Cải tạo đất là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp tăng năng suất cây trồng. Không có một mảnh đất nào là có thể xanh tốt mãi mãi dùng thời gian. Chỉ cần sau một chuỗi những ngày dài canh tác thì đất vườn sẽ trở nên xấu và thoái hóa. Đặc biệt hơn nữa, nhiều bà con thường lạm dụng phân bón hóa học, các loại hóa chất và thuốc trừ sâu. Do vậy mà chúng ngấm vào sâu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất trồng. Đứng trước tình hình đó, mọi chi phí thì tăng lên mà chất lượng sản phẩm thì giảm sút! Vậy, làm thế nào để cải tạo đất vườn kém năng suất trở nên màu mỡ? Hãy cùng Giá Thể khám phá bài viết này để hiểu nhiều hơn nhé!
Đôi nét về việc cải tạo đất vườn kém năng suất
Nước ta là một nước có ngành kinh tế chủ đạo là nông nghiệp. Do đó, việc làm vườn cũng xem như là một hình thức thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Và để có được một nguồn nông sản với chất lượng và năng suất cao, bà con phải tiến hành cải tạo đất. Nói cách khác, chúng ta cần đổi mới trong canh tác với những phương thức cải tạo đơn giản, chi phí ổn định mà phải thật hiệu quả! Từ đó, bà con có thể yên tâm gia tăng lao động và tiến tới sản xuất nông sản chất lượng cao đấy nhé!
Việc cải tạo đất hay chính là thay đổi kết cấu đất trồng theo hướng tích cực hơn. Nhờ vậy mà bà con có thể khai thác và phát triển một cách tối đa tiềm năng của đất vườn cho nông nghiệp. Hơn nữa, đây cũng chính là điều kiện tiên quyết để có được canh tác thuận tự nhiên nhất. Theo tôi nghĩ, chắc hẳn khái niệm về “cải tạo đất” đã không còn xa lạ gì với bà con. Ắt hẳn nó sẽ luôn luôn tồn tại trong mỗi người. Thế nhưng, để hiểu rõ được từng bước, từng bước của công việc này thì thật không phải ai cũng có thể. Đặc biệt hơn nữa là những người vừa mới bắt đầu vào nghề! Đất sống thì cây mới khỏe. Vậy làm thế nào để giúp đất sống, đất màu mỡ hơn bây giờ? Bài toán khó này chúng ta cần phải giải quyết nó ra sao? Giá Thể sẽ bật mí cho bạn ngay đây!
Cải tạo đất vườn gồm những bước nào?
Theo đúng chuẩn của tự nhiên thì cải tạo đất sẽ bao gồm 3 bước đấy các bạn. Đó là bao gồm các bước sau đây:
- Nuôi giữ thảm cỏ
- Bổ sung các chất hữu cơ
- Nuôi dưỡng hệ thống vi sinh vật đất
Vậy cụ thể những bước này ta phải tiến hành thực hiện như thế nào? Bạn có đang tò mò hay không? Và không để bạn phải đợi lâu nữa, ta hãy cùng khám phá 3 bước cải tạo đất trên nhé!
Bước 1: Nuôi giữ lại thảm cỏ
Bước này nghe qua thì có vẻ đơn thuần và dễ thực hiện. Thế nhưng hiệu quả sau cùng của nó thì cực kỳ tuyệt vời. Mục đích của bước này đấy chính là giúp che phủ và giữ ẩm cho đất trồng. Ngoài ra, việc nuôi và giữ lại thảm cỏ còn hỗ trợ điều hòa lượng nước và không khí trong lòng đất nữa đấy. Chính lượng nước, không khí cũng như độ ẩm trên sẽ giúp tạo nên một điều kiện môi trường tốt để các vi sinh vật có lợi trong đất được hồi sinh!
Ngoài ra, như bạn đã biết, cỏ là loài thực vật có khả năng cải tạo đất trồng rất tốt. Việc giữ lại cỏ chính là tạo thêm một lớp mùn hữu cơ cho đất trồng sau mỗi lần mà bà con tiến hành cắt cỏ. Làm như thế sẽ giúp đất trồng được màu mỡ và tơi xốp hơn rất nhiều.
Bước 2: Bổ sung các chất hữu cơ cho đất trồng
Bước này là quan trọng lắm đấy nhé! Vì vậy bạn cần phải thực hiện thật tỉ mỉ, kỹ lưỡng và đúng từng công đoạn. Trường hợp đất trồng bị thoái hóa trong quá trình canh tác, bà con cần nhanh chóng bổ sung vào đất ít nhất là 2 loại vật chất hữu cơ. Vậy 2 loại này bao gồm những gì? Thứ nhất, một loại chất hữu cơ giúp tạo được sự thông thoáng và tơi xốp cho đất trồng. Đối với loại này thì phân chuồng là một sự lựa chọn lý tưởng cho bà con. Và loại thứ 2 phải đảm bảo cung cấp thêm nguồn dưỡng chất dồi dào cho đất trồng. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón như phân gà, phân trùn quế hay phân cá,.. đều rất tốt nhé!
Ngoài ra, bà con cần phải thực sự đảm bảo được lượng không khí, độ ẩm cũng như mức hoạt động của vi sinh vật trong đất cả trước và sau khi tiến hành bón phân xong. Lưu ý là trước khi bón phân, nền đất trồng không được quá khô hay quá ướt. Bởi lẽ điều này sẽ gây ảnh hưởng và khiến quá trình phân giải diễn ra chậm hơn. Bên cạnh đó nó cũng sẽ gây ra tình trạng sâu bệnh cho cây trồng nữa.
Bước 3: Thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của các vi sinh vật
Trong canh tác thuận tự nhiên, yếu tố lớn quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự bền vững đấy chính là các vi sinh vật bản địa. Như bạn biết đấy, sự tồn tại của các vi sinh vật có lợi là rất cần thiết đối với đất trồng. Trước khi có sự hồi sinh trở lại của các vi sinh vật bản địa, bà con phải tiến hành cân bằng trật tự hệ thống vi sinh vật hiện tại trước. Vậy ta phải làm điều đó bằng cách nào? Đơn giản thôi, bà con chỉ cần bổ sung một số chủng vi sinh đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cố định lượng nitơ trong không khí
- Phân giải hữu cơ
- Phân giải lân khó tan
- Đối kháng tốt với các loại nấm bệnh có trong đất trồng
Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào tình trạng đất trồng để xem xét là có cần thiết phải bổ sung cả 4 loại vi sinh này cùng lúc hay không. Nhưng theo tôi nghĩ, việc đất vườn đã được canh tác và sử dụng hóa chất quá nhiều nên chắc chắn lượng vi sinh vật có lợi còn lại là rất ít. Chính vì vậy mà bệnh tật trên cây trồng sẽ xảy ra thường xuyên. Vậy tốt nhất, Giá Thể recommend mọi người nên bổ sung đầy đủ cả 4 chủng loại nhé. Làm như thế thì cải tạo đất mới có thể cải thiện rõ rệt, hiệu quả mà nhanh chóng!
Kết luận
Và việc cải tạo đất vườn kém năng suất trở nên màu mỡ sẽ đạt kết quả tốt nhất khi mọi người phối hợp cả 3 bước như trên. Nhất định hãy quan tâm đến sức khỏe đất trồng trong khu vườn nhà bạn nhé! Có như thế thì cây trồng mới có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Từ đó, năng suất và chất lượng nông sản cũng sẽ được nâng cao. Ngoài ra, nếu bạn muốn sức khỏe của đất luôn được đảm bảo thì phải cải tạo và bổ sung phân bón cho đất thường xuyên. Đồng thời phải tuyệt đối nói không với phân bón hóa học cực kỳ nguy hiểm và gây hại. Chúc thành công!
Tham khảo thêm: