“Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân” là kinh nghiệm xương máu về làm nông của cha ông ta. Làm nông quan trọng nhất là cày ải cho đất tơi xốp, kế đến là bón phân cho cây trồng. Thế nhưng bón phân thôi là chưa đủ, quan trọng là bón phân nào và bón ra sao. Chúng ta đã nghe đến nhiều về phân bón hóa học và hậu quả khôn lường của chúng khiến nhiều người lo lắng về thực phẩm mình đang ăn. Nói về giải pháp để tránh làm dụng phân bón hóa học thì đó là nên sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh. Đây là 2 loại phân bón tốt và an toàn nhất hiện nay. Cùng đọc bài viết để so sánh phân hữu cơ và phân vi sinh, loại nào tốt hơn nhé!
Khái niệm phân hữu cơ và phân vi sinh
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là loại phân phân có nguồn gốc từ phân động vật như bò, dê, gà… hoặc tàn dư thân lá cây, phụ phẩm nông nghiệp, rác thải nhà bếp. Đây được xem là loại phân an toàn và hiệu quả có thể thay thế phân bón hóa học. Phân hữu cơ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Bón phân hữu cơ không chỉ giúp kích thích cây sinh trưởng mà còn giúp cải tạo đất, giúp đất tơi xốp và phì nhiêu. Quan trọng nhất là phân hữu cơ rất an toàn và hiệu quả cho đất và cây trồng. Vì có nguồn gốc từ phân động vật nên nguồn cung dồi dào, giá thành rẻ.
Phân vi sinh
Đây là một loại chế phẩm chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Các loại vi sinh vật này được tuyển chọn kĩ lưỡng và đảm bảo hiệu quả, an toàn cho cây trồng. Các vi sinh vật được lựa chọn để làm chế phẩm vi sinh thường là vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân… được tuân thủ theo tiêu chuẩn của nhà nước. Với ưu điểm thân thiện với môi trường, hiệu quả cao và có khả năng cải tạo đất tốt. Phân vi sinh thường sử dụng để cải tạo đất hoặc bón phân thúc đẩy sinh trưởng cho cây.
Các loại phân hữu cơ và phân vi sinh
Phân hữu cơ
Hiện nay có rất nhiều loại phân hữu cơ trên thị trường. Từ phân truyền thống cho đến các loại phân được sử dụng công nghệ cao. Cụ thể gồm có phân truyền thống, phân hữu cơ vi sinh và phân nhập khẩu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:
- Phân hữu cơ truyền thống: Là loại phân phổ biến và xuất hiện sớm nhất. Phân truyền thống gồm phân chuồng, phân xanh, phân rác, than bùn… Các nguyên liệu phải được xử lý qua quá trình ủ hoai rồi mới đem bón cho cây. Phân truyền thống thì giá rẻ, nguồn cung dồi dào, hiệu quả từ từ. Tuy nhiên nếu mua phải phân chưa được ủ kĩ sẽ có hại cho cây trồng.
- Phân hữu cơ vi sinh: Phân hữu cơ vi sinh cũng chứa các thành phân như phân động vật, rác nhà bếp… Nhưng có bổ sung thêm các chủng vi sinh vật có ích theo tỉ lệ 15% chất hữu cơ và lớn hơn hoặc bằng 1×106 CFU/mg vi sinh vật.
- Loại phân hữu cơ nhập khẩu: Phân nhập khẩu cũng được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt. Đa số phân được nhập khẩu từ châu Âu và châu Mỹ. Phân nhập khẩu có nhiều sự cải tiến và hiệu quả cao cho cây trồng. Vì vậy được nhà nông tin dùng.
Phân vi sinh
Về phân vi sinh thì cũng có nhiều loại. Mỗi loại sẽ chứa chủng vi sinh vật có vai trò riêng đối với đất và cây trồng. Cụ thể:
SẢN PHẨM NỔI BẬT
- Vi sinh vật cố định đạm: Có nhiều loại phân vi sinh cố định đạm phổ biến trên thị trường. Có thể kể đến dó là phân nitragin, phân rhidafo, azotobacterin…
- Vi sinh vật hòa tan lân: Lân là một chất quan trọng nhưng nó ở dưới dạng khó hòa tan. Vì vậy rất cần các loại vi sinh vật này để giúp phân giải lân cho cây dễ hấp thụ.
- Phân vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây: Loại phân này có thể gồm nhiều loài vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, nấm. Phân này thường sử dụng phun lên cây hoặc bón chọn đất. Giúp kích thích tăng trưởng cây, ít sâu bệnh và tăng năng suất.
Ưu và nhược điểm của phân hữu cơ và phân vi sinh
Phân hữu cơ
Không thể phủ nhận được lợi ích của phân hữu cơ đối với đất và cây trồng. Loại phân này cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Đồng thời cải tạo đất, giúp đất tơi xốp và phì nhiêu. Bên cạnh đó thì do là phân hữu cơ Organic nên rất thân thiện với môi trường. Đặc biệt là phân trùn quế thuộc nhóm phân hữu cơ có lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với đất và cây trồng. Không chỉ vậy, phân hữu cơ với nguồn cung dồi dào, giá thành rẻ và nhiều chủng loại cho nhà nông lựa chọn. Bên cạnh các loại phân truyền thống thì phân hữu vi sinh công nghệ cao tốt hơn và cũng ít nhược điểm hơn.
Phân hữu cơ có nhiều ưu điểm và cũng có một số nhược điểm. Nhược điểm thường đến từ các loại phân chuồng như phân bò, dê… Các loại phân này thường phải trải qua quá trình ủ hoai phức tạp. Vì vậy phải ủ hoai cho phân trước khi trồng. Nếu ủ không kĩ thì sẽ còn thừa hạt cỏ, vi khuẩn gây nóng và chết cây. Ngoài ra phân hữu cơ có hiệu quả khá chậm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và phát triển của cây.
Phân vi sinh
Phân vi sinh là phân bón cải tiến tốt cho đất và cây. Công dụng của phân vi sinh có rất nhiều. Đầu tiên, phân cung cấp dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho đất và cây trồng. Khi bón phân vi sinh cũng là cung cấp một lượng vi sinh vật có lợi giúp phân giải các chất dinh dưỡng, kích thích sự tăng trưởng của cây. Ngoài ra phân cũng cung cấp kháng sinh giúp hạn chế bệnh tật, cây khỏe hơn. Không chỉ tốt cho cây mà phân còn tốt cho đất. Đặc biệt phân vi sinh rất tiện lợi và an toàn khi sử dụng.
Bên cạnh ưu điểm thì phân vi sinh cũng tồn tại một số nhược điểm. Phân vi sinh thường có hiệu quả chậm nên phải bón với số lượng lớn. Ngoài ra việc ủ phân vi sinh rất bất tiện, có thể gây phát tán mùi hôi. Và phân chỉ cung cấp một lượng chất dinh dưỡng nhỏ nên không đủ khả năng làm cân đối dinh dưỡng của cây. Thêm một nhược điểm nữa là phân vi sinh có hạn sử dụng và chỉ sử dụng được cho một vài loại cây nhất định (phân vi sinh cố định đạm chỉ sử dụng được cho cây họ đậu). Phân vi sinh phải kết hợp với phân hữu cơ để cung cấp thức ăn cho vi sinh vật. Vì vậy phải tốn thêm khoản chi phí mua phân hữu cơ.
Lời kết so sánh phân hữu cơ và phân vi sinh
Trên đây là thông tin về phân hữu cơ và phân vi sinh. Hai loại phân này đều có điểm chung là an toàn và thân thiện với môi trường và hứa hẹn thay thế phân hóa học. Bên cạnh đó cũng có vài nhược điểm như hiệu quả chậm, không có khả năng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu. Phân hữu cơ và phân vi sinh đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy nhà nông nên lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu của mình.
Xem thêm: Phân vi sinh cải tạo đất là gì? Cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả