Rất nhiều bà con tiến hành trồng măng tây thế nhưng lại gặp vô vàn những rắc rối, khó khăn khác nhau. Và nguyên nhân chính đấy là do đất trồng không phù hợp. Việc lựa chọn đất trồng không tốt sẽ khiến cho măng tây trở nên còi cọc, dễ bị sâu bệnh tấn công và không đạt năng suất cao khi thu hoạch. Vậy, đâu mới là đất trồng măng tây tốt nhất? Cách cải tạo đất trồng măng tây hiệu quả như thế nào? Hãy cùng giathe.vn khám phá, tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Khám phá những loại đất trồng măng tây tốt nhất
Trước hết, nhà nông cần biết măng tây là một giống cây trồng lâu năm. Nó có thể cho bà con thu hoạch ít nhất là từ 15 – 25 nếu chúng ta biết cách chăm sóc đúng cách và lựa chọn đúng đất trồng canh tác. Với măng tây, cần đảm bảo cho bộ rễ của cây được phát triển tốt với độ phì nhiều cao. Ngoài ra còn phải giàu chất mùn và tầng canh tác đất dày nữa. Theo kinh nghiệm của chuyên gia, măng tây sẽ thích hợp với những loại đất trồng sau đây:
- Đất thịt pha cát hay đất có khả năng thoát nước tuyệt vời và độ tơi xốp lý tưởng.
- Đất phù sa ven sông hoặc cũng có thể là đất đỏ bazan, đất cồn. Chúng đều là những loại đất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất nuôi cây.
- Vùng đất đồi màu mỡ, đặc biệt là phải không có đá ngầm hoặc chứa sỏi.
Đất trồng măng tây cần đảm bảo những điều kiện gì?
- Trước hết, nhà vườn cần đảm bảo tầng canht ác của đất cao ít nhất là từ 50 – 100cm.
- Đảm bảo đất trồng phải nhận được ánh sáng từ ánh nắng mặt trời. Hiệu quả nhất là khoảng từ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
- Đất trồng măng tây không nên quá dốc, chỉ nên nằm ở những khu vực bằng phẳng. Ngoài ra, vào mùa mưa phải đảm bảo đất không có hiện tượng sạt lở.
- Độ pH lý tưởng là từ 6.5 – 7.5.
- Đất trồng cần nằm ở khu vực trên cao để tránh tình trạng ngập úng vào những ngày mưa lớn hay mùa mưa kéo dài.
Lưu ý khi lựa chọn đất trồng măng tây
Nhà vườn cần đặc biệt lưu ý rằng: Măng tây sẽ không thể nào phát triển, sinh trưởng và cho năng suất cao nếu chúng được trồng ở những điều kiện đất không thích hợp. Không thích hợp ở đây có nghĩa là đất đang gặp phải một số vấn đề nhất định. Phải kể đến là đất bị ngập mặn, đất nhiễm phèn, nhiễm chua hoặc thậm chí là đất chứa nhiều sỏi đá nhé.
Hơn nữa, sẽ không có một mảnh đất nào là xanh tốt mãi thời gian. Dù khởi điểm ban đầu chúng chứa nhiều dưỡng chất, màu mỡ hay tơi xốp thì chỉ sau một vài mùa vụ, đất sẽ xấu và thoái hóa đi nhiều. Vậy, làm thế nào để ta có thể tiếp tục khai thác, phát triển tiềm năng của đất trồng măng tây? Lúc này, điều quan trọng nhất cần làm là tiến hành cải tạo đất. Không để mọi người đợi lâu, giathe.vn sẽ chia sẻ ngay đây!
Hướng dẫn cách cải tạo đất trồng măng tây đơn giản mà hiệu quả
Thông thường, vào khoảng 2 tháng trước khi tiến hành trồng măng tây mọi người cần cày đất sâu khoảng từ 20 – 30cm nhé. Đồng thời còn phải phối hợp làm cỏ cũng như phun thuốc để tiêu diệt hoàn toàn mầm cỏ. Sau khi đã xử lý vi sinh vật và cỏ sau, mọi người có thể tham khảo cách cải tạo đất theo các bước sau đây:
Bước 1
Đầu tiên, ta hãy rải một lớp vôi lên trên bề mặt đất canh tác. Tiếp đến thì bổ sung thêm 1 lớp cát đen. Độ dày lý tưởng nên vào khoảng 20 – 30cm rồi trộn đều cùng lớp đất mặt. Vậy là ta đã có một lớp đất cát pha tơi xốp rồi đấy. Nhưng nếu trong trường hợp đất trồng là đất cát pha tự nhiên thì nhà vườn không cần bổ sung cát đen đâu nhé.
Bước 2
Dùng bã thực vật, các loại cây họ đậu, tro trấu rơm rạ để bón lót phân xanh cho đất. Ngoài ra, có thể dùng thêm phân trùn quế, phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai và phân vi sinh để trộn đều cùng lớp đất mặt nữa. Những loại phân bón trên đều có một điểm chung là rất giàu dưỡng chất. Do vậy sẽ giúp đất trồng măng tây trở nên màu mỡ. Đồng thời, tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất để cân nhắc lượng phân xanh cần bón cho phù hợp.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Bước 3
Bước này thì đơn giản thôi. Ta chỉ cần xẻ 1 rãnh thoát nước với độ rộng từ 20 – 40cm, độ sâu từ 20 – 60cm là được.
Bước 4
Hãy dùng một lớp đất có độ dày từ 10 – 20cm để phủ lên trên mặt luống. Đồng thời, cần bón thêm 1 – 2 tấn vôi khử phèn hay phân lân nữa. Sau đó, ta chỉ cần bổ sung thêm một lượng cát san nền với độ dày từ 10 – 20cm rồi thực hiện đảo trộn thật đều tay nhé.
Bước 5
Bước cuối cùng rồi đây. Hãy sử dụng phân chuồng ủ hoai + Trichoderma, phân xanh, phân vi sinh hay phân trùn quế để bón thêm vào đất trồng măng tây. Thế rồi trộn đều phân bón đã chọn với đất trồng đã lên luống là đã hoàn thành công tác cải tạo đất.
Chỉ cần một vài bước đơn giản thế thôi là nhà vườn đã có được một tầng đất canh tác hoàn hảo. Đảm bảo rằng, đất trồng măng tây sẽ rất giàu dưỡng chất cùng các vi sinh vật có lợi. Bên cạnh đó, đừng quên phải đào rãnh thoát nước cho vườn trồng để tránh tình trạng ngập úng hoặc nhiễm phèn vào những ngày mưa lớn hay mùa mưa kéo dài nhé.
Trên đây là những chia sẻ của giathe.vn về đất trồng măng tây và cách cải tạo đơn giản, hiệu quả nhất. Hi vọng mọi người có thể áp dụng thành công!
Tham khảo thêm tại đây: