Trồng thủy canh là phương pháp mới mẻ trong canh tác nông nghiệp. Cách trồng cây này khá thuận tiện, đơn giản và được rất nhiều nhà vườn áp dụng, đạt hiệu quả cao. Với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại thì đây được coi là bước ngoặt to lớn, mạnh mẽ. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng để trồng thủy canh thuận lợi đấy là lựa chọn giá thể. Vậy, nhà vườn đã biết những loại giá thể trồng thủy canh nào tốt chưa? Và liệu đã thực sự nắm rõ đặc điểm, tính năng của từng loại? Trong bài viết này, giathe.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người nhé!

Đôi nét về giá thể trồng thủy canh

Đôi nét về giá thể trồng thủy canh

Đôi nét về giá thể trồng thủy canh

Ở đây, giá thể trồng thủy canh chính là loại vật liệu dùng để tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển. Có thể ví như việc cố định cây ở trong canh tác thủy canh vậy. Cho những người mới bắt đầu trồng vườn biết thì thủy canh là hình thức trồng cây không cần dùng đất.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là không cần thêm vật liệu gì để hỗ trợ cây trồng đâu nhé. Bên cạnh đó, ta cần phải phối hợp thêm một vài chất trồng khác để hỗ trợ cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Đồng thời, phải đảm bảo tỷ lệ nước và oxy ở mức hiệu quả, ổn định.

Một giá thể trồng thủy canh tốt cần đảm bảo những yếu tố nào?

Tiêu chuẩn để đánh giá một giá thể tốt nhất định phải bỏ qua tất cả các yếu tố khách quan, bên ngoài. Giá thể trồng thủy canh lý tưởng phải tốt từ bên trong, là một loại vật liệu có đủ những yếu tố sau đây:

  • Giá thể trồng thủy canh tốt nhất nên được làm từ chất hữu cơ. Bên cạnh đó, có thể bị phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường sống nữa.
  • Trọng lượng đủ nhẹ để có thể dễ dàng trong khâu di chuyển. Bởi có nhiều người thường trồng thủy canh rau ở trên ban công hoặc sân thượng.
  • Có khả năng thoáng khí và giữ nước hiệu quả.
  • Khả năng trao đổi các cation phải đạt mức trung bình để có thể giữ lại các chất dinh dưỡng trong giá thể.
  • Hỗ trợ, bảo vệ cây trồng tránh khỏi sự thay đổi độ pH từ dung dịch thủy canh.
  • Đặc biệt là giá thành phải hợp lý. Không nên quá mắc và đồng thời dễ tìm, dễ mua tại địa phương.

Những yếu tố trên đây tưởng như sẽ làm khó nhà vườn. Tuyệt nhiên không phải thế. Có rất nhiều sản phẩm có thể đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Và không để bạn phải đợi lâu nữa, giathe.vn sẽ bật mí những giá thể trồng thủy canh phổ biến, được nhà vườn ưa chuộng nhất hiện nay nhé!

Top 5 giá thể trồng thủy canh tốt nhất cho nhà vườn

1. Giá thể xơ dừa

Top 5 giá thể trồng thủy canh tốt nhất - Kinh nghiệm cho nhà vườn

Giá thể xơ dừa

Xơ dừa là một chất trồng cây phổ biến trong nông nghiệp trồng trọt. Đây chính là dòng sản phẩm phụ từ ngành công nghiệp dừa. Nhà sản xuất tạo ra giá thể này từ lớp vỏ nâu của trái dừa đấy nhé. Xơ dừa là giá thể 100% là chất hữu cơ. Đồng thời, nó có tính trơ cao và khả năng giữ nước, không khí cực kỳ tốt.

Một điểm đáng hoan ngênh đến từ giá thể này là nó rất thân thiện với môi trường. Hơn nữa, xơ dừa cũng có thể dùng để tái tạo được. Với những vật liệu không sử dụng ta có thể di chuyển đến các địa điểm xử lý. Hoặc dùng làm phân trộn hữu cơ giàu dưỡng chất, bón cho cây trồng rất hiệu quả.

Về cơ bản sẽ có 2 cách để áp dụng xơ dừa trong phương pháp trồng thủy canh. Thứ nhất, đơn giản mà chất lượng chỉ cần dùng ngay 100% là xơ dừa. Thứ hai, công thức phối trộn cùng với một vài vật liệu khác sẽ tận dụng, khai thác tối ưu tiềm năng của chúng cho nông nghiệp. Công thức được sử dụng nhiều nhất đấy là phối trộn cùng với viên đất sét nung và đá trân châu Perlite. Ngoài ra, cũng có một cách kết hợp khác khá nổi bật, đấy là: 50% xơ dừa và 50% viên đất sét. Nhà vườn có thể tham khảo và áp dụng thật hợp lý nhé!

2. Viên đất sét nung

Giá thể trồng thủy canh

Viên đất nung

Viên đất sét nung hay còn có tên gọi khác là hydroton. Đây là một vật liệu đất sét nở nhẹ. Cụ thể hơn thì đó là những quả bóng tròn nhỏ, xinh xinh với kích thước vừa bằng viên bi. Chúng được tạo ra bằng phương pháp nung nóng viên đất sét. Theo các chuyên gia nhà vườn đánh giá thì đây là một giá thể trồng thủy canh cực kỳ tuyệt vời, mang lại hiệu quả cao.

Những viên đất sét nung đều có đặc điểm chung là nhẹ. Bởi lẽ, chúng có tính chất xốp. Thế nhưng, trọng lượng này vẫn đủ để có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Đồng thời, khả năng hút chất dinh dưỡng cho cây vượt trội hơn so với các giá thể thông thường.

Với dạng hình tròn và xốp giúp đất sét nung trở thành một môi trường lý tưởng để có thể cân bằng nước và khí oxy. Độ pH của nó đạt mức trung tính. Do đó, nhà vườn có thể dùng để tái sử dụng rất tốt. Ta chỉ cần mang đi làm sạch, khử trùng các chất vi khuẩn, nấm bệnh trước khi trồng cây mới là được.

3. Đá Perlite

Đá Perlite đã được rất nhiều nhà vườn ứng dụng trồng rau thủy canh từ nhiều năm về trước. Tất nhiên, hiệu quả sử dụng là tuyệt vời. Đây là một vật liệu tự nhiên có dạng thủy tinh núi lửa. Cấu trúc của đá Perlite có vô số các bong bóng nhỏ li ti. Chúng nổ ra giống như là bỏng ngô vậy. Đấy là lý do mà loại giá thể này rất nhẹ và còn xốp nữa.

Để đánh giá xem đá Perlrite thích hợp cho hệ thống thủy canh nào nhất thì chắc chắn đó là thủy canh kiểu bấc. Thế nhưng, sẽ có một số hạn chế nhỏ mà bạn cần phải lưu ý. Đấy là vì tính xốp, nhẹ của đá, cho nên tuyệt đối nhà vườn không nên sử dụng cho các hệ thống có dòng nước chảy nhanh và mạnh. Ví dụ như là hệ thống thủy canh ngập hoặc rút nước. Trong trường hợp này, giá thể sẽ có khả năng bị rửa trôi một cách dễ dàng.

Giá thể trồng thủy canh đá Perlrite có khả năng giữ lại không khí rất tốt. Đồng thời, độ pH đạ mức trung tính. Tuy nhiên lại khá dễ chảy cho nên ít khi đá khoáng được áp dụng một mình. Tốt nhất, ta hãy tiến hành phối trộn nó cùng một vài chất trồng thích hợp khác. Có thể kể đến như phân trùn quế hoặc xơ dừa,…

4. Đá bọt Pumice

Top 5 giá thể trồng thủy canh tốt nhất - Kinh nghiệm cho nhà vườn

Đá Pumice

Đây là một loại đá khoáng với gam màu same same nhau. Thường là màu trắng, vàng nhạt hoặc xám nhạt. Màu của chúng phần lớn sẽ phụ thuộc vào khoáng chất trong khu vực mà chúng được hình thành nên. Nhưng thông thường thì màu của đá bọt sẽ sẫm hơn cho với đá trân châu đấy. Bạn có thể căn cứ vào đặc điểm này để phân biệt dễ dàng hơn.

Đá Pumice khá nhẹ, xốp và quá trình phân hủy diễn ra chậm. Đồng thời, khả năng giữ lại không khí là rất hiệu quả bởi giữa các hạt đều có khoảng cách tương đối ổn định. Bên cạnh đó, khả năng giữ nước của chúng cũng rất tuyệt vời. Nhà vườn có thể tham khảo và áp dụng cho trồng thủy canh nhé.

5. Vỏ trấu

Vỏ trấu chính là sản phẩm phụ từ cây lúa. Phần tưởng như bỏ đi này lại có thể tận dụng tốt để làm giá thể trồng thủy canh đấy. Tuy nhiên, tuyệt đối lưu ý là không được dùng trấu tươi nhé. Bởi lẽ, chúng đều chưa được tiến hành xử lý khử trùng. Nguy cơ rất cao là chúng đang mang trong mình các loài vi sinh vật và sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó còn có cả các hạt cỏ dại nguy hiểm nữa. Vì thế, tốt nhất vẫn là sử dụng loại vỏ trấu sạch và đã được làm khô.

Ngoài ra, khả năng thoát nước của vỏ trấu rất tốt. Chỉ có một nhược điểm duy nhất đấy là tuổi thọ của chất trồng này không lâu. Chúng sẽ bị phân hủy sau một thời gian ngắn sử dụng. Vì vậy, nhà vườn phải thay thế giá thể mới thường xuyên. Dựa vào đặc điểm này, ta có thể cân nhắc xem có nên lựa chọn không nhé.

Trên đây là top 5 giá thể trồng thủy canh tốt nhất mà giathe.vn chia sẻ đến nhà vườn. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong canh tác nông nghiệp. Chúc thành công!

Tham khảo thêm tại đây:

Giá thể trồng lan cao cấp Tropical Premium

Thay giá thể cho lan

Những loại giá thể trồng dâu tây tốt nhất