễn. Ngoài ra, bà con cũng có thể dùng thêm phụ phẩm của cá, như là vây cá, đuôi cá, đầu cá, bao tử cá,…
- Mật rỉ đường: Đây là một nguyên liệu không thể thiếu khi làm đạm cá. Bởi nó chính là nguồn thức ăn chất lượng cao cho các vi sinh vật trong quá trình bà con ủ đấy.
- Nước sạch hoặc tốt nhất là nước mưa đã lắng. Trong trường hợp dùng nước máy, phải đợi từ 2 – 3 ngày cho bay hết clo độc hại đã nhé.
- 2 quả thơm/ 2 quả đu đủ xanh. Bạn có thể chọn 1 trong 2 quả trên đều được. Chúng sẽ giúp cung cấp thêm enzyme nhằm cắt protein giúp cá được dễ dàng phân hủy hơn.
- Lưới lọc, thanh tre chắn cá.
- Dụng cụ chứa sẽ là một thùng chứa với dung tích nằm trong khoảng từ 20 – 120 lít. Nên nhớ là phải có nắp đậy kín nữa đấy.
Lưu ý: Bà con phải chọn nơi ủ đạm cá là một bãi đất trống, nằm xa nơi sinh hoạt của các hộ gia đình. Như thế sẽ thuận tiện hơn cho quá trình bà con tiến hành làm đạm cá.
Các bước làm đạm cá (ủ đạm cá)
Muốn ủ được đạm cá chất lượng, hiệu quả cao nhất, bà con cần phải thực hiện đúng theo các công đoạn sau đây:
SẢN PHẨM NỔI BẬT
- Đầu tiên, hãy tiến hành trộn đều cá tươi cùng vơi quả thơm (hoặc là đu đủ xanh).
- Cho hỗn hợp đã trộn đều vào một thùng chứa chuẩn bị sẵn. Cho thêm vào 200 gram chế phẩm EM dưới dạng bột, 500 ml mật rỉ đường. Sau đó, hãy đổ vào ngập nước nhé.
- Bà con tiếp tục nén thật chặt nguyên liệu trong thùng bằng một thanh tre. Dùng vải mùng để bịt kín rồi đậy nắp ủ thùng lại.
- Chờ đến 7 ngày sau, khi ủ trộn đã đều thì bà con thêm nước sạch vào, tiếp tục làm ngập nguyên liệu ủ.
- Sau 20 – 25 ngày, bà con đã chính thức sử dụng được đạm cá mà mình ủ.
- Sau khoảng 60 ngày thì cá sẽ tan rã hoàn toàn.
Tại sao phải dùng chế phẩm sinh học nào làm đạm cá?
Không phải chế phẩm vi sinh nào cũng có thể ủ đạm cá đâu nhé! Muốn có được đạm cá chất lượng cao, chế phẩm sinh học phải đảm bảo rất nhiều tiêu chí. Vì thế, bà con không nên chọn bừa, chọn sai dễ dẫn đến đạm cá không mang đến hiệu quả tối đa cho cây trồng. Để thuận tiện hơn, Giá Thể xin gửi đến một số tiêu chí khi chọn chế phẩm sinh học sau đây:
- Phải chứa rất nhiều các vi sinh vật mà chúng có khả năng tiết ra enzyme protease. ĐIều này để nhằm phân hủy các protein trong thịt của cá thành những peptide và aicd amin.
- Có các vi sinh vật phân giải chất béo, carbohydrates như là: Thủy phân lipit, phân giải tinh bột, đường,…
- Tiết ra các men vi sinh phân hủy cũng như khử được mùi hôi sinh ra trong quá trình chúng ta ủ đạm cá.
- Chế phẩm được chọn phải cung cấp nhiều vi sinh vật hữu hiệu nhất. Khi ta ủ cá thành công, phân cá vi sinh sẽ được tạo thành. Chính điều này sẽ giúp làm tăng hiệu quả của dịch đạm cá đối với năng suất, chất lượng cây trồng đấy nhé!
Một số lưu ý khi bà con làm đạm cá
- Điều đầu tiên luôn là yêu cầu về việc đảm bảo vệ sinh sao cho sạch sẽ, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường sống.
- Hãy đậy thật kín thùng ủ để tránh ruồi, nhặng vào thung đẻ trứng, sinh dòi. Như thế thì chất lượng đạm cá sẽ giảm sút.
- Tránh ảnh hưởng đến quá trình yếm khí của thùng ủ.
- Tốt nhất là hãy chọn những thùng ủ với dung tích lớn hơn lượng cá. Đồng thời, tạo các lỗ thoát khí hoặc thỉnh thoảng mở thủng cho nó được thoát hơi ra ngoài.
- Nếu chọn cá nước mặn, phải loại bỏ tối đa muối. Bởi lẽ, so với cá nước ngọt thì cá nước mặn rất nhiều thời gian để ủ. Lượng muối khá cao, bà con không nên dùng phân cá nước mặn cho việc bón lá!
Và trên đây là chia sẻ của Giá Thể về cách làm đạm cá đơn giản tốt cho cây trồng. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã cung cấp thông tin về các yếu tố chọn chế phẩm sinh học cũng như lưu ý khi làm đạm cá. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ bổ ích đối với bà con! Chúc thành công!
Xem thêm: